- Người đàn ông bị đâm, vết thương làm đứt mạch máu thận khiến nạn nhân nguy kịch. Rất may, bác sĩ đã xử trí bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch để giữ lại tính mạng bệnh nhân.
Ngày 6/11, Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) cho biết, vừa cấp cứu thành công cho một bệnh nhân bị đâm thủng, đứt mạch máu thận mà không cần phải mổ.
Trước đó, ông N.V.Q (57 tuổi) hành nghề xe ôm có mâu thuẫn với đồng nghiệp, sau khi cãi vã và lao vào ẩu đã ông Q. bị đối phương dùng vật nhọn đâm thủng hông bên trái. Nạn nhân sau đó được người dân chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương cấp cứu
Lúc nhập viện, ông Q. được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm, chụp CT scanner ngực, bụng có cản quang. Kết quả vết thương xuyên từ vùng lưng (ngang L2-L3), tụ dịch và khí khoang sau phúc mạc và quanh thận trái, rách 1/3 giữa thận trái xuyên vào bể thận và có thoát mạch sau khi tiêm thuốc cản quang.
Hình ảnh chụp DSA cho thấy người đàn ông bị đứt mạch máu thận. Ảnh: BVCC
Sau khi hội chẩn cấp cứu, các BS quyết định sẽ can thiệp nội mạch cấp cứu thay vì phẫu thuật thám sát tìm mạch máu thận bị đứt để khâu cầm máu. Chụp mạch máu thận qua DSA, ekip thấy hình ảnh thoát mạch thuốc cản quang và có giả phình mạch kích thước khoảng 5mm ở nhánh động mạch phân thùy sau trên.
Qua hội chẩn, ê-kíp cấp cứu quyết định can thiệp nội mạch thay vì phẫu thuật thám sát tìm mạch máu thận bị đứt để khâu cầm máu. Phương pháp chụp mạch máu thận qua DSA được áp dụng đã giúp ê-kíp thấy hình ảnh thoát mạch thuốc cản quang và có giả phình mạch kích thước khoảng 5mm ở nhánh động mạch phân thùy sau trên.
Sau đó, bác sĩ quyết định can thiệp bít tắc mạch cầm máu cấp cứu bằng cách đặt 2 coils Barricade. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, và không biểu hiện mất máu.
Theo bác sĩ Trịnh Đình Thắng, Phó giám đốc bệnh viện, đây là trường hợp đầu tiên can thiệp thành công trên bệnh nhân bị vết thương đứt mạch máu thận nguy kịch bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch. Phương pháp này có ưu điểm là ít xâm lấn, độ an toàn cao, giúp bênh nhân nhanh hồi phụ
Những trường hợp tương tự trước đây bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật thám sát và khâu cầm máu vì vết thương đã làm rách bao thận, làm mất cơ chế cầm máu tự nhiên. Song, khoang sau phúc mạc có nhiều tổ chức mô lỏng lẻo sẽ khiến việc phẫu thuật khâu thận cầm máu rất khó khăn và là thách thức đối với phẫu thuật viên, đôi khi đe dọa tính mạng nạn nhân.
Phan Nhơn
Tỉnh lại sau khi hết thuốc mê, bà Maureen Pacheco nhận được thông báo rằng bác sĩ đã cắt bỏ nhầm một quả thận khỏe mạnh trong người chỉ vì nhầm lẫn là khối u.
Vì quá "nghiền" các món ăn từ nội tạng động vật và chàng trai 32 tuổi đã phải nhập viện để chạy thận nhân tạo.
"Bệnh từ miệng mà ra" đúng trong rất nhiều trường hợp. Chàng trai 26 tuổi bị suy thận cũng chính là do thói quen ăn uống mà rất nhiều người hiện nay đang mắc phải.