Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

10 căn bệnh nguy hiểm chết người thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh

Bạn có biết một số bệnh ở giai đoạn đầu có triệu chứng tương tự như cảm lạnh vì vậy nhiều người chủ quan, trì hoãn điều trị khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng.

Thời tiết thay đổi, rất nhiều người khó tránh bị các triệu chứng như: đau đầu, sốt, ho, đau họng, toàn thân mệt mỏi,...  Những hiện tượng này thoạt nhìn rất giống với cảm lạnh nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây rất có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng nếu kéo dài.

Dưới đây là 10 bệnh nghiêm trọng bị chuẩn đoán nhầm là "cảm lạnh":

1. Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu ở giai đoạn sớm sẽ có các hiện tượng như sốt, đau họng, cơ thể mất lực,... rất giống với cảm lạnh. Những hiện tượng này thường lặp đi lặp lại, cho đến khi người bệnh tới bệnh viện kiểm tra máu, kiểm tra tủy xương mới phát hiện ra đã mắc bệnh bạch cầu.

2. Mang thai sớm

10 căn bệnh nguy hiểm chết người thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh

Giai đoạn đầu của thai kỳ bạn sẽ gặp những triệu chứng giống như cảm lạnh, ví dụ như thân nhiệt tăng cao, đau đầu, tinh thần mệt mỏi, ớn lạnh, da vàng,… nhiều người chưa có kinh nghiệm mang thai sẽ nhầm lẫn với  và sử dụng các loại thuốc cảm - dễ gây tổn hại đến thai nhi trong bụng.

Các chuyên gia khuyên rằng nếu chị em quan hệ mà không dùng các biện pháp tránh thai, khi gặp triệu chứng tương tự nên kiểm tra sức khỏe một cách kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc bừa bãi.

U não

Trên lâm sàng nhiều bệnh nhân có những dấu hiệu như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,... thì tự cho rằng mình bị cảm lạnh và tự uống thuốc nhưng tình trạng không thuyên giảm. Khi các triệu chứng kéo dài không dứt, người bệnh mới đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện bản thân bị u não tự bao giờ, trong đó có rất nhiều người trẻ ở độ tuổi 20.

Bởi vì các triệu chứng lâm sàng của u não tiến triển chậm, quá trình phát triển bệnh không có dấu hiệu rõ ràng, đại đa số bệnh nhân không được chẩn đoán sớm, khiến khối u không ngừng phát triển. Khi bệnh tình nghiêm trọng, khối u sẽ chèn ép cấu trúc thần kinh ngoại vi, xuất hiện tổn thương chức năng thần kinh và xuất hiện các triệu chứng của tăng áp lực nội sọ như: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

Viêm phổi

Bệnh nhân bị viêm phổi có thể xuất hiện những triệu chứng như sốt, ho, ho có đờm. Rất nhiều người cho rằng những triệu chứng này do cảm lạnh thông thường gây nên làm mất thời gian tốt nhất để điều trị căn bệnh này. Cách duy nhất để phát hiện bạn có thực sự bị viêm phổi hay không đó là chụp X-quang vùng ngực và xét nghiệm máu.

10 căn bệnh nguy hiểm chết người thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh

Viêm thận cấp tính

Trước khi khởi phát bệnh viêm thận, người bệnh thường bị viêm đường hô hấp trên và viêm amidan, biểu hiện là đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi,.... Thống kê cũng cho thấy, đại đa số bệnh nhân bị viêm thận cấp tính, đặc biệt là trẻ em, khi bệnh khởi phát ở giai đoạn đầu, về cơ bản đều khó phân biệt với cảm lạnh thông thường.

 

Tuy nhiên, sau vài ngày hoặc sau 1 tuần, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, bộ phận mặt và toàn thân bị phù, nước tiểu đục ngầu,… lúc này mới phát hiện ra căn bệnh mình mắc không hề đơn giản.

Đột quỵ

Bệnh nhân bị đột quỵ giai đoạn sớm cũng có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi,… nhưng không ai phát hiện ra. Đợi đến khi triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng, thậm chí là xuất hiện rối loạn ý thức, lúc này người bệnh mới chịu đi khám.

Để phòng ngừa đột quỵ, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rằng với những người có tiền sử bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường khi gặp các triệu chứng trên hãy kịp thời đến bệnh viện để chụp CT não.

Viêm nắp thanh quản cấp tính

Sưng thanh quản ở cấp độ cao cũng có biểu hiện ra bên ngoài như đau họng, sốt, khó thở,… y hệt cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, bệnh viêm nắp thanh quản tiến triển rất nhanh, có thể đe dọa tính mạng khi các nắp thanh quản, một sụn nhỏ nắp khí quản, chặn dòng chảy của không khí vào phổi.

10 căn bệnh nguy hiểm chết người thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh

Bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi cũng có những biểu hiện như ho, sốt nhẹ, mệt mỏi,… ở giai đoạn sớm. Nếu bạn gặp các triệu chứng này kéo dài, dùng thuốc không thấy hiệu quả thì nên sớm đi đến bệnh viện kiểm tra và chụp X-quang kỹ lưỡng.

Viêm mũi dị ứng

Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh cũng xuất hiện những triệu chứng tương tự như cảm lạnh đó là nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi,… nhưng uống thuốc lại không thấy bệnh tình chuyển biến.

Viêm mũi dị ứng là do các chất gây dị ứng như phấn hoa và bào tử nấm,... bình thường bệnh không gây sốt hay đau nhức cơ thể, chỉ xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên như: sổ mũi, ngứa mũi, đi kèm với các triệu chứng ngứa mắt, chảy nước mắt, tức ngực và ngạt thở.

Bệnh nhân viêm mũi dị ứng có nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn cảm lạnh, cụ thể quá trình bị ngứa mũi và chảy nước mũi trong thời gian dài, đôi khi kéo dài một, hai tháng.

Viêm cơ tim do virus

Khi mắc bệnh này, sẽ có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp giống như cảm lạnh từ 1 - 3 tuần trước khi khởi phát bệnh viêm cơ tim do virus. Triệu chứng thường thấy là cơ thể yếu ớt, đánh trống ngực, khó thở, chóng mặt, tức ngực,… rất nhiều người chủ quan, từ đó dẫn đến làm lỡ thời gian điều trị bệnh tốt nhất, một số ít bệnh nhân còn tử vong do rối loạn nhịp tim nặng, suy tim, sốc tim.

Hà Vũ (Dịch theo Sina)

Hãy loại bỏ 10 thực phẩm này ra khỏi tủ lạnh ngay để chúng được tươi ngon và nhường chỗ cho những loại cần hơn.

Đồ ăn thừa hoặc một số loại thực phẩm để qua đêm sẽ có lượng độc tố cao, gây nguy hiểm tới sức khỏe của người sử dụng.

Tắm là hành động quen thuộc ai cũng làm hàng ngày. Tuy nhiên, có những thói quen lại trở thành điều kiêng kỵ không nên làm khi tắm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Nối ruột cứu sống người đàn ông bị đâm 10 nhát dao

 - Nạn nhân bị đâm hơn 10 nhất dao được chuyển vào bệnh viện huyện Củ Chi TP.HCM cấp cứu. Bác sĩ đã kịp thời nối ruột giúp nạn nhân qua cơn nguy kịch.

Vào tối 6/11, ông Hồ Hải Trường Giang, Giám đốc Bệnh viện huyện Củ Chi thông tin, một trong hai nạn nhân đượcc cấp cứu trong đêm đã tạm thời qua cơn nguy kịch.

Trước đó, tại xã An Nhơn Tây (Củ Chi, TP.HCM) đã xảy ra vụ án mạng khiến 1 người chết, 2 người bị thương nặng. Bác sĩ được điều động ngay đến hiện trường cấp cứu nạn nhân. Lúc này, anh H.V.R (34 tuổi) và anh B.T.P đều bị thương nặng được chuyển ngay vào bệnh viện Củ Chi.

Riêng nạn nhân P. nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tụt huyết áp, hôn mê. Anh P. bị đâm 10 nhát dao ở vùng tay, chân, cổ. Song, nguy hiểm nhất là vết thương 10 cm ở vùng hông phải bụng và vết thương ở cổ.

Ê-kíp  cấp cứu nhanh chóng phẫu thuật cắt các đoạn ruột bị thủng rồi nối và khâu những vết thương hở khác cho nạn nhân. Sau 4 giờ phẫu thuật anh P. đã cơ bản vượt qu cơn nguy kịch, tiếp tục theo dõi nguy cơ nhiễm trùng và cho thở máy.

Nối ruột cứu sống người đàn ông bị đâm 10 nhát dao

 

Nạn nhân được nối ruột và cầm máu vết thương do dao đâm ở cổ. Ảnh: BSCC

Còn nạn nhân R., bác sĩ ghi nhận có vết thương lớn ở cổ, đứt cơ ức đòn chũm và đứt một số mạch máu nhỏ. Sau khi mổ, anh R. đã tỉnh táo.

Trước đó vào đêm 5/11 rạng sáng ngày 6/11, vụ án mạng nghi do ghen tuông xảy ra ở một căn nhà xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM. Hậu quả, một người chết, 2 người bị thương nặng. Hai người bị thương rất may được các bác sĩ cấp cứu kịp thời giữ lại được tính mạng. 

Phan Nhơn

Người đàn ông bị đâm, vết thương làm đứt mạch máu thận khiến nạn nhân nguy kịch. Rất may, bác sĩ đã xử trí bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch để giữ lại tính mạng bệnh nhân.

Tỉnh lại sau khi hết thuốc mê, bà Maureen Pacheco nhận được thông báo rằng bác sĩ đã cắt bỏ nhầm một quả thận khỏe mạnh trong người chỉ vì nhầm lẫn là khối u.

2 trong số 3 bệnh nhân vào BV Bạch Mai cấp cứu đã tử vong do tự ý uống thuốc tiểu đường hoàn trị tiểu đường.

 

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Trực tuyến: Những quy định mới về BHYT từ 1/12/2018

Quyền lợi cụ thể của bệnh nhân BHYT, quy định mới về hỗ trợ phí KCB, chi trả KCB trái tuyến, đối tượng - mức đóng BHYT... đã được chuyên gia Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình bày kỹ trong 2 giờ giao lưu.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2018. Theo đó, có 5 trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.

Quyền lợi của người bệnh được nới rất rộng, như sẽ vẫn được thanh toán BHYT nếu nơi điều trị gửi mẫu xét nghiệm đến nơi khác, nếu được chuyển điều trị trái tuyến, hay trong trường hợp thẻ BHYT hết hạn khi đang điều trị dở.

Nghị định 146 đồng thời bổ sung nhiều nhóm đối tượng được hỗ trợ tham gia BHYT; nhóm tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình; nhóm do người sử dụng lao động đóng BHYT. Các quy định này đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi xã hội, không bỏ sót đối tượng tham gia BHYT, góp phần tăng nhanh tỷ lệ bao phủ BHYT.

Một quy định nổi bật của Nghị định 146 là, thay vì khống chế tỷ lệ khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế dưới 20%, thì nay, giao quỹ khám, chữa bệnh cho cơ sở khám, chữa bệnh. Nhờ vậy, người dân có thể khám bệnh và làm các xét nghiệm ngay tại cơ sở y tế xã; nhất là bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, sẽ yên tâm khám chữa gần nơi cư trú; tiết kiệm được công sức, tiền bạc và thời gian.

Vấn đề đặt ra là, liệu Nghị định 146, dù xóa bỏ nhiều quy định bất lợi đối với người tham gia BHYT và gỡ rào cản cho y tế cơ sở trong khám, chữa bệnh, có làm chậm dòng chảy bệnh nhân đổ về tuyến trên, cải thiện niềm tin của dân vào chất lượng y tế cơ sở, tăng sức hấp dẫn của tấm thẻ BHYT với người mua?

Để giải đáp thắc mặc của bạn đọc về quy định mới liên quan BHYT, khách mời đã có mặt trong Giao lưu trực tuyến "Thêm nhiều quyền lợi BHYT từ 1/12/2018" 

Khách mời:

- Ông Lê Văn Khảm- Vụ trưởng Vụ Bảo Hiểm (Bộ Y tế) 

- Ông Nguyễn Tất Thao- Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam).

Trực tuyến: Những quy định mới về BHYT từ 1/12/2018
Ông Lê Văn Khảm- Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm (Bộ Y tế) nhận hoa kỉ niệm từ bà Hoàng Thị Bảo Hương- Phó Tổng Biên tập báo VietNamNet. 

Ảnh: Lê Anh Dũng

NỘI DUNG GIAO LƯU

Nguyễn Khánh Hưng , Nam - 33 Tuổi

Xin ông cho biết những quyền lợi cụ thể của bệnh nhân BHYT kể từ khi Nghị định 146 có hiệu lực, 1/12/2018?

Ông Lê Văn Khảm:
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được ngân sách NN đóng BHYT và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi.

- Trường hợp người đi khám chữa bệnh không đúng thủ tục, khám chữa bệnh tại cơ sở không ký hợp đồng BHYT được thanh toán trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội với mức hưởng tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tương đương là không quá 0,15 lần mức lương cơ sở đối với khám chữa bệnh ngoại trú và không quá 0,5 lần khi khám chữa bệnh nội trú; đối với tuyến tỉnh và tương đương tối đa không quá 1 lần mức lương cơ sở đối với điều trị nội trú; tại tuyến trung ương không quá 2,5 lần mức lương cơ sở đối với khám chữa bệnh nội trú.

- Trường hợp đi khám chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở khác thì được quỹ bảo hiểm thanh toán như đi khám chữa bệnh trái tuyến. Trừ trường hợp cấp cứu hoặc tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở.

- Trường hợp đang điều trị nội trú thẻ hết hạn sử dụng thì được thanh toán chi phí khám chữa bệnh tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày thẻ hết hạn sử dụng.

- Trường hợp người bệnh được cơ sở y tế tuyến trên chẩn đoán chỉ định điều trị và chuyển về trạm y tế xã để quản lý theo dõi cấp phát thuốc cũng được hưởng quyền lợi theo quy định.

Đức Trung , Nam - 39  Tuổi

Thưa ông khi chúng tôi đi khám bệnh tại một bệnh viện, thường phải làm rất nhiều xét nghiệm để tìm bệnh. Tôi nghe nói theo quy định mới, bệnh viện sẽ chấp nhận kết quả xét nghiệm ở 1 cơ sở không có chức năng điều trị nhưng máy móc hiện đại hơn, uy tín xét nghiệm cao hơn, và BHYT vẫn chi trả cho các xét nghiệm này phải không ạ? 

Ông Nguyễn Tất Thao: Theo quy định tại Khoản 6, Điều 27 của Nghị định số 146/NĐ-CP, trường hợp cơ sở KCB không thực hiện được xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng và phải chuyển người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm đến cơ sở KCB BHYT khác hoặc cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt đủ điều kiện để thực hiện các dịch vụ đó, thì vẫn được quỹ BHYT thanh toán chi phí thực hiện dịch vụ trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định cho cơ sở KCB nơi chuyển người bệnh, mẫu bệnh phẩm. Cơ sở KCB chuyển người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm có trách nhiệm thanh toán chi phí cho cơ sở KCB hoặc đơn vị thực hiện dịch vụ, sau đó tổng hợp vào chi phí KCB của người bệnh để thanh toán với cơ quan BHXH.

Nghị định cũng quy định rõ Bộ trưởng Bộ Y tế quy định nguyên tắc, danh mục xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đơn vị thực hiện dịch vụ.

Trực tuyến: Những quy định mới về BHYT từ 1/12/2018

Ông Nguyễn Tất Thao- Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) tham gia giao lưu tại Tòa soạn báo VietNamNet. 

Ảnh: Lê Anh Dũng

Ngân , Nữ - 51 Tuổi

Thưa ông, tôi hiểu là theo quy định 146, từ 1/12/2018 các cơ sở y tế xã được quản lý sử dụng 100% quỹ BHYT, sẽ thoải mái tiếp nhận khám điều trị bệnh nhân, khỏi cần chuyển tuyến. Nhưng khi mà người dân có thói quen chọn bệnh viện lớn thì liệu quy định mới có giúp tăng niềm tin vào y tế xã, và sẽ tăng bằng cách nào thưa ông?

Ông Lê Văn Khảm: Theo nghị định 146 không thực hiện việc áp dụng tỷ lệ quỹ được sử dụng tại các trạm y tế xã. Các trạm y tế xã thực hiện khám chữa bệnh theo phạm vi chuyên môn quy định, quỹ BHYT thanh toán theo chi phí thực tế sau khi được cơ quan BHXH giám định. Với quy định này quyền lợi của người bệnh tại trạm y tế xã và hoạt động chuyên môn của trạm y tế xã được đảm bảo và góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. 

Minh Vĩnh , Nam - 45 Tuổi

Thưa ông theo quy định mới, như thế nào thì được gọi là tham gia BHYT 5 năm liên tục, và như vậy thì khác gì so với trước?

Ông Nguyễn Tất Thao: Thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước có đủ 5 năm, trường hợp gián đoạn tối đa không quá 3 tháng, trừ một số trường hợp cụ thể quy định tại khoản 5 điều 12 nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Quy định này không khác so với quy định cũ tại luật BHYT.

Mai Lan, Nữ - 44  Tuổi

Có thay đổi gì với gói BHYT hộ gia đình, thưa ông? Trước đây, toàn bộ thành viên gia đình buộc phải tham gia BHYT cùng một thời điểm thì mới mua được gói bảo hiểm này. Vậy Nghị định 146 có điều chỉnh cải thiện nào không? Và có bổ sung đối tượng tham gia BHYT để toàn dân được tham gia?
 
Ông Lê Văn Khảm: Nghị định 146 không quy định tất cả các thành viên phải tham gia BHYT cùng lúc mà chỉ quy định thành viên hộ gia định tham gia BHYT trong cùng năm tài chính được giảm trừ mức đóng từ thành viên thứ 2 trở đi.

Nghị định có bổ sung một số đối tượng tham gia BHYT như: dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong, nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, thân nhân của công nhân viên chức quốc phòng, thân nhân của công nhân viên chức công an, chức sắc chức việc, nhà tu hành, người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.

Trực tuyến: Những quy định mới về BHYT từ 1/12/2018
Ông Lê Văn Khảm trả lời câu hỏi bạn đọc báo VietNamNet. 

Ảnh: Lê Anh Dũng

Hải Nam, Nam - 37 Tuổi

Từ 1/12/2018 người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc, xin ông nói rõ hơn về điều này! Cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan BHXH chỉ được phép quy định những thủ tục khám chữa bệnh BHYT nào ạ. Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Tất Thao: Thủ tục khám chữa bệnh BHYT được quy định tại điều 15 nghị định số 146/2018/NĐ-CP (cơ quan BHXH không quy định thêm các thủ tục khám chữa bệnh BHYT nào khác). 

Võ Hoàng Hải , Nam - 41  Tuổi

Tôi bị bệnh Viêm Gan B mạn tính, điều trị liên tục từ 11/2013 đến nay tại Trung Tâm Hòa Hảo (Tp.HCM) không có thanh toán BHYT. Cứ 3 tháng tái khám lấy thuốc 1 lần (uống mỗi ngày), 1 lần khám như thế tốn chi phí 8-10 triệu đồng. Thuốc hiện đang uống không có trong danh mục BHYT, còn thuốc tương tự BHYT có thì BS nói là bệnh tôi kháng thuốc đó rồi. Loại thuốc đang uống là loại mới nhất để ức chế sự phát triển của virus siêu vi B. Trường hợp của tôi có được thanh toán BHYT không? Nếu được thì tôi phải làm thủ tục gì để được thanh toán BHYT (BHYT của tôi là Cơ yếu). Xin chân thành cảm ơn.

Ông Lê Văn Khảm: Quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí về  thuốc nếu các thuốc đó có trong danh mục thuốc BHYT do Bộ Y tế ban hành. Trường hợp của ông không nói rõ là loại thuốc nào, ông có thể liên hệ trực tiếp với bệnh viện hoặc Trung tâm Hòa Hảo để được giải thích rõ.

Hữu Văn Chinh, Nam - 35 Tuổi

Quy định mới có thay đổi gì liên quan quyền lợi bệnh nhân BHYT khi đi KCB tại cơ sở không ký hợp đồng KCB BHYT, hoặc KCB không đúng thủ tục? Cảm ơn ông.

Ông Nguyễn Tất Thao: Người có thẻ BHYT đi KCB tại các cơ sở KCB tuyến huyện không ký KCB BHYT hoặc điều trị nội trú tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh, tuyến TW không ký hợp đồng KCB BHYT hoặc tại cơ sở đăng ký KCB ban đầu nhưng không xuất trình thẻ BHYT (hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh): người bệnh cũng được điều chỉnh mức quyền lợi khi đến đây khám chữa bệnh. BHYT sẽ thanh toán theo tỷ lệ mức lương cơ sở áp dụng cho từng tuyến bệnh viện nơi người bệnh đến khám chữa bệnh (quy định cụ thể tại Điều 30 NĐ 146).

Quỳnh My , Nữ - 32  Tuổi

 

Thời điểm hiện tại nước ta đã có bao nhiêu người có BHYT, đã chi trả khám chữa bệnh BHYT trong năm nay bao nhiêu?

Ông Lê Văn Khảm: Hiện nay đã có khoảng 82 triệu người tương đương 87% dân số tham gia BHYT. Năm 2017, đã có gần 170 triệu lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh, được quỹ BHYT thanh toán với chi phí khoảng 90 nghìn tỷ đồng. Dự báo con số này sẽ tăng lên trong năm 2018.

Hữu Văn Chinh , Nam - 35  Tuổi

Quy định mới có thay đổi gì liên quan quyền lợi bệnh nhân BHYT khi đi KCB tại cơ sở không ký hợp đồng KCB BHYT, hoặc KCB không đúng thủ tục? Cảm ơn ông.

Ông Nguyễn Tất Thao: Người có thẻ BHYT đi KCB tại các cơ sở KCB tuyến huyện không ký KCB BHYT hoặc điều trị nội trú tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh, tuyến TW không ký hợp đồng KCB BHYT hoặc tại cơ sở đăng ký KCB ban đầu nhưng không xuất trình thẻ BHYT (hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh): người bệnh cũng được điều chỉnh mức quyền lợi khi đến đây khám chữa bệnh. BHYT sẽ thanh toán theo tỷ lệ mức lương cơ sở áp dụng cho từng tuyến bệnh viện nơi người bệnh đến khám chữa bệnh (quy định cụ thể tại Điều 30 NĐ 146).

Trực tuyến: Những quy  định mới về BHYT từ 1/12/2018
Ông Nguyễn Tất Thao trả lời trực tuyến bạn đọc báo VietNamNet.

Ảnh: Lê Anh Dũng

Phạm Đức Kiên , Nam - 42  Tuổi

Với những quy định mới này, nếu tôi muốn khám chữa bệnh trái tuyến thì có gì bất lợi hơn không, thưa ông?
 
Ông Lê Văn Khảm: Luật BHYT đã quy định về quyền lợi khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến. Theo đó, khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh thì mức hưởng là 60% chi phí điều trị nội trú, tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; quỹ BHYT không chi trả chi phí khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương đối với trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú. Đề nghị ông, bà đi khám chữa bệnh đúng tuyến để được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định.

Phan Văn Hiến , Nam - 81  Tuổi

Tôi thuộc diện được BHYT 100%, gần đây được bác sĩ khám bệnh giải thích: Quỹ BHYT có khó khăn nên một số loại thuốc đắt tiền, BS kê đơn, người bệnh tự mua. Có đúng vậy không?

Ông Nguyễn Tất Thao: Theo quy định tại điểm b, khoản 2 điều 21 nghị định số 146/2018/NĐ-CP, cơ sở KCB có trách nhiệm đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật phù hợp tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y Tế, không để người bệnh phải tự mua. Vì vậy, việc bác sĩ giải thích như trên là không đúng.

Phạm Thanh Thi , Nữ - 46  Tuổi

Xin ông thông báo rõ các trường hợp được BHYT hỗ trợ 100% phí khám chữa bệnh theo Nghị định mới! Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Tất Thao: Theo quy định tại nghị định số 146/2018/NĐ-CP, đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: trước đây quy định mức hưởng 100%, có áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật, theo quy định mới mức hưởng vẫn là 100% nhưng không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán.

Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng: tăng từ 80% lên 100% để đảm bảo công bằng với các đối tượng bảo trợ xã hội trên 80 tuổi khác.

Ngân Chi , Nữ - 36  Tuổi

Tôi có đọc qua thông tin thời gian gia hạn BHYT đã linh hoạt hơn. Mong ông giải thích giúp về điều này.

Ông Nguyễn Tất Thao: Theo quy định mới, một số trường hợp không phải đóng BHYT những vẫn được hưởng quyền lợi KCB BHYT như: 

+ Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng;

+ Trẻ em đủ 72 tháng tuổi nhưng sinh trước ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi; 

+ Trẻ em đủ 72 tháng tuổi sinh sau ngày 30/9 nhưng vào các ngày trong tháng thì thẻ được cấp đến hết tháng sinh. 

+ Trường hợp người có thẻ BHYT đang điều trị nội trú nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng thì được thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày thẻ hết hạn sử dụng, Cơ quan BHXH có trách nhiệm thực hiện việc cấp hoặc gia hạn thẻ cho người bệnh trong thời gian điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh.

+ Người có thẻ BHYT đang điều trị nội trú nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng thì được thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày thẻ hết hạn sử dụng.

Trực tuyến: Những quy định mới về BHYT từ 1/12/2018
Trực tuyến: Những quy định mới về BHYT từ 1/12/2018. Ảnh: Lê Anh Dũng

Thu Hằng , Nữ - 39  Tuổi

Thưa ông có quy định mới nào về việc đóng BHYT từ ngân sách nhà nước cho các đối tượng đặc biệt không? Ví dụ, người nghèo, người có công, hoặc trẻ em chỉ có giấy chứng sinh mà chưa có BHYT...?

Ông Nguyễn Tất Thao: Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã quy định thêm một số đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT, cụ thể là:

- Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã được hưởng trợ cấp theo quy định số 49/2015/QĐTTD của Thủ tướng Chính Phủ. 

- Người được phong tặng nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở của Chính phủ.

- Người từ đủ 80 tuổi trợ lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về BHXH.

- Đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi vẫn được ngân sách nhà nước đóng BHYT như quy định của luật BHYT.

Nguyễn Quang Dũng , Nam - 40  Tuổi

Xin cho biết chế độ thanh toán như thế nào khi tham gia đủ BHYT 5 năm liên tục và không đủ 5 năm liên tục?

Ông Nguyễn Tất Thao: Trường hợp người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm (trong các trường hợp đi KCB đúng tuyến) lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì người bệnh được cơ quan BHXH cấp giấy xác nhận không cùng chi trả trong năm đó. Khi đến KCB đúng tuyến tại cơ sở KCB người bệnh xuất trình kèm theo giấy xác nhận không cùng chi trả trong năm sẽ được miễn cùng chi trả chi phí KCB.

Lê Ngọc Tịnh , Nam - 64  Tuổi

Tôi nhập ngũ tháng 3 năm 1979. Sau môt tháng huấn luyện tân binh tôi được cử theo học tại trường Hạ sỹ quan của Quân khu III. Sau khi tốt nghiệp, tôi về công tác tại bộ tư lệnh quân đoàn 68 đóng ở Nam Vân, Nam Ninh, Nam Định. Khi có chính sách cắt giảm quân số, tôi chuyển ngành về dạy học. Hiện nay tôi đã nghỉ hưu, là hội viên Hội CCB. Vậy tôi có được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh?
 
Ông Lê Văn Khảm: Theo quy đinh của luật BHYT và nghị định 146, người tham gia BHYT theo từng nhóm xác định theo thứ tự như sau:Nhóm do người sử dụng lao động và người lao động đóng; nhóm do BHXH đóng; nhóm do NSNN đóng, nhóm do NSNN hỗ trợ đóng BHYT, Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Về quyền lợi: Người thuộc nhiều nhóm đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì được hưởng quyền lợi cao nhất của đối tượng có mức hưởng cao nhất.

Do thông tin ông cung cấp chưa đầy đủ, ông có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ để được giải thích, hướng dẫn cụ thể.

Khương Duy , Nam - 29  Tuổi

Câu hỏi xin gửi đến khách mời đến từ BHXH Việt Nam: Nghị định 146 quy định điều gì để quản lý tốt quỹ BHYT tại các cơ sở y tế.

Ông Lê Văn Khảm:  Quy định về quỹ BHYT trong nghị định này đã phản ánh nguyên tắc quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, có sự chia sẻ giữa các địa phương, cơ sở khám chữa bệnh. Về quản lý quỹ BHYT đã được quy định tại Luật BHYT. Trong nghị định 146 có các điều khoản liên quan đến việc quản lý sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở Y tế như: Quy định về ứng dụng thông tin trong quản lý khám chữa bệnh trong BHYT; quy định lộ trình thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm; quy định về nguyên tắc thanh toán theo định suất; quy định về quyền lợi khi đi khám chữa bệnh; điều chỉnh tỷ lệ, điều kiện để trích chuyển kinh phí cho khám chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ quan, trường học; quy định về tổng mức thanh toán.

Do thời gian giao lưu có hạn, lượng câu hỏi bạn đọc gửi đến quá lớn, nên một số thắc mắc chưa được giải đáp, VietNamNet đã chuyển các câu hỏi còn lại của quý vị đến khách mời

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị!

VietNamNet

 

Muôn vàn khó khăn trong việc giảm tỉ lệ người hút thuốc lá

 - 10 năm qua, Thái Lan đã tích cực xây dựng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy việc giảm thiểu số người hút thuốc lá điếu, tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như mong đợi.

Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, 10 năm qua, Thái Lan đã nỗ lực giảm lượng tiêu thụ thuốc lá bằng cách gia tăng kích thước hình ảnh thể hiện tác hại khói thuốc trên bao bì. Ở Thái Lan, diện tích hình ảnh tác hại khói thuốc hiện chiếm 85% mặt bao thuốc. Tuy nhiên, theo nhiều số liệu, lượng người hút thuốc tại Thái Lan vẫn không hề giảm.

Trong một báo cáo vừa công bố, Giáo sư Sinclair Davidson thuộc Đại học RMIT Melbourne (Australia) cho rằng, Thái Lan cần cân nhắc những giải pháp khác nhằm hạn chế thuốc lá điếu. Theo Giáo sư, nhiều quốc gia chủ yếu triển khai chính sách "chậm mà chắc" thông qua phương pháp giáo dục. Nhà trường, các trung tâm giáo dục, tổ chức cộng đồng... thường xuyên thông tin về tác hại của khói thuốc với sức khỏe cũng như việc hút thuốc tốn kém như thế nào. Tuy nhiên giải pháp này không mang lại kết quả trực tiếp, ít tạo ra tác động mạnh mẽ, nhất là đối với những ai đã nghiện thuốc.

Muôn vàn khó khăn trong việc giảm tỉ lệ người hút thuốc lá

"Thông tin về tác hại sức khỏe tác động chủ yếu đến người lớn tuổi hơn, còn người trẻ lại quan tâm đến việc tốn kém tiền bạc nhiều hơn", Giáo sư Davidson cho biết.

Trong vòng 20 năm qua, nhiều nhà vận động bảo vệ sức khỏe cộng đồng liên tục lên tiếng về việc phải siết chặt ngành công nghiệp sản xuất . Kết quả, nhiều chính sách hạn chế sản xuất thuốc lá đã ra đời.

Tại Thái Lan, các cơ quan quản lý đang xem xét áp dụng chính sách bao bì thuốc lá màu trắng như ở một số nước phát triển. Đây là quy định xuất phát từ Australia vào năm 2012. Theo đó trên mặt bao thuốc lá sẽ không được phép in nhãn hiệu hay màu sắc riêng mà chỉ có những hình ảnh về các bệnh đường hô hấp, cho thấy tác hại của thuốc lá. Theo sau Australia, Pháp và Anh cũng áp dụng chính sách này. Tại châu Á, cùng với Thái Lan, Singapore cũng đang xem xét thực hiện tương tự.

Chính sách mạnh tay vấp phải sự phản đối của ngành công nghiệp thuốc lá. Trong khi Chính phủ các nước khẳng định quy định mới không vi phạm luật doanh nghiệp, bản quyền... thì các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá lại đang than phiền quy định mới can thiệp quá mạnh tay vào hoạt động quảng bá.

Muôn vàn khó khăn trong việc giảm tỉ lệ người hút thuốc lá

Tại Thái Lan, các cơ quan quản lý đang xem xét áp dụng chính sách bao bì thuốc lá màu trắng

Quan trọng hơn, câu hỏi đặt ra là mức độ hiệu quả của biện pháp mạnh này đến đâu. Theo khảo sát tình trạng tiêu thụ thuốc lá do Chính phủ Australia thực hiện, trong vòng ba năm từ khi quy định mới được ban hành vào tháng 12/2012, số người hút thuốc giảm không đáng kể. 

 

Vào tháng 11/2017, báo cáo của Tổ chức kiểm soát tiêu thụ thuốc lá Australia còn cho thấy trong giai đoạn từ 2010 đến 2013, số người hút thuốc trẻ tuổi thậm chí còn gia tăng. 

Tại Pháp, Bộ trưởng Y tế Agnes Buzyn thừa nhận doanh số thuốc lá tăng sau khi ban hành quy định bao thuốc lá trắng. Ở Anh quốc, tình trạng tương tự cũng diễn ra, theo Cục Thống kê nước này.

Chính những biện pháp mạnh tay của các nước khiến thị trường phải tìm cách luồn lách qua khe cửa hẹp này. Trong khi Chính phủ mạnh tay siết tình trạng hút thuốc, các đường dây buôn lậu và hàng giả hoành hành. Việc sản xuất thuốc lá với bao bì trắng được cho là dễ làm giả hơn nhiều so với bao bì có nhãn mác. Kéo theo đó, cơ quan quản lý phải nỗ lực gấp đôi để vừa kiểm soát việc tiêu thụ và chống hàng giả.

Muôn vàn khó khăn trong việc giảm tỉ lệ người hút thuốc lá

Theo thống kê, số người trẻ tuổi hút thuốc lá ngày một tăng

Giáo sư Davidson cho rằng, Thái Lan có thể cân nhắc những giải pháp tích cực hơn như xây dựng chính sách thông thoáng cho các sản phẩm thay thế, giảm thiểu rủi ro bởi có quá nhiều người không bỏ được thuốc lá. 

Theo những nghiên cứu của Giáo sư người Australia, phương pháp tỏ ra hiệu quả nhất giúp giảm tỷ lệ hút thuốc tại Anh là sự phát triển của các thiết bị điện tử thay thế thuốc lá. Các sản phẩm thay thế này không giúp người nghiện thuốc lá điếu cai được ngay trong một sớm một chiều, nhưng giúp họ chuyển sang sử dụng sản phẩm không sản sinh ra khói thuốc, ít ảnh hưởng hơn cho bản thân và những người xung quanh.

"Không giống Australia, Pháp và Anh, Thái Lan là quốc gia đang phát triển. Chính sách mềm mỏng sẽ giúp tạo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và sức khỏe cộng đồng", Giáo sư Davidson nói.

Phương pháp giáo dục vẫn cần được đẩy mạnh ngay từ trong nhà trường, phải cần nhiều thời gian mới đạt được hiệu quả, nhưng vẫn có thể tạo nền tảng góp phần thay đổi thói quen và cái nhìn của thế hệ trẻ về tác hại của thuốc lá trong tương lai. 

Thu Hiền (Theo Nationmultimedia)

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khói thuốc lá chứa hàng nghìn hóa chất, trong đó ít nhất là 60 chất gây ung thư hay độc hại.

Trong hơn 100 tác phẩm phóng sự truyền hình về chủ đề phòng, chống tác hại thuốc lá, BTC đã lựa chọn, trao giải cho 13 tác phẩm xuất sắc nhất.

Nam bệnh nhân 46 tuổi vào viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, khó thở, tim chỉ còn 40 nhịp/phút, huyết áp tụt.

 

2 người chết vì uống thuốc Tiểu đường hoàn trị tiểu đường

- 2 trong số 3 bệnh nhân vào BV Bạch Mai cấp cứu đã tử vong do tự ý uống thuốc Tiểu đường hoàn trị tiểu đường.

BS Phạm Thế Thạch, Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai cho biết, từ tháng 2/2018 đến nay, khoa tiếp nhận 3 bệnh nhân cấp cứu do sử dụng sản phẩm Tiểu đường hoàn trị tiểu đường, trong đó 2 trường hợp đã tử vong.

Qua kết quả xét nghiệm thuốc 2/3 bệnh nhân sử dụng, các chuyên gia phát hiện có thành phần Phenphormin - hoạt chất đã bị thế giới cấm sử dụng từ năm 1978.

Bệnh nhân đầu tiên là nam giới, 57 tuổi ở Lạng Sơn có tiền sử bị tiểu đường nhiều năm. Tuy nhiên bệnh nhân này không điều trị tây y mà tự ý mua thuốc đông y để uống vì nghe quảng cáo thuốc này giúp kiểm soát đường huyết tốt với giá 50.000 đồng/gói/tháng.

Sau khi ăn Tết Nguyên đán xong, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu viêm phổi, sốc nặng, gia đình chuyển vào BV đa khoa tỉnh Lạng Sơn cấp cứu. Tuy nhiên tình trạng không cải thiện mà tiếp tục nặng lên, bệnh nhân được chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai.

2 người chết vì uống thuốc Tiểu đường hoàn trị tiểu đường
2 loại thuốc Tiểu đường hoàn bệnh nhân 72 tuổi tại Hà Nội dùng, trong đó viên màu xanh có chứa Phenphormin


BS Thạch cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy đa tạng, nhiễm toan chuyển hoá rất nặng song bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân. Khai thác thêm bệnh sử, gia đình cho biết bệnh nhân đã có nhiều năm sử dụng sản phẩm mang tên Tiểu đường hoàn. Sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tử vong.

Trường hợp thứ 2 là nam giới 66 tuổi (Hai Bà Trưng, Hà Nội), được chuyển vào BV Bạch Mai ngày 19/10 vừa qua trong tình trạng sốc nặng, tụt huyết áp rất nặng, dùng thuốc không lên, suy hô hấp, suy thận cấp, rối loạn chuyển hoá nặng.

Bệnh nhân có tiền sử bị đái tháo đường hơn 10 năm kèm tăng huyết áp, mỡ máu. Tuy nhiên ngoài dùng thuốc của bác sĩ kê, bệnh nhân này vẫn tự ý uống thêm Tiểu đường hoàn.

Trước khi chuyển đến BV Bạch Mai, bệnh nhân vào BV Tim Hà Nội khám với triệu chứng đau bụng, đau ngực, tiêu chảy. Bác sĩ nghĩ nhồi máu cơ tim, chỉ định chụp mạch vành nhưng không tìm ra bệnh. Sau bệnh nhân sốc nặng nên chuyển đến Bạch Mai.

Bác sĩ đã chỉ định lọc máu 3 ngày liên tục nhưng tình trạng toan chuyển hoá không đỡ. Chiều 19/10, gia đình xin bệnh nhân về về để lo hậu sự.

Bệnh nhân thứ 3 là N.T.B (72 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cũng vào BV Bạch Mai cấp cứu cuối tháng 10 với các dấu hiệu tương tự. Gia đình mang thuốc Tiểu đường hoàn đến là các viên thuốc màu xanh, vàng, xét nghiệm thấy dương tính với Phenphormin.

 

Bệnh nhân B. nhanh chóng rơi vào hôn mê, phải thở máy, lọc máu. Đến ngày 5/11, sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân may mắn qua cơn nguy kịch, đã được rút nội khí quản.

BS Thạch nhấn mạnh, cả 3 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc Phenphormin đều có 4 biểu hiện đặc trưng: Đau bụng, sốc, suy đa tạng rất nhanh, axit lactic trong máu cao.

TS Nguyễn Quang Bảy, Phụ trách khoa Nội tiết đái tháo đường, BV Bạch Mai cho biết thêm, từ giữa thế kỷ trước, Phenphormin chiết xuất từ cây cỏ được sử dụng điều trị đái tháo đường cho các bệnh nhân tiểu đường type 2.

Tuy nhiên sau hơn 20 năm sử dụng, các bác sĩ phát hiện thuốc này gây nhiều biến chứng, đặc biệt là nhiễm toan lactic gây rối loạn chuyển hoá tất cả các cơ quan, đặc biệt là não, tim, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nên từ năm 1978, toàn thế giới đã yêu cầu cấm sử dụng.

"Điều trị đái tháo đường là điều trị người bệnh chứ không phải điều trị bệnh, không thể dùng chung đơn của người khác, không được dùng thuốc không rõ ràng, không có nguồn gốc", TS Bảy khuyến cáo.

Theo BS Bảy, tất cả những bệnh nhân mắc tiểu đường, sau 1-2 năm thường có tổn thương ở gan, mạch máu, tim nhiều mức độ. Nếu tự dùng thuốc, không căn cứ theo chức năng gan, thận thì rất nguy hiểm, có thể thúc đẩy tổn thương nặng lên hoặc gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Thúy Hạnh

Người đàn ông có tới 25 năm làm bạn với rượu bia, hậu quả bàn chân bị biến dạng khớp nặng, sùi thành ụ lớn như súp lơ.

Ăn quá nhiều thực phẩm "no sugar"; ăn bữa phụ tương đương bữa chính; ăn mà không biết đường huyết mình cao hay thấp… là những sai lầm khi ăn bữa phụ người tiểu đường thường mắc phải.

Thực phẩm bạn ăn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, trong đó có nhiều loại "siêu" thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa ung thư, tim mạch, tiểu đường.

Bác sĩ của BV Đa khoa TP Cần Thơ cho biết: 'thần dược' trị tiểu đường mà nhiều người uống dẫn đến nguy kịch có thể xuất xứ từ Trung Quốc.

Nhiều người nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì được cho là uống "thần dược" trị tiểu đường.

 

2.900 trường học áp dụng phần mềm thực đơn dinh dưỡng

Sau 6 năm triển khai, dự án "Bữa ăn học đường" với phần mềm thực đơn dinh dưỡng đã lan tỏa ra hàng nghìn trường học, mang lại các bữa ăn cân bằng, đầy đủ hơn cho các em học sinh.

Theo ông Hiroharu Motohashi - Phó Tổng Giám đốc Khối Sản phẩm Thực phẩm của Tập đoàn Ajinomoto, bữa ăn học đường tại Việt Nam cần được điều chỉnh để cân bằng dinh dưỡng hơn. Cụ thể: cần tăng vi chất dinh dưỡng, giảm hàm lượng đường bột; chất béo và protein trong thực phẩm cần được cân bằng hợp lý theo tỷ lệ, đặc biệt là đối với trẻ em.

Cùng suy nghĩ đó mà công ty Ajinomoto Việt Nam đã phát triển dự án "Bữa ăn học đường" với sự tư vấn chuyên môn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y tế và sự phối hợp triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ajinomoto Việt Nam xây dựng một kế hoạch tổng thể cho bữa ăn học đường, đưa ra các thực đơn không lặp lại trong 40 ngày và đề xuất cách giảm thiểu thời gian chế biến cho bếp nhà trường. Quy mô dự án được mở rộng thành công, từ TP.HCM ra đến Đà Nẵng (2013), Hải Phòng (2014) và Hà Nội (2015).

Vào 2017, "Bữa ăn học đường" ra mắt phần mềm "Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân bằng". Phần mềm có sẵn 120 thực đơn với hơn 360 món ăn không trùng lặp, tạo nên sự đa dạng, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng. Các trường có thể lên thực đơn bằng cách chọn thực đơn có sẵn, hoặc kết hợp các món trong phần mềm để tạo thực đơn mới. Hệ thống còn tự kiểm tra tỷ lệ protein, lipid, carbohydrat, cùng năng lượng và muối trong từng thực đơn; đồng thời cho biết khối lượng nguyên liệu cần thiết tương ứng theo số lượng học sinh.

2.900 trường học áp dụng phần mềm thực đơn dinh dưỡng
Cân bằng dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong thực đơn học đường.

Ông Motohashi - Nguyên Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam, người đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển dự án chia sẻ: "Chúng tôi tạo ra một phần mềm để các giáo viên và nhân viên của nhà trường sử dụng lên thực đơn hàng ngày một cách dễ dàng. Nhân viên nhà bếp còn tìm thấy công thức nấu ngay trong đó".

 

Theo Quyết định số 196/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, phần mềm Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân bằng áp dụng tại các trường có tổ chức bữa ăn bán trú toàn quốc. Phần mềm được cung cấp miễn phí trên website của dự án: www.buaanhocduong.com.vn. Mỗi trường tiểu học bán trú đăng ký một tài khoản để sử dụng đầy đủ các chức năng đã có.

Hơn 2.900 trường học trên khắp Việt Nam đã tham gia vào dự án "Bữa ăn học đường" cũng như áp dụng cách tính thực đơn khoa học nói trên.

2.900 trường học áp dụng phần mềm thực đơn dinh dưỡng
Phần mềm được cung cấp miễn phí trên website dự án.

Vũ Minh

 

Kinh nghiệm đẩy lùi viêm đại tràng co thắt của người Nhật

Viêm đại tràng co thắt không phải bệnh hiểm nghèo nhưng những cơn đau bất ngờ, từ âm ỉ đến quặn thắt lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Viêm đại tràng co thắt - Nỗi ám ảnh kinh hoàng

Người mắc viêm đại tràng co thắt luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, bất an vì các cơn đau bụng xuất hiện bất cứ lúc nào, sau ăn cũng đau, đói quá cũng đau, ăn đồ lạ, tanh, sống cũng đau, ngủ dậy cũng đau và cả những lúc không làm gì cũng có thể bị đau. Các cơn đau lại rất đa dạng với các mức độ khác nhau, từ âm ỉ đến quặn thắt, nhiều khi như muốn ngất đi.

Kinh nghiệm đẩy lùi viêm đại tràng co thắt của người Nhật
 Những cơn đau quặn thắt là nỗi ám ảnh của người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt

Đại tràng co thắt gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện, ngày đi vệ sinh nhiều lần, phân lúc lỏng lúc táo, lúc sống lúc nát. Bụng dạ thì luôn ấm ách, đầy hơi, khó chịu, khiến người bệnh luôn lo sợ lại phải ôm nhà vệ sinh,

Khổ sở nhất là bệnh khó trị dứt điểm, hay tái phát với mức độ ngày một nặng hơn, khiến người bệnh sống trong lo âu, sợ hãi, trầm cảm. Chính vì vậy, làm cho người bệnh hay cáu giận vô cớ, sống trong thấp thỏm, chán nản.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, nên người bệnh phải kiên trì điều trị và tìm cách sống hòa bình với bệnh để tránh những biến chứng do rối loạn tiêu hóa kéo dài gây nên như: trĩ, viêm ruột, viêm đại tràng, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng,…

Kinh nghiệm của người Nhật

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong cơ thể con người có hệ trục não ruột. Đường ruột và não bộ được kết nối với nhau nhờ 100 triệu tế bào thần kinh. Khi não căng thẳng sẽ truyền tín hiệu xuống ruột, nhu động ruột thay đổi, lợi khuẩn đường ruột sẽ nhanh chóng sản sinh ra vitamin B theo yêu cầu của não. Nhưng khi nhu động ruột thay đổi cũng làm chết rất nhiều lợi khuẩn.

 

Với người mắc đại tràng co thắt, lượng lợi khuẩn không đủ, lượng vitamin B sản sinh cho não bộ cũng thiếu, mà lượng lợi khuẩn cứ tiếp tục mất đi, nhu động càng phải co bóp mạnh, gây ra các cơn đau. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại nên người bệnh không thể khỏi được.

Người Nhật đã rất thông minh khi tìm ra cách giúp người viêm đại tràng co thắt có thể sống hòa bình với bệnh là bổ sung ngay lợi khuẩn, đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium (Bifido) cho đường ruột. Vì đây là lợi khuẩn chính yếu, chiếm hơn 90% lợi khuẩn của đường ruột, cư trú chủ yếu ở đại tràng, có tác dụng tiết ra enzym tiêu hóa nốt thức ăn còn chưa được tiêu hóa hết ở ruột non.

Kinh nghiệm đẩy lùi viêm đại tràng co thắt của người Nhật
Lợi khuẩn Bifido giúp người viêm đại tràng co thắt yên tâm sống hòa bình với bệnh

Bổ sung lợi khuẩn Bifido sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ở tỉ lệ vàng (85% lợi khuẩn và 15% vi khuẩn gây hại), ổn định hệ tiêu hóa, giúp đẩy lùi cơn đau, giúp cải thiện tình trạng rối loạn đại tiện.

Lợi khuẩn Bifido còn sản sinh ra vitamin B, đáp ứng đủ yêu cầu cho não, giúp não bộ ổn định, không còn căng thẳng, stress.

Tuy nhiên, lợi khuẩn Bifido lại rất nhạy cảm với môi trường axit dạ dày, thường rất khó sống sót để đi vào ruột non và đại tràng. Do đó, hầu hết các hãng men vi sinh hiện nay đều chỉ đưa được tỉ lệ thấp lợi khuẩn Bifido vào ruột non, không thể xuống được đại tràng.

Để khắc phục điều này, các nhà khoa học Nhật Bản đã sáng chế ra công nghệ đột phá, bao bọc, giúp đưa được lợi khuẩn Bifido sống đi qua được môi trường khắc nghiệt của dạ dày xuống đến ruột non và đại tràng. Bổ sung lợi khuẩn Bifido từ các loại men vi sinh sử dụng công nghệ cao là giải pháp giúp nhiều người Nhậtcải thiện được hội chứng ruột kích thích, hạn chế tình trạng phân lỏng, nát, sống phân, táo bón, đầy bụng, trướng hơi, giúp bụng dạ nhẹ nhõm, tinh thần thoải mái.

 Nguyễn Vinh

 

Chuyện thật như đùa: Bác sĩ cắt nhầm thận của bệnh nhân vì tưởng khối u ác tính

Tỉnh lại sau khi hết thuốc mê, bà Maureen Pacheco nhận được thông báo rằng bác sĩ đã cắt bỏ nhầm một quả thận khỏe mạnh trong người chỉ vì nhầm lẫn là khối u.

Cách đây nhiều năm, bà Maureen Pacheco (53 tuổi, sống ở bang Florida, Mỹ) gặp một tai nạn xe hơi. Kể từ khi đó, bà thường xuyên bị đau nhức vùng lưng suốt nhiều năm. Vì vậy, vào tháng 4 năm 2016, bà Maureen quyết định đến trung tâm y tế Wellington, Florida, và được tiến sĩ Ramon Vazquez - được biết đến với trình độ tay nghề cao, phẫu thuật chỉnh hình xương vùng chậu.

Chuyện thật như đùa: Bác sĩ cắt nhầm thận của bệnh nhân vì tưởng khối u ác tính

Bác sĩ Ramon Vasquez, người đã đã  khỏe mạnh của bà Maureen Pacheco

Tuy nhiên, trong khi phẫu thuật, bác sĩ Vazquez phát hiện một khối u bất thường trong xương chậu của bệnh nhân. Vì nghĩ rằng đây là triệu chứng của khối u ác tính, Vazquez đã cắt bỏ nó mà không thực hiện sinh thiết.

Nhưng sự thật nằm ở các hình ảnh từ máy quét cộng hưởng, "khối u ác tính" đó là một trong hai quả thận của bà Pacheco nằm ở vùng chậu, đây là một khiếm khuyết bẩm sinh vô hại. Tuy nhiên, bác sĩ Vazquez đã không xem ảnh chụp cộng hưởng từ trước khi mổ, dẫn đến nhầm thận là khối u.

Chuyện thật như đùa: Bác sĩ cắt nhầm thận của bệnh nhân vì tưởng khối u ác tính

 

Kết quả là khi bà Pacheco tỉnh dậy sau khi hết thuốc mê, bà đã nhận được thông báo rằng bác sĩ đã cắt bỏ nhầm một quả thận khỏe mạnh.

Cuộc phẫu thuật sai lầm này gây ra một vụ khởi kiện kéo dài tới hai năm, được giải quyết vào tháng 9 vừa qua với mức tiền bồi thường hơn 500.000 đô la. Nhiều thông tin chỉ ra rằng, dù có nhầm tưởng thận là khối u ác tính đi nữa, việc bác sĩ Vazquez tự cắt bỏ nó trước khi thực hiện các xét nghiệm sinh thiết là sai quy tắc và cần phải chịu trách nhiệm cho hành động này.

Sau khi nghe phán quyết của tòa, Vazquez không có bất kỳ khiếu nại nào, tuy nhiên, các luật sư của ông cho rằng các bác sĩ khác cũng nên chịu trách nhiệm khi không thông báo cho Vazquez về cấu tạo bất thường của bệnh nhân trước cuộc phẫu thuật.

Sau tất cả, điều không thể thay đổi là bà Maureen Pacheco hiện đang phải sống suốt đời với một quả thận, đồng nghĩa với việc bà gặp phải nguy cơ cao mắc các bệnh thận mãn tính và suy thận trong tương lai. 

An An (Dịch theo Dailymail)

Vì quá "nghiền" các món ăn từ nội tạng động vật và chàng trai 32 tuổi đã phải nhập viện để chạy thận nhân tạo.

Sau khi thâm nhập đường dây ghép thận lậu tại một bệnh viện nổi tiếng, nam phóng viên liên tục nhận được các lời đề nghị nhờ bán thận giúp.

"Bệnh từ miệng mà ra" đúng trong rất nhiều trường hợp. Chàng trai 26 tuổi bị suy thận cũng chính là do thói quen ăn uống mà rất nhiều người hiện nay đang mắc phải.

 

Nguyên nhân bất ngờ khiến cô gái 20 tuổi mỗi lần ăn xong phải đi vệ sinh 3, 4 lần

Mỗi khi ăn xong Tiểu Đào đều phải ôm bụng chạy vào nhà vệ sinh 3- 4 lần. Nguyên nhân gây ra tình trạng này khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Cô gái 20 tuổi bị bệnh viêm ruột

Nỗi khổ của táo bón mọi người đều trải qua, nhưng nỗi khổ của "viêm ruột" là gấp vô số lần. Tiểu Đào 20 tuổi (ở Đài Loan) là bệnh nhân viêm ruột mãn tính. Tùy vào triệu chứng tiến triển, tần số máu ở phân và tiêu chảy cũng tăng lên. Thường thường sau 1 bữa cơm, Tiểu Đào phải chạy ra nhà vệ sinh 3, 4 lần.

Đặc biệt, Tiểu Đào còn cho biết, mỗi lần đi ra ngoài cô phải mang theo một cái "bỉm" người lớn và một bộ quần áo để thay. Nhiều khi ở trong các bữa tiệc với bạn bè, vì triệu chứng bệnh phát ra rất nghiêm trọng, quần áo dự phòng cũng bẩn màu, vì không dám nói sự thật, nên cô chỉ có thể buồn bã cáo từ.

Nguyên nhân bất ngờ khiến cô gái 20 tuổi mỗi lần ăn xong phải đi vệ sinh 3, 4 lần

Tiểu Đào sau mỗi bữa ăn đều phải đi vệ sinh 3- 4 lần

Bác sĩ Weng Zhaoxuan, trưởng Khoa Nội của Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan cho biết, viêm ruột chủ yếu phân thành 2 loại: bệnh viêm loét ruột kết mạn tính và bệnh Crohn, tình trạng bệnh đều bao gồm đau bụng, tiêu chảy, đại tiện ra máu, sút cân,…

Các triệu chứng ban đầu của viêm ruột mạn rất dễ nhầm lẫn với nhiễm trùng đường ruột, khiến bệnh nhân hay chủ quan, nếu không tiếp nhận điều trị, đường ruột nhiều lần bị viêm, có thể dẫn đến hậu quả thủng ruột, ung thư. Những bệnh nhân này thường vì khó giải thích tình trạng của mình với mọi người, dẫn đến thường xuyên bị hiểu nhầm ở chỗ đông người, nơi làm việc.

Viêm ruột là bệnh gì?

Viêm ruột là tình trạng viêm xảy ra ở ruột. Viêm ruột là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nói chung ở ruột gây ra bởi cả vi khuẩn lẫn virus. Bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng mạn đều thuộc viêm ruột. Viêm ruột là một phần trong bệnh lý viêm đường tiêu hóa.

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm ruột là gì?

Nguyên nhân bất ngờ khiến cô gái 20 tuổi mỗi lần ăn xong phải đi vệ sinh 3, 4 lần

Viêm ruột không điều trị có thể dẫn đến ung thư

Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm ruột là: Sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng bất thường, chán ăn, đi đại tiện ra máu, phân nhầy, tiêu chảy nặng và cấp tính.

 

Nếu bạn có các triệu chứng trên kéo dài 3, 4 ngày, sốt cao hơn 38 độ C, và có các dấu hiệu bị mất nước bao gồm khô miệng, mắt trũng, ít nước mắt, tiểu ít, nước tiểu đậm màu, mệt mỏi, có những chỗ mềm trên đỉnh đầu đối với trẻ sơ sinh, chóng mặt, đặc biệt là khi đứng lên thì cần phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Nguyên nhân nào gây ra viêm ruột?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm ruột. Nếu bạn bị viêm ruột do nhiễm khuẩn, nguyên nhân đầu tiên đó là do ngộ độc thức ăn. Khi bạn ăn uống thực phẩm bẩn có chứa vi khuẩn, những vi khuẩn này có thể đi vào cơ thể bạn và gây ra viêm ruột. Nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn thức ăn như xử lý thực phẩm không đúng cách, vệ sinh kém khi chế biến gia cầm và các loại thịt. Các loại thức ăn thường gây ngộ độc thực phẩm là thịt gia cầm sống và các loại thịt, sữa chưa tiệt trùng, sản phẩm chưa qua nấu chín.

Nguyên nhân bất ngờ khiến cô gái 20 tuổi mỗi lần ăn xong phải đi vệ sinh 3, 4 lần

Một nguyên chính dẫn đến viêm ruột là do lây nhiễm vi khuẩn từ thức ăn

Các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ruột khác là do tiếp xúc với người hoặc động vật bị bệnh nhưng nguyên do này ít phổ biến hơn. Nguyên nhân khác gây viêm ruột là xạ trị. Không chỉ có tế bào ung thư mà còn có những tế bào khỏe mạnh có thể bị xạ trị tiêu diệt, bao gồm các tế bào ở miệng, dạ dày và tế bào ruột. Kết quả là viêm ruột do xạ trị sẽ xảy ra khi những tế bào ruột khỏe mạnh bị phóng xạ làm tổn thương dẫn đến viêm.

Biện pháp phòng ngừa viêm ruột

Rửa tay cẩn thận trước khi ăn, khi nấu ăn và sau khi đi vệ sinh. Tránh sử dụng các thức uống không hợp vệ sinh như nước từ dòng suối, nước giếng và nước chưa được đun sôi.

Khi ăn trứng hoặc thịt gia cầm, bạn chỉ nên dùng dụng cụ đã được vệ sinh sạch sẽ. Bạn nên ăn thực phẩm được nấu chín kỹ và dự trữ thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh. Hạn chế hút thuốc và uống rượu bia.

Nguyên nhân bất ngờ khiến cô gái 20 tuổi mỗi lần ăn xong phải đi vệ sinh 3, 4 lần

Viêm ruột nói chung hay tiêu chảy nói riêng có nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do đó, bạn cần cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm, chế biến đúng quy cách và rửa tay trước khi ăn là biện pháp đơn giản nhất để phòng bệnh.

Khi bệnh xảy ra, bạn nên chú ý uống bổ sung đầy đủ các loại nước có chứa ion điện giải như nước khoáng hoặc dung dịch muối đường oresol. Nếu bệnh nhẹ, bạn nên ăn uống bình thường với thức ăn chín bảo đảm vệ sinh. Khi có bất cứ bất thường nào liên quan đến bệnh trở nặng như đề cập ở trên, bạn hãy liên lạc ngay với bác sĩ để kịp thời điều trị.

(Theo Khám phá)

Vì cất trữ dưa hấu trong tủ lạnh không đúng cách, ông Trương đã bị hoại tử phải cắt bỏ 70cm ruột.

Bé trai 5 ngày tuổi buộc phải cắt bỏ 80cm ruột do bị hoại tử, dù trước đó chỉ có triệu chứng nôn trớ nhiều.

Cô gái trẻ sống trong đau đớn nhiều năm và liên tiếp phải đi vệ sinh 30 lần/ngày. Cuối cùng cô buộc phải cắt ruột nếu không sẽ chết.

 

Bài đăng phổ biến