Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Người đàn ông giãn đồng tử tưởng chết bất ngờ hồi sinh trở lại

- Khi chuyển đến viện, người đàn ông 50 tuổi toàn thân bất động, đồng tử 2 bên đã giãn 6mm.

Nam bệnh nhân Đặng Đình Hoà (60 tuổi, Cát Bà, Hải Phòng) từ tuyến dưới chuyển đến BV Bạch Mai trong tình trạng nguy kịch, liệt toàn thân, suy hô hấp nặng, phải thở máy, đồng tử 2 bên giãn 6mm.

TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, với tình trạng này, các bác sĩ ít kinh nghiệm hoặc với nền y học trước đây có thể nhầm lẫn với một người đã tử vong.

Qua khai thác bệnh sử, gia đình cho biết, tối hôm trước ông Hoà có nướng một con so to cỡ 10cm để ăn. 

Người đàn ông giãn đồng tử tưởng chết bất ngờ hồi sinh trở lại
Bệnh nhân trong tình trạng rất nặng những ngày đầu nhập viện 


Đến 22h cùng ngày, ông Hoà thấy khó thở, tê môi, lưỡi, miệng, mặt, chân tay và bắt đầu nói khó. Gia đình lập tức đưa bệnh nhân đến BV Cát Bà. Dù được cấp cứu nhưng tình trạng khó thở vẫn tiếp tục tăng lên, liệt tất cả các chi. Khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu sụp mi, đã lập tức chuyển lên BV Bạch Mai.

Tại đây, bác sĩ chỉ định thở máy, hồi sức tích cực. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân đã có thể tự thở. Hiện sau 20 ngày nằm viện, bệnh viện đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc cho biết, trường hợp nói trên ngộ độc tetrodotoxin – một chất độc tự nhiên có trong con so (dễ bị nhầm là sam biển lành tính).

Tetrodotoxin là độc tố thần kinh, rất độc, tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ (nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại), nếu đun sôi 100 độ C thì sau 6 giờ mới giảm được một nửa độc tính; để phá hủy hoàn toàn độc tính phải đun sôi ở 200oC trong 10 phút, nếu cho vào dung dịch HCl 0,2-0,3% sau 8 giờ mới bị phân huỷ. 

Người đàn ông giãn đồng tử tưởng chết bất ngờ hồi sinh trở lại
 


Khi bị nhiễm độc, bệnh nhân rối loạn cảm giác (tê môi, lưỡi, chân tay), sau đó nhanh chóng bị liệt toàn bộ các cơ của cơ thể, đồng tử giãn, trong đó quan trọng là liệt các cơ hô hấp, dẫn tới bệnh nhân không thể ho khạc, không thể thở được và nhanh chóng suy hô hấp, tử vong. Chất độc cũng có thể gây loạn nhịp tim, tụt huyết áp, nôn, đau bụng.

Đáng lưu ý, tình trạng ngộ độc xuất hiện nhanh và rất nặng, tỉ lệ tử vong lớn nếu không được cấp cứu kịp thời, đặc biệt với những người ăn uống trên tàu thuyền, ngoài đảo, xa cơ sở y tế. Thực tế đã từng có người tử vong trên đường vận chuyển do không kịp tới bệnh viện.

Chất độc tetrodotoxin phổ biến có ở cá nóc, tuy nhiên cũng có ở nhiều loài sinh vật khác như con so, bạch tuộc vòng xanh, sao biển, một số loài cua, sa giông, một số loài ốc biển…

BS Nguyên khuyến cáo, để phòng tránh các trường hợp ngộ độc và tử vong đáng tiếc, bà con không ăn cá nóc và các loài sinh vật biển lạ hoặc khi bình thường ít được ăn. Vì ngay cả với các chuyên gia, việc phân biệt chắc chắn giữa các sinh vật trông hình dạng tương tự nhau nói chung cũng rất khó.

*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Thúy Hạnh

Chuẩn bị đến giờ đi làm, người đàn ông ở Hà Nội đột ngột khó thở, đau ngực dữ dội rồi nhanh chóng rơi vào trạng thái ngừng thở.

Người đàn ông ở miền Tây được bệnh viện lớn ở Sài Gòn tiên lượng tử vong nên gia đình mang về lo hậu sự đã bất ngờ sống lại.

Là người Hà Nội, bệnh nhân vẫn tin vào bác sĩ Google, bôi nước mắm chữa ung thư, số khác đắp lá, cao để hút... khối u.

Theo công bố mới nhất của WHO, số ca mắc mới ung thư của Việt Nam năm 2018 đã tăng lên 165.000 ca.

 

Chỉ cảm cúm, mẹ Hà Nội chiến đấu cùng con suốt 14 ngày qua 3 bệnh viện

- Cô con gái 23 ngày tuổi ban đầu chỉ hắt hơi, sổ mũi nhưng sau đó rơi vào trạng thái suy hô hấp, viêm phổi, cấp cứu qua 3 bệnh viện.

Vài tuần trở lại đây, sự bùng phát của virus hợp bào hô hấp (RSV) khiến hàng loạt trẻ phải vào BV Nhi TƯ thở máy, dù các triệu chứng ban đầu chỉ giống cảm cúm, hắt hơi.

Cứ ngỡ câu chuyện trên báo đài, tivi ở đâu xa xôi lắm, cho đến khi chính cô con gái 23 ngày tuổi của mình nhiễm virus này phải nằm viện, điều trị qua 3 bệnh viện trong suốt 14 ngày, chị Nguyễn Hoa (29 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) mới thấy thấm thía.

Chị Hoa gọi đây là hành trình "khủng khiếp" và chia sẻ lại câu chuyện chiến đấu cùng con chống lại virus RSV để giúp các bậc cha mẹ cẩn thận hơn khi chăm sóc con.

3 ngày đầu cảm cúm bình thường

Cho Hoa cho biết, Katie là con gái thứ 2. Khi Katie được 23 ngày tuổi, bé bắt đầu có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi nhưng tình trạng khá nhẹ. Suốt 2 ngày đầu chỉ hắt hơi 5-6 lần và ho 2-3 lần/ngày.

Đến ngày thứ 3, hơi lo lắng, chị Hoa gọi điện hỏi bác sĩ, thông báo các triệu chứng của bé và nhận được chỉ dẫn tiếp tục theo dõi, nếu có biểu hiện sốt, khó thở, bú kém phải đưa vào BV điều trị. 

Chỉ cảm cúm, mẹ Hà Nội chiến đấu cùng con suốt 14 ngày qua 3 bệnh viện
Bé Katie những ngày điều trị tại bệnh viện 


Từ đêm ngày thứ 3, bé Katie vẫn bú và ngủ bình thường nhưng triệu chứng khó thở ngày một tăng. Đến 6h sáng ngày thứ 4, khi bé dậy, tình trạng mệt rõ ràng hơn. Chị Hoa lập tức đưa con đến BV Hồng Ngọc khám.

Trong thời gian rất ngắn di chuyển đến BV, tình trạng bé tiếp tục nặng thêm, được chuyển ngay vào khoa cấp cứu với chẩn đoán viêm phổi, khó thở và yêu cầu chuyển gấp qua BV Xanh Pôn gần đó.

Tại BV Xanh Pôn, bé cũng được chuyển vào phòng cấp cứu với chẩn đoán viêm phổi, phải điều trị bằng kháng sinh, tách mẹ, 3 tiếng gặp con 1 lần để cho bú.

Trong vòng 3 tiếng, khi gặp lại con, chị thấy Katie khó thở nặng thêm, bú rất ít. Thấy tình trạng của con tăng nặng, xung quanh lại nhiều trẻ mắc bệnh khác cùng nằm chung trong phòng 40m2 nên 15h ngày thứ 4, vợ chồng chị quyết định chuyển con sang BV Nhi TƯ điều trị.

Chuyển viêm phổi chỉ sau 1 ngày

Khi từ Xanh Pôn chuyển qua BV Nhi, bé Katie đã bắt đầu bị suy hô hấp, phải thở oxy, độ bão hoà oxy giảm từ 100 xuống còn 84 (độ bão hoà oxy ở người bình thường từ 95-100).

Nhập viện được 1 tiếng, bác sĩ chuyển bé Katie lên khoa hồi sức sơ sinh để khám và chẩn đoán bệnh. Bác sĩ kết luận bé bị viêm phế quản, phổi, yêu cầu mẹ tách rời con để bác sĩ cấp cứu.

Ngay sau đó, một sinh viên y khoa chạy vào báo bác sĩ: Bệnh nhân bị sốc. Vợ chồng chị Hoa lo lắng, tái mét mặt nhưng may mắn, một lúc sau bé đã về trạng thái ổn định dù vẫn thở oxy. 

Chỉ cảm cúm, mẹ Hà Nội chiến đấu cùng con suốt 14 ngày qua 3 bệnh viện
Chị Hoa cùng bé Katie
 


Chiều tối cùng ngày, bác sĩ thông báo kết quả chính thức, bé bị nhiễm virus RSV, hiện chưa bị viêm phổi, kháng sinh không có tác dụng với virus này.

Ngay sau đó bé được ghép mẹ. Ngày thứ 2 ở BV Nhi, bé vẫn bú tốt dù khó thở, phải thở gắng sức. Sang ngày thứ 3 ở viện, bé bắt đầu quấy khóc, đặt xuống là khóc và bế lên là nín vì mũi bị ngạt, không thể nằm.

Dù chị Hoa đã tích cực cho bé thở khí dung và hút mũi, rửa mũi, hút đờm cho con nhưng kết quả vẫn không cải thiện, bé ho liên tục. Khi hỏi bác sĩ, chị Hoa nhận được câu trả lời rằng đây là biểu hiện bệnh đang ở giai đoạn nặng nhất, nếu vượt qua được giai đoạn này, con sẽ ổn.

Chiều tối ngày thứ 3, bé Katie bắt đầu khó thở, độ bão hoà oxy giảm còn 80. Bác sĩ ngay lập tức đưa bé trở lại phòng cấp cứu.

30 phút sau, bác sĩ thông báo con đã bị viêm phổi và phải điều trị bằng kháng sinh. Bác sĩ lấy máu xét nghiệm thêm, nếu có sẽ gọi người nhà ngay trong đêm.

"Lúc đó không biết nghĩ gì thêm, chỉ cầu trời khấn phật rằng con sẽ không sao cả", chị Hoa chưa hết bàng hoàng kể lại.

Cứ thế hàng ngày, cách mỗi 3 tiếng, chị Hoa mang sữa cho con và đợi bác sĩ thông báo vào 10h30-12h hàng ngày.

Trong 2 ngày đầu tách mẹ, tình trạng đờm dãi, xuất tiết ở phổi tiếp tục tăng lên, bé phải thở bằng ống thông, có nguy cơ phải thở máy, ăn ngày 8 bữa, mỗi bữa 70ml.

2 ngày kế tiếp, tình trạng của bé tiến triển tốt dần lên, không cần thở bằng ống thông. Ngày thứ 8 ở BV Nhi, chị Hoa được ở cùng con, ngày thứ 9, bác sĩ thông báo sắp được xuất viện.

Tuy nhiên chiều tối cùng ngày, bé Katie đột ngột sốt cao trên 38 độ, phải nhét thuốc hạ sốt 3 lần/ngày trong suốt 2 ngày kế tiếp.

"Mình lo nhất là con có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện. Tất cả các loại bệnh có thể truyền nhiễm ở bệnh viện còn nặng hơn rất nhiều so với virus RSV. Nhất là khi bác sĩ đưa con đi lấy máu làm xét nghiệm và cấy máu tìm nguyên nhân bệnh, mỗi lần vậy lại đứng tim, lo không biết con bị thêm bệnh gì không", chị Hoa nhớ lại.

Bác sĩ thông báo bé có nguy cơ nhiễm khuẩn, sẽ xét nghiệm lại vào hôm sau. Tuy nhiên may mắn, kết quả xét nghiệm lại cho thấy các chỉ số đã bình thường trở lại, dù chưa rõ nguyên nhân sốt là gì, xét nghiệm nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng máu cũng đều cho kết quả âm tính. Bác sĩ kết luận con chỉ bị sốt do nhiễm virus thông thường.

Kết thúc chuỗi ngày căng thẳng, nhiều lúc như nín thở tại bệnh viện, chị Hoa lưu ý các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến sức khoẻ của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh do diễn biến cực kỳ nhanh và nguy hiểm, chỉ sau 1 ngày đã bị viêm phổi.

Minh Anh

Đang ăn bột, bé trai 11 tháng đột nhiên lả dần và chỉ sau vài chục giây mắt bé bắt đầu trợn lòng trắng, môi và mặt tím tái.

Cô ấy nhắn inbox: "Em đã mất sạch tài sản rồi chị ạ, chẳng còn gì", tôi hỏi "em còn con không? Nếu còn con là còn tất cả".

Cúm có khả năng lây lan cực mạnh nhưng nhiều người Việt vẫn rất "hồn nhiên" khiến bệnh lây lan khắp công sở.

Khi đến viện, bệnh nhân vẫn rất tỉnh táo nhưng bắt đầu sợ gió, sợ nước và tử vong 2 ngày sau đó.

Khi vào cơ thể, virus dại sẽ di chuyển dọc dây thần kinh tới tuỷ sống rồi tới não bộ. Vết cắn càng gần não, thời gian phát bệnh càng nhanh.

 

Viêm amidan có nhất thiết phải cắt?

Viêm amidan ai cũng có thể bị, nếu phòng ngừa và diệt virus khởi nguyên thì bệnh sẽ không phát triển nặng.

Không phải lúc nào cũng có chỉ định cắt

Nhiều người thấy viêm họng, sưng amidan là nghĩ ngay đến việc hỏi bác sĩ có nên cắt không. Nhiều bà mẹ thấy con được chẩn đoán viêm amidan gây ho, sốt cũng đề nghị bác sĩ cắt cho con. Vậy trường hợp nào thì nên cắt amidan, cắt có gây biến chứng không, không cắt thì phải làm sao để không bị bệnh tái phát…

Các chuyên gia tai mũi họng khuyến cáo chỉ cắt amidan trong những trường hợp sau: Bệnh nhân hay bị viêm, tái phát nhiều, từ 5-6 lần trong một năm; Bệnh nhân bị áp xe; Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận; Amidan quá to, gây cản trở đường thở, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ, hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần. Ngoài ra, amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng, hoặc nghi ngờ ác tính.

Viêm amidan có nhất thiết phải cắt?
Viêm amidan ai cũng có thể bị, nếu phòng ngừa và diệt virus khởi nguyên thì bệnh sẽ không phát triển nặng

Cắt amidan là một phẫu thuật đơn giản, dễ thực hiện và khá an toàn. Tuy nhiên, có thể gây biến chứng, thậm chí tử vong do chảy máu khi nhân viên y tế thực hiện không đúng kỹ thuật như cắt chạm mạch máu gây chảy máu không cầm; ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đối mặt với biến chứng của gây mê - sốc phản vệ.

Trước khi tiến hành gây mê và phẫu thuật, bệnh nhân cần được tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cẩn thận; Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách, hoặc chỉ định cắt amidan nếu cần thiết.

Dùng thảo dược đẩy lùi viêm amidan

 
Viêm amidan có nhất thiết phải cắt?
Dùng sản phẩm từ cây cúc lục lăng viêm amidan cấp và mãn sẽ được đẩy lùi

BS. Hoàng Sầm, Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam, nguyên giảng viên chính bộ môn Đông y - Đại học Y dược Thái Nguyên cho biết: "Khi có những triệu chứng ban đầu gây viêm họng như ngứa, rát, nuốt vướng thì nên loại bỏ ngay, bởi lúc này virus khởi nguyên gây viêm amidan đang bắt đầu 'quấy rối'. Uống nhiều nước không để khô cổ họng, uống và ăn nhiều loại thực phẩm có chức vitamin C để tăng cường sức đề kháng, không nằm máy lạnh, không uống nước đá lạnh… dùng thảo dược dạng viên ngậm có chứa thành phần diệt virus gây viêm amidan, viêm họng. Hiện nay viên ngậm An Hầu Đan có chứa thành phần này".

Viên ngậm này có thành phần chính từ cây cúc lục lăng. Cúc lục lăng là một thảo dược quý, chỉ có thể mọc ở độ cao 1.200 - 1.500m so với mặt nước biển và chỉ có ở miền biên viễn Việt Nam như Tả Phìn Hồ (Hà Giang), một số núi cao trên dãy Hoàng Liên Sơn.

Cũng theo BS. Hoàng Sầm, tác dụng chống viêm của nó có giá trị cả ở tình trạng cấp tính và mạn tính. Nếu được sử dụng ngay trong 6h - 12h đầu tiên kể từ khi virus họ Orthomyxoviridae gây viêm họng, viêm amidan thì chất sesquiterpene của cúc lục lăng sẽ ức chế lập tức sự phát triển của virus này, đồng thời giúp giảm viêm nhanh nhờ ức chế hoạt động của Cytokine và Chemokine - các phân tử protein tín hiệu khởi động viêm.

Trong một viên ngậm An Hầu Đan, BS. Hoàng Sầm cho biết có tới 4 thảo dược được điều phối, tận dụng tất cả các lợi thế của mỗi loại. Đó là cúc lục lăng - vị chính - kháng virus đường hô hấp, kháng viêm; sơn đậu căn kháng viêm giảm đau; lược vàng điều hòa miễn dịch và thăng ma kháng khuẩn, chống xuất tiết. Đây là bài thuốc áp dụng cấu trúc Quân, Thần, Tá, Sứ của Y học cổ truyền.

Doãn Phong

 

Chiến đấu với ung thư 40 năm, bí quyết của cụ ông 90 tuổi là gì?

Bệnh ung thư không còn đáng sợ nếu chúng ta tự ý thức thay đổi những thói quen sống tốt và khoa học. Cụ ông 90 tuổi đã chiến đấu với bệnh ung thư đại tràng trong 40 năm là một minh chứng.

Cụ ông trong bức ảnh tên là Cao Điền - từng là một bác sĩ được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng khi 50 tuổi. Tuy nhiên, thay vì lo lắng, buồn rầu như những bệnh nhân khác, cụ Cao Điền luôn lạc quan vui vẻ. Hiện tại cụ vẫn khỏe mạnh dù đã 90 tuổi, đồng nghĩa cuộc chiến với bệnh  đã kéo dài 40 năm.

Chiến đấu với ung thư 40 năm, bí quyết của cụ ông 90 tuổi là gì?

Trong một buổi phỏng vấn về bí quyết sống khỏe cụ Cao Điền đã nói: "Trong bệnh viện, các đồng nghiệp đã cho tôi rất nhiều lời khuyên, tôi làm theo những lời khuyên của họ, tức là phải nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng như gan, phổi, thận dạ dày, đường ruột theo 5 khía cạnh. Sau đó tôi nhận thấy rằng cơ thể càng ngày càng khỏe mạnh hơn".

Để ức chế tế bào ung thư, cần phải thay đổi 5 đặc điểm sau:

1. Chú ý nuôi dưỡng đường ruột: Không ăn thức ăn để qua đêm hoặc thực phẩm ẩm mốc

Hiện nay, mỗi gia đình đều sử dụng tủ lạnh để dự trữ thực phẩm, nhưng thực tế dù tủ lạnh tốt thế nào, nếu thực phẩm ở trong tủ lạnh để qua đêm, nó vẫn sản sinh ra một phần aflatoxin nhất định, trong các thực phẩm mốc như đậu phộng mốc, ngô mốc,.. cũng sản sinh ra aflatoxin - là chất gây ung thư cấp 1.

Chiến đấu với ung thư 40 năm, bí quyết của cụ ông 90 tuổi là gì?

Thực phẩm nấm mốc là nguyên nhân gây ra ung thư

Nếu bạn ăn các loại thức ăn này, bạn sẽ khiến những chất aflatoxin đi vào ruột, tương đương với việc gián tiếp ăn nhiều chất độc. Vì vậy chúng ta phải học hỏi từ kinh nghiệm của cụ ông là phải ăn ít thức ăn để qua đêm hoặc các thực phẩm ẩm mốc để giúp khống chế phát triển tế bào ung thư.

2. Chú ý nuôi dưỡng gan: uống ít rượu và ít giận dữ

Mọi người đều biết, nếu thường xuyên uống rượu, gan sẽ phải tiêu hóa rượu cồn. Tùy thuộc vào sự gia tăng của tuổi tác, chức năng gan của chúng ta sẽ càng ngày càng kém, năng lực tiêu hóa rượu cồn cũng càng ngày càng thấp. Nếu thường xuyên thích uống rượu, sẽ gây gánh nặng cho gan và gây ra bệnh tật.

Chiến đấu với ung thư 40 năm, bí quyết của cụ ông 90  tuổi là gì?

Hãy nói tạm biệt đồ uống có cồn

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên bị trầm cảm và tức giận sẽ làm tổn thương trực tiếp đến gan. Nếu muốn khống chế sự phát triển của tế bào ung thư, bạn hãy nhớ rõ nhất định phải ít giận dữ và tuyệt đối tạm biệt đồ uống nhiều cồn.

 

3. Chú ý đến việc nuôi dưỡng phổi: bỏ thuốc lá

Cụ ông Cao Điền nói, trong cuộc sống thường ngày cụ rất thích hút thuốc và uống rượu, sau khi phát hiện bị ung thư, cụ đều bỏ thuốc lá và rượu. Hành vi này cũng gián tiếp khống chế sự phát triển các tế bào ung thư.

Bạn cũng biết, chất nicotine trong thuốc lá đi vào cơ thể sẽ gây tổn thương rất lớn cho tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Vì vậy, người hút thuốc cũng sẽ có khả năng mắc ung thư gan cao hơn gấp 10 lần những người bình thường.

Chiến đấu với ung thư 40 năm, bí quyết của cụ ông 90 tuổi là gì?

Thuốc lá chứa chất gây ung thư là nicotine

4. Chú ý nuôi dưỡng thận: không nhịn tiểu và kịp thời bài tiết phân

Cụ Cao Điền nói: "Thận là nền tảng của sinh mệnh, trong cuộc sống bình thường của tôi, tôi hay nhịn tiểu và trì hoãn việc đi đại tiện điều này đã gián tiếp gây gánh nặng cho thận".

Nhịn tiểu rất dễ dẫn đến viêm tuyến tiền liệt, còn trì hoãn đi đại tiện sẽ khiến những độc tố tích lũy trong cơ thể, về lâu về dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thận. Do vậy, không muốn nuôi dưỡng các tế bào ung thư, nhất định phải nuôi dưỡng thói quen đi tiểu kịp thời.

5. Chú ý nuôi dưỡng dạ dày: ăn ít thực phẩm chiên hoặc thực phẩm có lượng muối cao

Có rất nhiều người mắc bệnh ung thư dạ dày, trong cuộc sống hàng ngày họ đều thích ăn món chiên xào hoặc là các thực phẩm nhiều muối. Những thực phẩm này chứa rất nhiều chất phụ gia và chất bảo quản, dễ sinh ra nitrite - là một chất gây ung thư rất mạnh.

Chiến đấu với ung thư 40 năm, bí quyết của cụ ông 90 tuổi là gì?

Vì vậy, tất cả mọi người trong cuộc sống phải chú ý đến việc nuôi dưỡng dạ dày, tức là ăn ít thực phẩm chứa chất phụ gia để không gây tổn thương niêm mạc dà dày.Nếu bạn học được thói quen ăn uống tốt cho dạ dày này của cụ Cao Điền sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày trong tương lai.

Cụ ông Cao Điền còn cho biết ngoài thói quen ăn uống khoa học, còn phải tập thể dục để tăng sự trao đổi chất, cải thiện hệ miến dịch và bài trừ độc tố ra khỏi cơ thể.

Hà Vũ(dịch theo QQ)

Có lẽ bạn không thể ngờ rằng những món ăn dù tự tay nấu nhưng chỉ cần sai sót chút thôi lại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cho cả gia đình.

Là người Hà Nội, bệnh nhân vẫn tin vào bác sĩ Google, bôi nước mắm chữa ung thư, số khác đắp lá, cao để hút... khối u.

Chỉ vì có sở thích gây hại cho sức khỏe suốt thời gian từ khi còn trẻ, hai vị nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc đã qua đời khi sự nghiệp đang ở thời đỉnh cao.

 

Hơn 200 học sinh tiểu học nhập viện nghi ngộ độc sau bữa ăn bán trú

- Khoảng 200 học sinh tiểu học ở Ninh Bình đã phải nhập viện cấp cứu nghi bị ngộ độc thực phẩm.               

Tối nay, lãnh đạo, Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 250 đến 300 cháu học sinh trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng vào kiểm tra, điều trị nghi bị ngộ độc thực phẩm.

Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình Vũ Văn Cẩn cũng xác nhận vào khoảng 14h hơn chiều nay, nhiều học sinh tại trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (phường Bích Đào, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, sốt…nghi ngộ độc thực phẩm.

Hơn 200 học sinh tiểu học nhập viện nghi ngộ độc sau bữa ăn bán trú
Hơn 200 học sinh nhập viện nghi ngộ độc

Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với nhà trường cùng các cơ quan chức năng đưa hơn 150 cháu học sinh vào Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình để điều trị. Hơn 40 cháu học sinh khác vào Trung tâm Y tế Dự phòng điều trị.

Theo ông Vũ Văn Cẩn, để đáp ứng số lượng học sinh nhập viện lớn, Sở Y tế đã cho triển khai tất cả các giường gấp tạm thời khi tiếp nhận bệnh nhân. Đến chiều tối cùng ngày, các cơ sở y tế đã tập trung cấp cứu ổn định cho các cháu. Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình đang phân loại các cháu học sinh đưa lên khoa điều trị theo mức độ nặng nhẹ.

"Một số cháu bênh cạnh biểu hiện bồn nôn, chóng mắt đã xuất hiện sốt. Chúng tôi đang tích cực theo dõi các cháu này tại khoa cấp cứu của Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình", ông Cẩn thông tin thêm.

Hơn 200 học sinh tiểu học nhập viện nghi ngộ độc sau bữa ăn bán trú

 

Hơn 200 học sinh tiểu học đã được đưa vào viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Ông Phạm Cầm Kỳ,  Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình cho biết, hiện các bác sĩ bệnh viện đang tập trung chuyên môn để điều trị của các cháu. Hiện bệnh viện tiếp nhận khoảng 250 đến 300 cháu học sinh. Hiện các cháu đã ổn định sức khỏe, không có cháu nào nguy hiểm đến tính mạng. Phí bệnh viện không nắm được các cháu ăn vào thời điểm nào. Khi các cháu nhập viện có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.

Ông Đỗ Văn Tự, Hiệu trưởng trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng lên tiếng: Hôm nay nhà trường tổ chức ăn bán trú cho hơn 900 cháu bữa trưa. Ăn xong thì nhiều cháu có biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, chủ yếu là học sinh khối 1. Sau khối 1, các khối khác cũng xuất hiện tình trạng tương tự nhưng ít hơn.

Thực đơn trưa nay ăn trong bữa cơm bán trú của nhà trường baogồm: Cơm trắng, tôm chiên, ruốc gà, canh cà chua.

Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ ngộ độc tập thể trên.

Sau bữa ăn trưa 11/11 hàng loạt công nhân tại Công ty TNHH Amara Việt Nam (Cổ Lễ - Trực Ninh - Nam Định) phải nhập viện do bị ngộ độc thực phẩm.

Ngày 18.7, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã phải hoãn một số ca mổ. Lí do là một số bác sĩ đang phải nhập viện vì bị ngộ độc thực phẩm trong một chuyến du lịch Hạ Long.

Số người nhập viện do ngộ độc thực phẩm tại bản Nà Mện (Sơn La) tính đến trưa nay đã có 216 người.

Các bệnh nhân đều được đưa tới bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đau quặn bụng, đau đầu, nôn mửa.

Đoàn khách giáo viên từ Hà Nội vào Đà Nẵng tham quan đã phải nhập viện khẩn cấp do đau bụng dữ dội, nôn mửa.

Hoài Anh

 

5 thói quen nấu nướng gây ung thư, 90% người Việt đang mắc phải

Có lẽ bạn không thể ngờ rằng những món ăn dù tự tay nấu nhưng chỉ cần sai sót chút thôi lại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cho cả gia đình.

Dưới đây là 5 thói quen sai lầm trong khi nấu ăn mà các gia đình hay gặp làm tăng nguy cơ mắc ung thư cho cả gia đình:

1. Để dầu ăn trên chảo nóng già, bốc khói

Nhiều người thường quan niệm khi rán hay xào nên cho dầu ăn trên chảo nóng già, thậm chí bốc khói mới bắt đầu cho thực phẩm vào để hương vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm vì khi dầu ăn bốc khói chính là lúc các thành phần bị biến đổi, nếu tiếp tục xào nấu sẽ sản sinh ra các chất gây , có hại cho cơ thể.

5 thói quen nấu nướng gây ung thư, 90% người Việt đang mắc phải

Để dầu ăn bốc khói là một thói quen gây hại sức khỏe

2. Đậy nắp lại khi nấu món xào

Khi chế biến các món xào nhiều bà nội trợ thường hay đậy kín vung nồi để cho thực phẩm nhanh chính và mềm hơn. Nhưng đây lại là thói quen được cần phải bỏ gấp vì không chỉ khiến đồ ăn mất đi chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe cả gia đình.

Khi nấu dù bạn cẩn thận đến mấy cũng không tránh được việc sản sinh ra lượng khói lớn - quá trình của việc đun nấu dầu và thức ăn ở nhiệt độ cao. 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, khói dầu gây hại cho sức khỏe không khác gì khói thuốc lá, nếu hít nhiều sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tức ngực, đau đầu. Về lâu dài có nguy cơ cao bị ung thư phổi.

5 thói quen nấu nướng gây ung thư, 90% người Việt đang mắc phải

Nhiều người quan niệm đậy nắp khi nấu đồ ăn sẽ nhanh chín và mềm hơn

Để hạn chế điều này bạn hãy tập thói quen mở nắp vung nồi khi đun nấu, phòng bếp cũng cần được thông thoáng bằng cách mở cửa sổ hoặc lắp đặt hệ thống hút mùi.  

 

3. Không lựa chọn dầu ăn phù hợp

Bạn nghĩ rằng tất cả dầu ăn trên thị trường đều giống nhau? Điều này là sai hoàn toàn, các thương hiệu kém uy tín hoặc dầu ăn tự làm được bán giá rẻ thường khả năng cao được tạo ra từ nguyên liệu bẩn, mốc không đảm bảo. Chúng chứa rất nhiều aflatoxin là chất gây ung thư số 1 cho cơ thể.

4. Chiên giòn khoai tây và các thực phẩm nhiều tinh bột

Khoa học đã chứng minh, các loại thực phẩm giàu carbohydrate, ít protein như khoai tây, bánh mì,... khi tiếp xúc với dầu ăn ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra acrylamide - chất gây ung thư đường ruột nghiêm trọng.

5 thói quen nấu nướng gây ung thư, 90% người Việt đang mắc phải

Với những thực phẩm này, bạn nên hạn tối đa việc chiên rán khi nấu nướng

5. Dầu thừa ra của món rán vẫn dùng để xào rau

Chắc chắn ai trong số chúng ta cũng từng áp dụng kiểu nấu ăn này mà không biết tác hại của nó. Tuy nhiên đây lại là một thói quen hết sức nguy hiểm. Dầu đã qua sử dụng sẽ sản sinh ra lượng lớn chất gây hại cho cơ thể như benzopyrene - chất gây ung thư loại 1 được cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư công nhận.

5 thói quen nấu nướng gây ung thư, 90% người Việt đang mắc phải

Dầu ăn đã qua sử dụng có khả năng gây ung thư rất cao

An An(Dịch theo Sohu)

Nói đến loại rau giúp con người phòng chống ung thư, bông cải xanh được mệnh danh là "loại rau chống ung thư số 1".

Cô gái trẻ nhập viện khi ung thư dạ dày đã ở giai đoạn muộn và qua đời sau 3 tuần điều trị.

Chải răng không chỉ giúp hơi thở thơm tho mà còn ngăn ngừa viêm nha chu - nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư nguy hiểm.

 

Người Nhật rất khéo xử lý hội chứng ruột kích thích

Người Nhật tìm ra cách "xử lý" hội chứng ruột kích thích bằng cách đơn giản là tăng cường bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido), loại lợi khuẩn chính yếu, chiếm hơn 90% tổng số lợi khuẩn trong đường ruột.

Dễ nhận biết các triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích có những biểu hiện chính là đau bụng, đau quặn, những đơn đau đến bất ngờ không rõ nguyên nhân, thậm chí đâu còn nổi cục cứng ở bụng, luôn có cảm giác đầy bụng, trướng hơi, mót rặn, phân lỏng hoặc táo bón… Người bệnh phải ăn uống kiêng khem, người xanh xao, luôn có cảm giác mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng và stress, mất ngủ.

Người Nhật rất khéo xử lý hội chứng ruột kích thích
Thuốc chữa hội chứng ruột kích thích nào hiệu quả?

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân chính gây ra hội chứng ruột kích thích là do thiếu hụt lợi khuẩn: có thể do chế độ ăn uống, do dùng một đợt thuốc kháng sinh hoặc bị các bệnh lý viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa làm suy giảm trầm trọng lợi khuẩn đường ruột dẫn đến thiếu năng lượng cho não hoạt động, vì lợi khuẩn đường ruột chính là nhà máy sản xuất vitamin nhóm B theo yêu cầu của não bộ, đây là thức ăn giúp não an thần, giảm các căng thẳng stress.

Nhưng do số lượng lợi khuẩn suy giảm trầm trọng khiến não không đủ thức ăn ảnh hưởng đến hệ trục não ruột, từ não truyền tín hiệu xuống ruột nhiều lần không được đáp ứng gây kích ứng, rối loạn nhu động ruột gây ra các cơn đau co thắt, đau quặn mạnh, đồng thời lợi khuẩn cũng chết hàng loạt và rối loạn tiêu hóa trầm trọng.

Những triệu chứng hội chứng ruột kích thích cứ tái đi tái lại liên tục, khó trị dứt điểm vì người bệnh thường chỉ chú chữa phần ngọn bằng cách: đau bụng thì uống thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau, đi ngoài uống thuốc cầm tiêu chảy, táo bón uống thuốc nhuận tràng,… mà không chú trọng chữa được nguyên nhân gốc rễ nên hay bị tái phát. Vì hầu hết người bệnh không hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ gây bệnh.

Xử lý hội chứng ruột kích thích theo cách của người Nhật

 

Biết được tầm quan trọng của lợi khuẩn, người Nhật tìm ra cách "xử lý" hội chứng ruột kích thích bằng cách đơn giản là tăng cường bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido), loại lợi khuẩn chính yếu, chiếm hơn 90% tổng số lợi khuẩn trong đường ruột, cư trú chủ yếu ở ruột non và đại tràng.

Lợi khuẩn Bifido có nhiệm vụ: tiết enzym tiêu hóa thức ăn, cân bằng hệ vi sinh vật là chìa khóa giúp đường ruột giúp tiêu hóa bình thường, ổn định. Hơn nữa lợi khuẩn sản xuất vitamin nhóm B là thức ăn cho não bộ đáp ứng theo yêu cầu giúp ổn định hệ trục não - ruột.

Chính vì vậy bổ sung đầy đủ lợi khuẩn Bifido giúp người bệnh hội chứng ruột kích thích cải thiện các triệu chứng dai dẳng, tiêu hóa ổn định, không tái phát, giúp người bệnh sống yên ổn.

Nhưng Bifido lại rất nhạy cảm với axit dạ dày và bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi đi qua dạ dày nên các men vi sinh thông thường trên thị trường thường không có thành phần lợi khuẩn Bifido hoặc có thì chỉ đưa lợi khuẩn xuống đến ruột mà không xuống được đến đại tràng với tỷ lệ rất thấp. Vì vậy không giúp cho người bệnh hội chứng ruột kích thích thoát khỏi hoàn toàn, chữa xong một thời gian lại bị lại.

Người Nhật rất khéo xử lý hội chứng ruột kích thích
Lợi khuẩn Bifido là chìa khóa giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột

Tin vui cho người bệnh: Hiện nay một số sản phẩm của Nhật sử dụng công nghệ đột phá, bao bọc, bảo vệ giúp đưa được lợi khuẩn Bifido sống đi qua được môi trường khắc nghiệt của dạ dày xuống đến ruột non và đại tràng an toàn. Nên bổ sung lợi khuẩn Bifido từ các loại men vi sinh sử dụng công nghệ cao của Nhật Bản sẽ giúp người bệnh cải thiện được hội chứng ruột kích thích, hạn chế tình trạng phân lỏng, nát, sống phân, táo bón, đầy bụng, trướng hơi, bụng dạ sẽ êm ru nhẹ nhõm, tinh thần thoải mái.

Nguyễn Vinh

 

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Nam sinh bị bạn cắn đứt tai nuốt vào bụng

 - Một học sinh bị bạn cắn đứt tai, nuốt vào bụng đang được các bác sỹ ở Nghệ An lấy ra nối lại.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân bị đứt tai phải, đồng thời gắp nội soi chiếc tai bị đứt từ trong bụng một học sinh khác.

Theo đó, sáng 3/10, một bệnh nhân nam 16 tuổi, học lớp 10, tại huyện Quỳ Hợp nhập viện trong tình trạng bị đứt tai phải. Nam sinh này cho biết, bị bạn ngáo đá cắt đứt tai rồi nuốt vào bụng.

Nam sinh bị bạn cắn đứt tai nuốt vào bụng
Nội soi bác sỹ phát hiện phần tai bị cắn nuốt vào trong dạ dày
Nam sinh bị bạn cắn đứt tai nuốt vào bụng
Nam sinh bị cắn đứt tai

Qua nội soi, các bác sỹ phát hiện trong bụng người bạn kia vẫn còn chiếc tai nguyên vẹn.

Sau khi tiến hành nội soi gắp chiếc tai ra ngoài, các bác sĩ tiến hành bảo quản, chuyển chiếc tai xuống Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An để điều trị và nối lại.

 

Nghi vấn ban đầu, người bạn học sinh này bị "ngáo" nên có hành động không kiểm soát. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.

Chỉ vì tật cắn móng tay, nữ sinh viên 20 tuổi đã phải cắt bỏ ngón tay cái do mắc phải một dạng ung thư da hiếm gặp.

Bé trai 7 tuổi bị chó nhà cắn nhiều nhát vào mặt, gây đứt lìa 1/2 môi trên không thể phục hồi.

Thêm 2 bé trai 4 tuổi và 10 tuổi bị chó nhà cắn rất thương tâm, phải nhập viện cấp cứu. 

Trong lúc đang nhậu với bạn, anh C.V.M bị cắn đứt rời phần vành tai bên trái và được đưa vào viện cấp cứu, mảnh tai bị cắn rơi xuống đất không được tìm thấy…

Sau thời gian cho thầy lang chữa rắn cắn, chàng trai 25 tuổi quay trở lại bệnh viện do hoại tử đùi cẳng bàn chân trái, suy đa cơ quan, phải cắt bỏ 1/3 phần đùi chân trở xuống.

Phạm Tâm – Quốc Huy

 

110 năm Umami- vị ngon thứ 5 của ẩm thực thế giới

Ngày 20-21/9, kỉ niệm 110 năm khám phá ra vị umami, Tập đoàn Ajinomoto đã phối hợp cùng Trung tâm Thông tin Umami, Viện Dinh dưỡng Tiết chế Hoa Kỳ, Hiệp hội Khoa học Glutamate Hoa Kỳ và nhiều tổ chức khoa học, trường đại học tổ chức Diễn đàn Umami Thế giới tại New York - Mỹ.

Sự kiện đã thu hút hàng trăm đại biểu là các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp, nhà báo, nhà khoa học, chuyên gia y tế và dinh dưỡng trên toàn thế giới đến tham dự. Trong khuôn khổ của Diễn đàn, các khách mời đã có một buổi thảo luận sôi nổi xoay quanh vị umami nhằm tăng cường sự hiểu biết về vị cơ bản thứ năm này.

110 năm Umami- vị ngon thứ 5 của ẩm thực thế giới
Ông Takaaki Nishii - Chủ tịch Tập đoàn Ajinomoto chia sẻ tại Diễn đàn. (Nguồn: World Umami Forum)

Ông Takaaki Nishii – Chủ tịch Tập đoàn Ajinomoto cho biết: "2018 là năm kỷ niệm 110 năm khám phá ra vị umami, Tập đoàn Ajinomoto - nơi cho ra đời sản phẩm bột ngọt - gia vị umami đầu tiên trên thế giới rất vinh dự được tiếp tục mang đến vị ngon cho ẩm thực toàn cầu. Với nhiều nghiên cứu được tiến hành trong hàng thập kỷ qua, umami đã được chính thức công nhận là một vị cơ bản. Thông qua Diễn đàn này, nơi các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực có thể gặp gỡ và chia sẻ, chúng tôi hy vọng có thể làm sâu sắc hơn nữa các hiểu biết về vị umami và tầm quan trọng của vị này với nền ẩm thực thế giới."

Vị umami - vị cơ bản không thể thiếu trong ẩm thực Thế giới

Đã 110 năm kể từ khi Giáo sư Kikunae Ikeda khám phá ra glutamate là thành phần chính tạo nên vị umami đặc trưng trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả…vị umami ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Vị umami với sự dịu nhẹ đặc trưng có thể dễ dàng hòa trộn với bốn vị cơ bản còn lại (ngọt, chua, mặn và đắng) để tăng cường và làm tròn đầy hương vị tổng thể của món ăn. Umami đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như dinh dưỡng, sinh lý, khoa học thực phẩm...

110 năm Umami- vị ngon thứ 5 của ẩm thực thế giới
Đầu bếp nổi tiếng Christopher Koetke giới thiệu và biểu diễn chế biến những món ăn giàu vị umami từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới.(Nguồn: World Umami Forum)

Mặc dù "umami" là một từ gốc tiếng Nhật (có nghĩa là "vị ngon") nhưng vị umami lại không chỉ có mặt trong ẩm thực Nhật Bản. Để chứng minh điều đó, tại Diễn đàn Umami Thế giới, các đầu bếp đã trình diễn nhiều món ăn đến từ nhiều quốc gia trên thế giới với vị umami đậm đà.

 

Gia vị Umami - Bột ngọt

Từ khám phá ra vị umami của glutamate, năm 1909, với ước vọng tạo ra một loại gia vị giúp mọi món ăn trở nên ngon hơn một cách dễ dàng, từ đó cải thiện dinh dưỡng cho người dân, GS. Ikeda đã tìm ra phương pháp để sản xuất glutamate và từ đó phát minh ra bột ngọt - gia vị umami với thành phần chính là glutamate.Phát minh này là cơ sở cho sự ra đời của thương hiệu bột ngọt đầu tiên trên thế giới - Bột ngọt Aji-no-moto. Những kết luận khoa học cho thấy glutamate từ bột ngọt và glutamate từ thực phẩm là hoàn toàn giống nhau và cơ thể không phân biệt hai nguồn glutamate này trong quá trình chuyển hóa.

Trong suốt lịch sử hơn 100 năm qua, bột ngọt đã được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực toàn thế giới để mang lại vị umami một cách dễ dàng cho món ăn ngon hơn.

Khía cạnh sức khỏe của gia vị umami

Tại Diễn đàn, khía cạnh an toàn của bột ngọt là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các khách mời. Nhiều thông tin khoa học được cung cấp bởi các diễn giả cho thấy bột ngọt là một trong những phụ gia thực phẩm được nghiên cứu chuyên sâu và có nhiều dữ liệu khoa học về tính an toàn. Trong đó, dựa vào nhiều dữ liệu khoa học, kết luận của các tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới như JECFA (Ủy ban các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO)), US FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ),… cho thấy bột ngọt là một gia vị an toàn khi sử dụng. 

110 năm Umami- vị ngon thứ 5 của ẩm thực thế giới
Giám khảo cuộc thi ẩm thực sẽ đánh giá món ăn của thí sinh với hai tiêu chí: kĩ thuật chế biến và hương vị. (Nguồn: World Umami Forum)

Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn, vòng chung kết cuộc thi ẩm thực với chủ đề "Khám phá vị Umami" đã được tổ chức. Sáu thí sinh xuất sắc nhất đến từ các trường đào tạo ẩm thực hàng đầu tại Mỹ tham gia tranh tài để tìm ra công thức chế biến món ăn giàu vị umami. Kĩ thuật chế biến và hương vị là hai tiêu chí để tìm ra quán quân cho chuyến tham quan và khám phá ẩm thực tại Nhật Bản. Quyết định theo đuổi đam mê nấu ăn sau khi tốt nghiệp trường Đại học Illinois (Mỹ) với bằng Cử nhân ngành Cơ khí và Tâm lý học, thí sinh Nick Lee đã xuất sắc giành chiến thắng tại cuộc thi.

Minh Tuấn

 

Bài đăng phổ biến