- Ở tuổi 28, T. liên tục bị người thân, hàng xóm giục hỏi bao giờ lấy chồng. Quá áp lực, cô gái trẻ tìm đến cái chết không thành, phải điều trị tâm thần suốt 2 năm.
Trong số nhiều bệnh nhân nữ nhập viện điều trị, BS Nguyễn Quốc Thắng, Giám đốc BV Tâm thần Mỹ Đức (Hà Nội) nhớ như in trường hợp một cô gái trẻ ở Hà Nội "hoá điên" vì liên tục bị hỏi chuyện kết hôn.
BS Thắng kể, thời điểm nhập viện, bệnh nhân Nguyễn Thị T. mới 28 tuổi. Cô gái trẻ luôn có ý định tìm đến cái chết để giải thoát, tâm trạng hoảng loạn, sợ hãi, không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai.
Các nữ bệnh nhân điều trị tại BV tâm thần |
Bệnh nhân ở lại BV điều trị và theo dõi suốt 2 năm liên tục, được áp dụng đủ liệu pháp từ tâm lý tới thiền, thôi miên, hỗ trợ từ gia đình đến dùng thuốc.
Tình trạng bệnh dần ổn định, T. đã vui sống trở lại, lấy chồng và hiện có gia đình hạnh phúc với 2 cô con gái và 1 bé trai.
Sau này T. chia sẻ, bản thân bị ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề do 3-4 năm liên tiếp bị người thân, hàng xóm, bạn bè giục hỏi bao giờ cưới, khi nào lấy chồng. Dần dần T. sợ đám đông, cảm thấy sợ mỗi khi nghe những người xung quanh hỏi han hay trêu chọc chuyện chồng con.
Tình trạng này diễn tiến ngày một nặng khiến T. tìm cách treo cổ tự tử để kết thúc cuộc sống bế tắc. May mắn người thân phát hiện kịp thời nên T. được cứu sống. Tuy nhiên từ đây, cô rơi vào trạng thái sang chấn tâm lý nặng nề nên gia đình đưa tới BV để điều trị.
Theo BS Thắng, những trường hợp bệnh nhân điều trị tâm thần, ngoài hỗ trợ từ thầy thuốc còn cần sự giúp đỡ, quan tâm đặc biệt của người thân để người bệnh nhân chóng ổn định tâm lý, hoà nhập cuộc sống trở lại.
Minh Anh
Bị cha mẹ tịch thu điện thoại, cậu bé 14 tuổi bị co giật, ảo giác khi luôn nghe tiếng thúc giục bên tai "mày phải chơi đi".
Gần 14 triệu người Việt Nam đang mắc các rối loạn tâm thần phổ biến. Gần 1/5 trong số này mắc các rối loạn tâm thần nặng.
Nhiều người đau đầu, mất ngủ triền miên nhưng chủ quan chỉ uống thuốc mất ngủ mà không hề nghĩ đến trầm cảm.
Bệnh tâm thần ở giới trí thức có liên quan mật thiết đến môi trường sống. Theo các BS tâm thần, những người làm việc trí óc rất cần sự tách bạch giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi.
Anh Dư Thanh Bình - Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội khổ sở chia sẻ: "10 năm nay tôi sống trong mặc cảm, che giấu trốn tránh những ánh mắt tò mò, dị nghị của bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm nhìn tôi như một thằng bệnh hoạn khác đời.
Những trường hợp trầm cảm sau sinh thường có suy nghĩ không muốn bố mẹ, con cái khổ nên thường tự tử cùng hoặc sát hại người thân trước khi tự sát.