Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Người đàn ông bị nhức vai, đi khám sốc vì ung thư phổi giai đoạn cuối

Người đàn ông bị đau vai, khi đi khám được chuẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Tại sao lại như vậy?

Nhiều người cho rằng với những cơn đau nhỏ nhặt, không cần phải quá lo lắng vì cơ thể sẽ tự chữa khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu những cơn đau ngày càng trầm trọng và không dứt, có thể là dấu hiệu cảnh cáo cho những căn bệnh nghiêm trọng như ung thư.

Người đàn ông 50 tuổi bị đau vai gần 1 năm, đi khám bị ung thư phổi

Ông Vương 50 tuổi (An Huy, TQ), từ cuối năm ngoái đã bắt đầu bị đau vai nhưng lại nghĩ rằng đó là bệnh viêm vùng vai chỉ chữa trị bằng cách đến phòng khám trị liệu để massage. Tuy nhiên, tình trạng đau vai của ông không những không cải thiện, ngày càng nghiêm trọng, thậm chí việc mặc quần áo hằng ngày cũng khiến ông đau đớn.

Người đàn ông bị nhức vai, đi khám sốc vì ung thư phổi giai đoạn cuối

Ông Vương - 50 tuổi bị đau vai trong thời gian dài

Cuối cùng khi không thể chịu đựng được nữa ông Vương đành đến bệnh viện kiểm tra. Khi nghe bác sĩ thông báo rằng mình đã bị  giai đoạn cuối, ông Vương đã vô cùng sốc.

Không chấp nhận được sự thật đau đớn này, ông Vương liên tục thắc mắc với bác sĩ, tại sao bản thân chỉ bị đau vai không có những triệu chứng điển hình của ung thư phổi như: ho, máu trong đờm,… lại bị ung thư phổi?

Bác sĩ cho biết, một khi có biểu hiện đau vai, phản ứng đầu tiên của nhiều người là viêm vùng vai. Tuy nhiên, các chuyên gia lại không nghĩ như vậy. Bởi vai là phần tiếp nối lưng, ngực, đốt sống cổ và cánh tay. Bất kỳ phần nào trong số này có vấn đề, tất cả đều gây nên cơn đau tại đây. 

Người đàn ông bị nhức vai, đi khám sốc vì ung thư phổi giai đoạn cuối

Có 7,2% tỉ lệ bệnh nhân phát sinh đau vai khi bị ung thư phổi

Ví dụ, ung thư phổi và nhiều loại ung thư khi di căn cũng có thể gây đau vai. Đầu phổi là phần trên cùng của phổi, được bao quanh bởi các dây thần kinh và mạch máu. Sau khi đầu phổi bị ung thư, nó sẽ liên tục đè nén hoặc xâm nhập các dây thần kinh này, gây sưng và đau ở khớp vai, tương tự như các triệu chứng của vùng vai bị viêm.

 

Có khi đau có thể phát ra dọc theo cánh tay, còn có thể đi kèm với cử động chi trên và cảm giác bị cản trở. Thống kê cho thấy tỷ lệ phát sinh đau vai bệnh nhân ung thư phổi là 7,2%.

Cơn đau do ung thư phổi có đặc điểm, chính là càng ngày càng nghiêm trọng, bất luận là có triệu chứng ở đường hô hấp hay không (ví dụ như ho, ứ máu, đau ngực,…). Nếu điều trị theo phương pháp bình thường không có hiệu quả, cần phải cảnh giác với khả năng bị ung thư phổi, cố gắng đến bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị sớm.

Điều trị ngay ở giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân. Đặc biệt với người hút thuốc lá lâu năm, người trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi… nên tầm soát ung thư phổi định kỳ.

Ngoài bệnh ung thư phổi, khi bị đau vai mọi người phải chú ý đến các bệnh sau:

1. Viêm túi mật: Viêm túi mật và sỏi mật có thể gây đau bụng ở góc phần tư bên phải, cũng có thể gây đau vai. Bệnh nhân thường có tiền sử bệnh lặp đi lặp lại các cơn đau vai.

Người đàn ông bị nhức vai, đi khám sốc vì ung thư phổi giai đoạn cuối

Có nhiều bệnh nghiêm trọng có triệu chứng là đau vai như: viêm túi mật, thoái hóa đốt sống,...

2. Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim: thiếu máu cục bộ cơ tim không chỉ gây đau thắt ngực ở vùng phía trước, mà còn phát ra ở vai trái và các bộ phận khác. Đau thắt ngực thường được gây ra bởi sự mệt mỏi hoặc sự hưng phấn, cơn đau có thể giảm bớt sau khi nghỉ ngơi.

Nhồi máu cơ tim ngoài các cơn đau còn kèm theo hiện tượng da nhợt nhạt, đổ mồ hôi và khó thở... và các biểu hiện nghiêm trọng khác. Những người có tiền sử bệnh tim mạch vành nên đặc biệt thận trọng.

3. Thoái hóa đốt sống cổ: Đau phần xương cổ dẫn đến đau mỏi cổ, thường có cảm giác bị điện giật, đồng thời kèm theo đau vai, hoạt động khớp vai bị cản trở, đau ngón tay, chân tay lạnh.

Hà Vũ(Dịch theo QQ)

Lịch sử chống ung thư của ông Khương đã trải qua 22 năm. Năm 1996, ông Khương được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối và hiện tại ông vẫn sống tốt.

Thầy giáo trẻ ở Quảng Ngãi phát hiện mình mắc ung thư lưỡi chỉ trước lễ cưới 18 ngày. Anh đã khiến cả bệnh viện ấn tượng khi xin mổ lưỡi sớm để kịp về cưới vợ.

Dù khó tin nhưng móng tay cũng có thể tiết lộ tình trạng bệnh tật, bao gồm cả bệnh ung thư.

 

Vừa ăn vừa nói chuyện, cụ bà bị xương cá đâm xuyên qua cổ

- Mải nói chuyện trong lúc ăn, cụ bà bị xương cá đâm xuyên từ thực quản ra cổ phải vào viện cấp cứu.

BS Trần Hữu Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Tai mũi họng TƯ cho biết, chỉ trong thời gian ngắn, khoa tiếp nhận nhiều trường hợp hóc xương trong khi ăn, phải nhập viện phẫu thuật.

Bệnh nhân đầu tiên là cụ Nguyễn Thị T. (95 tuổi, Hải Hậu, Nam Định), nhập viện do bị hóc xương cá.

Gia đình cho biết, trong bữa cơm, do vừa ăn vừa nói chuyện nên cụ T. bị hóc xương cá. Sau đó cụ T. đã dùng nhiều mẹo dân gian để trôi dị vật nhưng không có kết quả.

Vừa ăn vừa nói chuyện, cụ bà bị xương cá đâm xuyên qua cổ
Mẩu xương cá được lấy ra khỏi cổ họng cụ bà


Sau vài hôm, vùng cổ cụ T. đau nhiều lên, đặc biệt mỗi khi nuốt thức ăn, uống nước. Tại phòng khám tư gần nhà, bác sĩ nghi ngờ có dị vật mắc ở cổ họng nên chuyển bệnh nhân lên BV Tai mũi họng TƯ.

Kết quả chụp phim cho thấy, bệnh nhân có dị vật (xương cá) đâm xuyên từ lòng thực quản ra cổ, bác sĩ phải mở cạnh cổ lấy dị vật.

Trường hợp khác là bệnh nhân Lý Thị P. (59 tuổi, Đà Bắc, Hòa Bình) bị hóc xương gà. Trong lúc cố gặm đầu gà, bà P. không may nuốt luôn mỏ gà và bị hóc ở thực quản.

Vừa ăn vừa nói chuyện, cụ bà bị xương cá đâm xuyên qua cổ
Bà P. điều trị tại bệnh viện sau khi mở cổ lấy xương gà


Bác sĩ chỉ định nội soi thực quản ống cứng nhưng không phát hiện ra dị vật, sau đó phải mở cạnh cổ để kiểm tra, phát hiện 3 mảnh xương gà, mảnh dài nhất 3 cm đâm vào thành thực quản.

 

BS Thắng cho biết, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 10 ca đến khám vì hóc xương, nhiều ca phải phẫu thuật, nằm lại điều trị nhiều ngày.

Hầu hết những vụ hóc xương đều do người dân có thói quen vừa ăn, vừa nói chuyện hoặc cười đùa. Bên cạnh đó, nhiều gia đình giữ thói quen chế biến không loại bỏ xương trước khi nấu.

Tuy nhiên nhiều bệnh nhân không để ý, nghĩ hóc nhẹ sẽ tự hết sau vài ngày, đến khi sưng đau mới đến bệnh viện khiến thực quản bị nhiễm trùng.

Thông thường, bệnh nhân hóc dị vật sẽ được soi ống cứng kiểm tra, nếu thấy dị vật sẽ gắp luôn. Nếu không thấy, bác sĩ có thể mở cạnh cổ để lấy dị vật, tuy nhiên do cổ họng chứa nhiều mạch máu lớn, vết đâm bị nhiễm trùng, dị vật dễ bị lẫn với gân, cơ nên cần bác sĩ có nhiều kinh nghiệm để tránh chảy máu.

Thúy Hạnh

Miệng bệnh nhi bốc ra mùi tương tự mùi chuột chết, chạm vào xương hàm tới đâu mủn tới đó, trơ lại mỗi lưỡi.    

Trong lúc ăn thịt vịt, cô gái trẻ không may bị hóc xương nhưng không hề hay biết cho đến 3 tháng sau.

Cú tai nạn hy hữu khiến toàn bộ cẳng chân trái của bé trai bị dập nát, lòi xương ống chân nhưng sau phẫu thuật 3 tháng, bé đã chạy nhảy tung tăng trở lại.

Sau khi ngã gãy chân lần 2, gia đình như chết lặng khi bác sĩ nói bé gái 8 tuổi mắc căn bệnh ung thư xương

Là sinh viên trường nghệ thuật nên Tiểu Thiến luôn khao khát có một thân hình mảnh mai như siêu mẫu. Cô duy trì thực đơn ăn kiêng trong 3 năm để rồi suýt mất mạng.

 

Không có tiền, anh trai chịu đau đớn nhường em phẫu thuật

- Dù đã được bác sĩ sắp xếp lịch mổ nhưng Hanh từ chối, nhường tiền phẫu thuật cho em trai vì gia đình không đủ tiền để lo cùng lúc cho 2 anh em.

Ở tuổi 23, Hoàng Đình Hiện (Hưng Hà, Thái Bình) đã nhiều lúc nghĩ cánh cửa tương lai vĩnh viễn khép lại do bản thân mang trọng bệnh, đau đớn không thể đi do 2 khớp háng bị dính chặt từ di chứng bệnh viêm cột sống dính khớp.

Đầu tháng 10, Hiện được gia đình đưa đến khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống, BV Bạch Mai thăm khám trong tình trạng 2 chân đau dữ dội, không thể duỗi chân, thậm chí ngồi cũng khó khăn.

Trực tiếp thăm khám, TS Đào Xuân Thành, Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống cho biết, do bệnh của Hiện để quá lâu nên tiến triển nặng, toàn bộ cột sống từ cổ đến lưng và khớp háng bị dính.

Bác sĩ chỉ định thay khớp háng, tuy nhiên bệnh nhân bị rối loạn đông máu nên phải điều trị trước khi phẫu thuật.

Không có tiền, anh trai chịu đau đớn nhường em phẫu thuật
Bệnh nhân Hoàng Đình Hiện trước giờ bước vào lần phẫu thuật thứ hai


Ca phẫu thuật thay khớp háng trái cho Hiện dự kiến vào ngày 10/10. Tuy nhiên trước mổ vài ngày, BS Thành nhận được cuộc gọi của bệnh nhân Hoàng Đình Hanh, 26 tuổi, cho biết là anh trai của Hiện.

Trước khi khám cho Hiện 2 tháng, BS Thành cũng là người trực tiếp khám cho Hanh với chứng bệnh tương tự. BS Thành đã sắp xếp lịch mổ cho Hanh nhưng sau đó không thấy em quay lại.

"Sau này khi em trai sắp bước vào cuộc phẫu thuật, Hanh mới gọi điện cho tôi chia sẻ thành thật rằng em cháu đau hơn nên cháu nhường cho em trai mổ trước vì nhà cháu rất khó khăn, có vay mượn khắp nơi cũng chỉ đủ thay 1 khớp háng chứ không dám nghĩ đến thay 4 khớp", BS Thành chia sẻ.

Gia đình cho biết, cả 2 cậu con trai Hanh và Hiện lớn lên đều không giống những đứa trẻ bình thường, thường xuyên đau yếu. Sau đi khám, phát hiện cả 2 anh em cùng mắc bệnh viêm cột sống dính khớp nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn nên không có tiền chạy chữa. Sau nhiều năm khiến bệnh của 2 anh em ngày một nặng.

Đến khi không thể đi lại được, bố mẹ 2 em mới đưa con đến bệnh viện điều trị nhưng khi biết số tiền thay khớp háng lên tới 50-60 triệu đồng/khớp, gia đình huy động nhiều nguồn chỉ đủ thay 1 khớp cho Hiện do bệnh của em nặng hơn.

 

Sau ca mổ thay khớp háng toàn phần bên trái cho Hiện vào ngày 10/10 thành công, BS Thành liên hệ với phòng công tác xã hội của BV Bạch Mai để kêu gọi các nhà hảo tâm cùng giúp đỡ, giúp em được thay nốt khớp háng còn lại và biết đâu sẽ có thêm tiền cho Hanh có cơ hội phẫu thuật.

Nhờ các nhà hảo tâm chung tay, Hiện đã nhận được hơn 150 trệu đồng hỗ trợ. Ngày 30/10, em bước tiếp vào ca mổ thay khớp háng còn lại. Hiện tình trạng đau đớn của Hiện đã chấm dứt, chân có thể duỗi được. BS Thành và đồng nghiệp cũng đã lên kế hoạch phẫu thuật thay khớp háng cho Hanh.

Tuy nhiên bác sĩ cho biết, sau thay khớp háng, để hồi phục chức năng, bệnh nhân sẽ còn phải tập luyện và tiếp tục điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp.


Thúy Hạnh

Mổ có thể giải quyết được đau. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và các biến chứng nên ít bác sĩ đủ dũng khí mổ.

Lây lao phổi từ người bố, bé trai 2 tháng tuổi rơi vào nguy kịch. Trong suốt 3 tháng, bé bị trán khí màng phổi 4 lần, suy hô hấp nặng, phải thở máy liên tục.

2 tháng sau khi nuốt răng giả vào bụng, người đàn ông bị thủng ruột, phải nhập viện cấp cứu.

Việc vệ sinh cơ bản nhất cũng coi thường không làm thường xuyên, nên cô gái này bị viêm nhiễm kéo dài rồi thành ung thư âm đạo.

Chỉ trong vòng 3 tháng, bệnh của ông Hưng tiến triển rất nhanh, liệt hẳn 2 chân, đại tiểu tiện không tự chủ.

 

Ngực “quả mướp” và những lầm tưởng của hầu hết mọi người

Ngực quả mướp là điều mà phụ nữ không bao giờ mong muốn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ngực của các chị em như hút thuốc lá, di truyền, giảm cân quá đà, tuổi tác.

Tuy nhiên vẫn có không ít chị em phụ nữ tin vào những điều hoang đường về nguyên nhân khiến cho bộ ngực vốn đẹp đẽ bỗng chảy xệ. Hãy xem liệu bạn có vẫn còn đang tin vào những điều dưới đây.

1. Ngực chảy xệ do con bú

Nhiều phụ nữ vẫn nghĩ rằng vì cho con bú nên ngực mới . Thực tế nuôi con bằng sữa mẹ không ảnh hưởng đến bộ ngực của các chị em nhưng sinh con nhiều lần thì có thể.

Nghiên cứu của bác sĩ Rinker cùng các đồng nghiệp tại Đại học Kentucky Brian đã chứng minh không có sự khác biệt ở ngực của phụ nữ cho con bú và không cho con bú. Các yếu tố chính khiến ngực chảy xệ là tuổi tác, tình trạng hút thuốc và số lần mang thai.

2. Các bài tập cho ngực sẽ ngăn ngực chảy xệ

Các huấn luyện viên thể dục thường gợi ý một số bài tập đặc biệt để tăng cường cơ ngực nhưng chúng sẽ không giữ cho ngực tránh chảy xệ hoặc giúp ngực thon gọn lại. "Núi đôi" của phụ nữ chủ yếu bao gồm các tuyến chất béo và tuyến vú, không có bài tập nào có thể thay đổi hình dạng của chúng.

Ngực

Ngực chảy xệ là điều trăn trở của phần lớn chị em

3. Ngực nhỏ không bị xệ

Ngực chảy xệ là tình trạng mọi phụ nữ đều gặp khi họ già đi và không thể tránh khỏi cho dù kích thước "núi đôi" to hay nhỏ. Bởi ngực tuy nhỏ nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của trọng lực. Tuy nhiên những người có ngực lớn thường dễ bị chảy xệ sớm.

Hơn nữa khi chúng ta lão hóa dần, các dây chằng cũng suy yếu nên không thể chịu được độ nặng của bộ ngực.

4. Mặc áo ngực giúp ngực không bị chảy xệ

Áo lót giúp cho ngực cố định và là thứ không thể thiếu của các chị em. Tuy nhiên mặc áo ngực không hề giúp vòng một của bạn bớt chảy xệ mà thậm chí còn thúc đẩy điều đó diễn ra nhanh hơn.

Vì khi có áo ngực nâng đỡ, dây chằng sẽ được giảm bớt áp lực và dần yếu hơn, khả năng giữ bộ ngực sẽ giảm. Vì vậy, không nên mặc áo ngực suốt một ngày nếu bạn cảm thấy khó chịu.

5. Mặc áo ngực quá rộng khiến ngực dễ chảy xệ

Không có nghiên cứu nào chứng minh điều này là đúng. Nhưng áo ngực có kích thước quá lớn có thể gây khó chịu vì gây kích ứng da do cọ xát nhiều.

6. Chạy bộ giúp ngực săn chắc

Chạy bộ và các hoạt động thể thao khác chắc chắn hữu ích cho cơ thể. Nhưng phụ nữ nên ghi nhớ rằng ngực cũng di chuyển mạnh mẽ trong khi chạy bộ. Loại chuyển động này không thắt chặt dây chằng nhưng nó có thể gây chảy xệ.

 

7. Massage ngực dưới nước sẽ nâng ngực

Xoa bóp toàn thân dưới dòng nước chắn chắn sẽ giúp bạn thư giãn và khiến da sẵn chắc. Tuy nhiên nó không tác động lên sức mạnh của dây chẳng và giúp kéo bộ ngực chảy xệ của bạn lên.

Ngực

Massage không giúp gì nhiều trong việc cải thiện chảy xệ

8. Không thể ngăn cản ngực thành quả mướp

Sớm hay muộn bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nó. Nghiên cứu trên tạp chí Aesthetic Surgery Journal nhận thấy rằng, chỉ số BMI cao và hút thuốc lá là những yếu tố nguy cơ gây chảy xệ ngực. 

Vì vậy hãy duy trì lối sống lành mạnh và áp dụng những điều sau:

- Thoa kem chống nắng nếu đứng ngoài trời quá lâu bởi dưới tác dụng của tia cực tím, da vùng ngực có thể mất độ đàn hồi

- Không mặc áo ngực cả ngày. Sử dụng áo ngực riêng khi vận động thể thao, đặc biệt là chạy bộ.

- Từ bỏ thuốc lá bởi nó gây lão hóa da sớm bao gồm cả da vùng ngực.

- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và chú ý tới các yếu tố tăng độ đàn hồi của da như protein, vitamin và chất chống oxy hóa.

Ngực

Mặc áo ngực phù hợp và sống lành mạnh là cách bảo vệ núi đôi tốt nhất

Lợi ích của bắp cải

Có một điều thú vị đó là lá bắp cải có thể giảm tình trạng sưng đau ngực hoặc khó chịu do cho con bú hay mặc áo ngực không thoải mái. Cho lá bắp cải vào tủ lạnh sau đó đắp lên ngực, nhớ tránh phần "nhũ hoa". Giữ chúng trên ngực cho tới khi hết mát và vứt đi.

Thùy Dương (Dịch theoBrightside)

Nhiều vụ "nổ" ngực khi đang đi máy bay, một số khác gặp sự cố khi vừa nâng, nâng quá kích cỡ hoặc dùng chất liệu không đảm bảo.

Vì sao ca sĩ bolero Ivy Trần bị vỡ túi nâng ngực sau 7 năm phẫu thuật đặt silicon trên chuyến bay từ Đài Loan về Việt Nam. Có phải do áp suất máy bay như nhiều người phỏng đoán.

Thánh nữ bolero dance Ivy Trần bị nổ túi ngực khi đang trên máy bay từ Đài Loan về Việt Nam.

Khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi tiêm giảm cân ở một cơ sở thuộc quận Thanh Khê (Đà Nẵng), cô gái trẻ bị sốc thuốc, phải nhập viện cấp cứu.

 

6 loại thức ăn để qua đêm gây hại cho sức khỏe, thậm chí ung thư

Đồ ăn thừa hoặc một số loại thực phẩm để qua đêm sẽ có lượng độc tố cao, gây nguy hiểm tới sức khỏe của người sử dụng.

Ăn lại thực phẩm thừa là một thói quen rất phổ biến ở các gia đình Việt Nam từ trước đến nay. Thức ăn đã chế biến nhưng không được sử dụng hết, nhiều người giữ lại để ăn vào bữa tiếp theo thậm chí ăn vào ngày hôm sau mà không biết rằng việc làm này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khi ăn đồ thừa, nhiều người tìm cách hâm nóng lại nhưng cũng không ít người có thói quen ăn luôn thức ăn nguội lạnh. Điều này gây ra những rủi ro rất lớn cho sức khỏe, đặc biệt là mùa hè vì chỉ cần để thức ăn qua 8 tiếng là đủ thời gian vi khuẩn gây hại phát triển.

Dưới đây là 6 loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo không nên để qua đêm:

1. Cơm

Các chuyên gia cho biết, trên hạt gạo chứa nhiều bào tử vi khuẩn, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm nếu không biết cách bảo quản. Đặc biệt dù đã nấu thành cơm, các bào tử vẫn sống sót và sinh sôi khi "được dịp".

Vì vậy, cơm nguội sau khi thừa nếu bạn tiếp tục để ở nhiệt độ phòng có thể khiến các bào tử vi khuẩn sản sinh ra chất có hại gây nên tình trạng nôn mửa, tiêu chảy,... Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, hâm nóng lại cơm cũng không loại bỏ được hoàn toàn những chất độc hại này.

6 loại thức ăn để qua đêm gây hại cho sức khỏe, thậm chí ung thư

2. Nước lọc đun sôi

Theo nghiên cứu, nước phù hợp nhất để uống khi được đun sôi trong vòng 3 - 5 phút và nên dùng hết trong ngày là tốt nhất. Lúc này hàm lượng các chất độc hại như nitrit, clorua trong nước thấp nhất. Tuy nhiên nếu tiếp tục đun sôi hoặc để nước nguội quá lâu, lượng nitrit sẽ tăng lên đáng kể.

3. Trứng lòng đào

Trứng lòng đào khi để qua đêm vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi, phát triển hơn bình thường, gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu… Ngược lại, nếu trứng được nấu chín hoàn toàn và bảo quản trong nhiệt độ thấp của tủ lạnh, chúng có thể được lưu trữ trong 48 giờ mà không có vấn đề gì.

6 loại thức ăn để qua đêm gây hại cho sức khỏe, thậm chí ung thư

 

4. Rau lá xanh

Thông thường, hàm lượng nitrat trong các loại rau lá xanh luôn cao nhất tiếp theo đến dưa chuột và súp lơ. Vì vậy, nếu thừa nhiều loại rau cùng một lúc, bạn nên cố gắng tiêu thụ rau lá xanh trước.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khuyến cáo rằng vào mùa hè, nếu các loại rau lá xanh chế biến xong không ăn hết tốt nhất nên bỏ đi, tuyệt đối không để qua đêm, đặc biệt là rau chân vịt cần tây.

Nguyên nhân là do hàm lượng nitrat trong 2 loại rau này tương đối cao, sau khi nấu chín và để trong thời gian dài, nó sẽ dễ dàng chuyển thành nitrit – một chất gây  nguy hiểm.

5. Hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, cá đã nấu nếu để qua đêm sẽ khiến hàm lượng protein bị biến chất, gây tổn thương tới gan và thận. Trong trường hợp lỡ mua nhiều hải sản mà không ăn hết, bạn có thể để chúng vào túi hoặc hộp và đặt trong tủ đông, sau đó chế biến dần.

6 loại thức ăn để qua đêm gây hại cho sức khỏe, thậm chí ung thư

6. Nấm, mộc nhĩ

Các loại nấm sau khi chế biến bạn nên ăn ngay trong ngày, bởi nếu để qua đêm, thành phần protein phức tạp trong lchúng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa đặc biệt là khi hâm nóng. Ngoài ra, trong nấm và mộc nhĩ dù là nuôi trồng hay tự mọc cũng chứa nhiều nitrat.

Nếu nấm đã chế biến để trong thời gian quá dài có thể dẫn đến nguồn dinh dưỡng bị hao hụt, nitrat sinh ra độc tố, gây khó chịu cho dạ dày và cơ thể.

An An (Dịch theo Baidu)

Lịch sử chống ung thư của ông Khương đã trải qua 22 năm. Năm 1996, ông Khương được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối và hiện tại ông vẫn sống tốt.

Thầy giáo trẻ ở Quảng Ngãi phát hiện mình mắc ung thư lưỡi chỉ trước lễ cưới 18 ngày. Anh đã khiến cả bệnh viện ấn tượng khi xin mổ lưỡi sớm để kịp về cưới vợ.

Dù khó tin nhưng móng tay cũng có thể tiết lộ tình trạng bệnh tật, bao gồm cả bệnh ung thư.

 

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Hơn 300.000 người Việt đang sống chung với ung thư

- Ung thư ngày càng gia tăng ở Việt Nam với gần 165.000 ca mắc mới, hơn 300.000 người đang phải sống chung với căn bệnh này.

Đây là số liệu được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thông tin tại lễ kí kết thoả thuận hợp tác giữa BV K và Viện Curie phòng chống ung thư, Pháp.

Bộ trưởng Kim Tiến cho biết, giống nhiều nước khác trên thế giới, tại Việt Nam, gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng. Theo số liệu WHO 2018, mỗi năm Việt Nam có gần 165.000 ca mắc mới ung thư, gần 115.000 trường hợp tử vong. Cả nước có hơn 300.000 bệnh nhân đang phải sống chung với căn bệnh này.

Hơn 300.000 người Việt đang sống chung với ung thư
Số lượng ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng


Trong số 185 quốc gia và vùng lãnh thổ có số liệu về ung thư, Việt Nam hiện đang xếp ở vị trí 99 về tỉ lệ mắc mới, 151,4/100.000 dân, xếp 19 châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á.

Nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư thế giới, tỉ lệ mắc của Việt Nam không cao, tuy nhiên tỉ lệ tử vong tương đối lớn, xếp vị 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ 104,4/100.000 dân. Vào năm 2016, tỉ lệ tử vong của Việt Nam ở mức 110/100.000 dân.

Theo Bộ trưởng Y tế, đáng lưu ý, phần lớn người bị bệnh ung thư ở Việt Nam đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn, tốn kém.

Cũng theo Bộ trưởng Kim Tiến, công tác phòng chống ung thư hiện nay vẫn là một thách thức lớn đối với nền y học trên thế giới, không những đòi hỏi kiến thức, chuyên môn kỹ thuật hiện đại, cập nhật của các y, bác sĩ, mà còn đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân người bệnh, gia đình, ngoài ra là sự hỗ trợ tích cực từ cộng đồng, xã hội.

Để giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm, phương tiện phòng chống ung thư, Viện Curie sẽ giúp BV K đào tạo và chia sẻ chuyên môn trong các lĩnh vực ung bướu; Thiết lập các dự án chung trong nghiên cứu, đào tạo và tổ chức chăm sóc người bệnh; Tổ chức thường xuyên, mỗi năm một lần các hội nghị chuyên đề và các buổi thảo luận về các chủ đề tổ chức bệnh viện, quản lý, nghiên cứu và giảng dạy cũng như cùng xây dựng các ấn phẩm, tài liệu khoa học; Tổ chức trao đổi thông tin, các cuộc họp nghiên cứu hoặc giảng dạy có thể được tiến hành trực tuyến (telemedicine).

Hơn 300.000 người Việt đang sống chung với ung thư

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng GS.TS. Agnès Buzyn, Bộ trưởng Bộ Đoàn kết và Y tế, Pháp chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác

 


Viện Curie đã được thành lập hơn 100 năm, là một hệ thống y tế gồm các viện nghiên cứu, trường ĐH và bệnh viện lớn hàng đầu châu Âu về điều trị ung thư. Viện quy tụ hơn 3.400 nhà nghiên cứu, bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi. Mỗi năm, Viện Curie điều trị cho hơn 14.000 bệnh nhân ung thư.

GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K nhấn mạnh, ung thư nói riêng và bệnh tật nói chung nếu được phát hiện càng sớm thì chữa trị càng hiệu quả. Sẽ hết sức tai hại nếu người dân tin vào những những tin đồn "đừng điều trị ung thư". Điều này không đúng quy chuẩn bởi toàn ngành ung thư đang ra sức vận động, truyền thông trong cộng đồng dự phòng, sàng lọc và phát hiện sớm ung thư.

Trên thực tế, tỉ lệ chữa khỏi ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuỳ thuộc giai đoạn bệnh, loại ung thư, mức độ ác tính cũng như tuỳ thuộc vào từng thể trạng bệnh nhân.

Thúy Hạnh

Theo công bố mới nhất của WHO, số ca mắc mới ung thư của Việt Nam năm 2018 đã tăng lên 165.000 ca.

Tại sao tế bào ung thư lại phát triển nhanh như vậy? Chủ đề làm bối rối các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ nay đã được giải đáp.

Lịch sử chống ung thư của ông Khương đã trải qua 22 năm. Năm 1996, ông Khương được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối và hiện tại ông vẫn sống tốt.

1 trong 3 người mắc ung thư dạ dày đã chết sau gần 3 tháng phát hiện bệnh đang là hồi chuông cảnh báo mọi người về thói quen sinh hoạt không điều độ như thức khuya, ăn đêm,....

Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi nhưng tỉ lệ mắc loại ung thư này ở giới trẻ đang tăng chóng mặt, có người mới 20 tuổi.

Ăn sáng đúng cách, không chỉ cả ngày tràn đầy năng lượng, mà còn đảm bảo sức khỏe con người trong dài hạn, tuy nhiên ăn sáng sai cách sẽ phá hủy cơ thể nghiêm trọng.

 

Sán lúc nhúc trong phổi thanh niên 19 tuổi vì món ăn nhiều người Việt thích

- Nam thanh niên bị tràn khí màng phổi nhưng khi hút dịch phổi, bác sĩ phát hiện bên trong có nhiều sinh vật ngoe nguẩy.

TS.BS Trần Văn Giang, Phụ trách Khoa Vi rút - Kí sinh trùng, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết, khoa vừa điều trị thành công trường hợp bị nhiễm sán lá phổi nguy kịch.

Trước khi chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới TƯ 10 ngày, nam bệnh nhân L.H.T. (19 tuổi, Tân Yên, Bắc Giang) thường xuyên bị đau tức ngực phải, sau đó đau lan ra giữa ngực.

Sán lúc nhúc trong phổi thanh niên 19 tuổi vì món ăn nhiều người Việt thích
Nam bệnh nhân mắc sán lá phổi điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ 


Bệnh nhân đến phòng khám tư khám nhưng không tìm ra nguyên nhân. Tại BV huyện, bác sĩ chẩn đoán T. bị tràn dịch màng phổi, nguy kịch, yêu cầu chuyển lên BV đa khoa tỉnh điều trị.

Tại đây, bệnh nhân được chỉ định hút dịch phổi. Tuy nhiên, các bác sĩ hết sức ngỡ ngàng khi phát hiện có nhiều sinh vật ngoe nguẩy trong dịch. Kết quả xét nghiệm và soi vi sinh cho thấy, sinh vật lạ trong dịch phổi là sán lá phổi. Bệnh nhân sau đó được chuyển lên BV Bệnh nhiệt đới TƯ.

Sau khi điều trị bằng thuốc, bệnh nhân tiến triển tốt, không còn tình trạng sốt, đau tức ngực, tràn khí, tràn dịch.

TS Giang cho biết, trường hợp bệnh nhân T. nếu nhập viện chậm trễ có nguy cơ suy hô hấp, nguy cơ tử vong cao.

Tại Việt Nam, sán lá phổi thường tập trung tại một số tỉnh miền núi như Sơn La, Lào Cai, Hoà Bình, Hà Giang, Nghệ An... Nguyên nhân do tập quán ăn hải sản chưa được nấu chín, đặc biệt là các món ăn được chế biến từ cua biển, cua đá như: Tiết canh cua, gỏi cua, cua nướng, uống nước cua sống, mắm cua… Trong đó cua đá là vật chủ mang sán lá phổi đặc trưng.

Khi con người hay súc vật ăn phải tôm, cua có ấu trùng sán lá phổi chưa nấu chín, ấu trùng sán vào dạ dày và ruột (ấu trùng thoát nang ở tá tràng), xuyên qua thành ống tiêu hoá vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào nhu mô phổi rồi làm tổ ở đó, một số ít cư trú tại tim, phúc mạc, gan, thận, dưới da, ruột, não...

Sán lá phổi có kích cỡ to bằng hạt cà phê hay hạt lạc nhỏ, dài 7-13 mm, rộng 4-6 mm, màu đỏ hoặc trắng hồng. Chúng thuộc loài lưỡng tính, có cả bộ phận sinh dục đực và cái.

Sán lúc nhúc trong phổi thanh niên 19 tuổi vì món ăn nhiều người Việt thích
Lá phổi bị nhiễm sán
 


Sán chủ yếu ký sinh trong phổi, làm nang trong tiểu phế quản nhỏ của phổi người hay súc vật, trong mỗi nang hầu hết có 2 con và dịch mủ màu đỏ, xung quanh có mạch máu tân tạo. Trứng sán có màu nâu sẫm, hình bầu dục, có nắp, kích thước: dài 80 - 120 µm – rộng 4-8 µm vỏ dày, bên trong có chứa phôi

TS Giang lưu ý, khi mắc sán lá phổi, triệu chứng điển hình là đau tức ngực, ho khạc ra máu vào buổi sáng sớm.

Đây được đánh giá là bệnh mãn tính, nếu đển muộn, bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng ho ra máu, xuất huyết phổi, tràn dịch khí, máu màng phổi.

Để phòng bệnh, cách hiệu quả nhất là đảm bảo ăn chín, uống sôi nhất là những nơi có thói quen ăn gỏi và các hải sản tươi sống.

Thúy Hạnh 

"Bệnh từ miệng mà ra" đúng trong rất nhiều trường hợp. Chàng trai 26 tuổi bị suy thận cũng chính là do thói quen ăn uống mà rất nhiều người hiện nay đang mắc phải.

Một bé gái 8 tuổi  đã phải nhập viện vì bị đau đầu, tê liệt và lên cơn co giật. Theo kết quả kiểm tra, em đã bị nhiễm đến 100 quả trứng sán dây trong não.

Bác sĩ lần lượt gắp ra 11 con giun trong mắt bé trai 5 tháng tuổi sau khi cháu bé này tiếp xúc với thú cưng nhà hàng xóm.

Nam bệnh nhân phàn nàn mắt đau và ngứa, khi kiểm tra bác sĩ phát hiện con giun chỉ dài 15cm đang sống ngoe nguẩy bên trong.

Nữ bệnh nhân thỉnh thoảng thấy tức ngực, ho khạc ra đờm kèm theo những sinh vật nhỏ là giun lươn ngọ nguậy.

Sau khi bé gái 3 tuổi tại Nghệ An nôn ra giun, các bác sĩ gắp tiếp ra búi giun hơn 1kg trong ruột.

 

10 y bác sĩ thay nhau hiến máu cứu sản phụ nguy kịch

- 10 y bác sĩ Quảng Ninh thay nhau hiến máu trực tiếp cứu sống sản phụ bị băng huyết, nguy kịch tính mạng.

Ngày 2/11, thai phụ Trần Thị T. (37 tuổi, Cô Tô, Quảng Ninh) nhập viện khoa Sản đẻ, BV Sản nhi Quảng Ninh chờ sinh con thứ 3, thai nhi 38 tuần sau khi xuất hiện đau bụng cơn tại nhà. Bệnh nhân trước đó đã đẻ thường 2 lần, có u xơ tử cung.

Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy cổ tử cung của thai phụ đã mở 3cm, thai ngôi đầu, ối vỡ hoàn toàn, nước ối trong… Các bác sĩ hội chẩn chuyên khoa, chỉ định đẻ mổ. Bé trai nặng 3,9 kg chào đời an toàn. 

10 y bác sĩ thay nhau hiến máu cứu sản phụ nguy kịch
Ekip bác sĩ phẫu thuật cho sản phụ thoát cơn nguy kịch


Tuy nhiên, ngay sau sinh, sản phụ xuất hiện tình trạng tử cung co kém, chảy máu, được xử trí tăng co, cầm máu tích cực nhưng không đáp ứng.

Kết quả xét nghiệm đông máu cho thấy sản phụ bị rối loạn đông máu, sốc mất máu do đờ tử cung, nguy cơ tử vong cao.

Sau hội chẩn, bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt tử cung bán phần kèm truyền máu, truyền đạm, kháng sinh ngay để giữ tính mạng cho sản phụ.

Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển phòng mổ. Ca phẫu thuật kéo dài trong khoảng 1 giờ, kíp phẫu thuật đã mở bụng, xác định máu chảy từ buồng tử cung và quyết định cắt tử cung để cầm máu.

Trong quá trình phẫu thuật, sản phụ mất quá nhiều máu, cần truyền 30 đơn vị, xấp xỉ 8 lít máu nhưng lượng máu dự trữ không đủ. Trong tình huống nguy cấp, 10 bác sĩ, kỹ thuật viên của kíp trực đã thay nhau hiến máu cứu bệnh nhân.

 

Ca mổ thành công, hiện sản phụ đã qua cơn nguy kịch, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Gây mê hồi tỉnh.

BS Nguyễn Thúy Hà cho biết, bệnh lý đờ tử cung sau sinh là một tai biến sản khoa nguy hiểm. Bệnh diễn biến rất nhanh, sản phụ nhanh chóng rơi vào trạng thái nguy kịch, đe dọa tính mạng do sốc mất máu nếu không được cấp cứu kịp thời.

Thúy Hạnh

3 nhát đâm liên tiếp khiến chàng trai 30 tuổi rách cùng lúc nhiều phủ tạng như gan, phổi, dạ dày, mạch máu to như ngón tay cũng bị đứt lìa.

Thầy giáo Nguyễn Quý Hùng và anh Nguyễn Văn Quân đã vượt 200km từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh lúc 2h sáng để hiến máu cực hiếm, cứu bệnh nhân nguy kịch.  

Ban đầu có 500 người đăng ký hiến máu vì chỉ nghĩ lấy vài giọt, khi thấy túi máu to quá, không ai hiến nữa.

Viện trưởng Huyết học - Truyền máu TƯ cho biết, để có được 1 đơn vị máu cần tổng chi phí hơn 2 triệu đồng, trong khi BHYT và bệnh nhân chỉ phải trả khoảng 700.000 đồng.

Bốn y bác sỹ Hà Tĩnh vừa hiến máu góp phần cứu sống sản phụ bị sốc mất máu nặng do rau tiền đạo trung tâm, cài răng lược vào bàng quang.

 

Cứu sống sản phụ có nhóm máu hiếm, băng huyết sau sinh

 - Ngày 4/11, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM cho biết, vừa cứu sống thành công một sản phụ miền Tây bị băng huyết sau sinh mang nhóm máu hiếm. Rất may bệnh viện có đủ lượng máu để truyền và cấp cứu sản phụ qua cơn nguy kịch.

Trước đó, chị P.T.X.T (1984, ngụ tại tỉnh Bến Tre) mang thai lần 2, sinh hút vì rặn không chuyển, băng huyết sau sinh với máu hiếm AB/Rh(-). Trong khi đó điều kiện bệnh viện tuyến tỉnh không thể đáp ứng đã khẩn cấp chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Từ Dũ cấp cứu. Lúc nhập viện, sản phụ trong tình trạng nguy kịch, thiếu khối lượng tuần hoàn máu do không có máu bù, da xanh, niêm mạch nhạt, mạch và huyết áp gần như không đo được.

Bác sĩ Hồng Công Danh, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Từ Dũ chỉ đạo đưa bệnh nhân vào phòng mổ và điều động toàn bộ nhân viên của khoa lập tức chung tay cấp cứu cho sản phụ.

Cứu sống sản phụ có nhóm máu hiếm, băng huyết sau sinh

Bác sĩ cấp cứu sản phụ trong phòng Gây mê Hồi sức

Bệnh nhân được đặt nội khí quản quản lý đường thở, truyền thuốc vận mạch để tăng huyết áp, lắp các đường truyền mạch ngoại biên, đặt catheter đo huyết áp động mạch xâm lấn, lấy máu xét nghiệm. Đồng thời, ê-kíp chuẩn bị dụng cụ cấp cứu và báo động đỏ nội viện xin máu, mời bác sĩ Tim mạch, Huyết học để hội chẩn điều trị cho người bệnh trong tình trạng mất máu nguy cấp.

 

Sau 35 phút hồi sức tích cực, cùng với việc sử dụng thuốc vận mạch liều cao, truyền một đơn vị máu 350ml đầu tiên và 4 đơn vị kết tủa lạnh có được từ sự hỗ trợ rất khẩn trương của Khoa Xét nghiệm và Ngân hàng máu – Bệnh viện Từ Dũ, bệnh nhân tạm thời qua được cơn nguy kịch.

Sau đó, sản phụ được khâu hồi phục tầng sinh môn, thắt động mạch tử cung hai bên, đặt bóng chèn tử cung và được tiếp tục theo dõi.

Bác sĩ chia sẻ để cứu sống sản phụ bệnh viện đã truyền cho sản phụ lượng máu hiếm gồm: 4 túi máu O/Rh(-) (350ml/túi), 3 túi máu AB/Rh(-) (350ml/túi), 10 túi huyết tương động lạnh (150ml/túi), 10 đơn vị kết tủa lạnh, 2 túi tiểu cầu gạn tách.

Hiện, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, tiếp xúc tốt và đươc tiếp tục theo dõi tình trạng chảy máu âm đạo.

Phan Nhơn

Trong quá trình phẫu thuật, do xuất huyết nên sản phụ Thắng cần truyền máu gấp, một nam bác sĩ trùng nhóm máu hiếm đã truyền máu để cứu sống sản phụ này.

Trong lúc bác sĩ đang mổ bắt song thai, sản phụ 30 tuổi bất ngờ bị co giật, tím tái, ngưng tim.

Vì mắc phải hội chứng hiếm gặp truyền máu song thai, cặp sinh đôi qua đời thương tâm trước sự đau đớn của cha mẹ.

 

Bài đăng phổ biến