Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

Tại sao nhiều nam giới thích làm 'chuyện ấy' với phụ nữ mang thai?

Có nhiều đàn ông đặc biệt hứng thú khi sinh hoạt tình dục với người vợ đang mang thai. Một số người đã cảm thấy có lỗi, gò ép khi không kìm hãm được ham muốn của mình.

Vợ tôi mới có thai gần một tháng nay. Nhưng kể từ khi có thai, cả hai vợ chồng đều muốn quan hệ nhiều hơn, đặc biệt là tôi cảm thấy yêu vợ và muốn gần gũi vợ hơn trước rất nhiều. Bác sĩ cho hỏi điều này là do đâu và có nguy hại cho em bé trong bụng hay không? (Lê Mạnh, 28 tuổi).

Tại sao  nhiều nam giới thích làm 'chuyện ấy' với phụ nữ mang thai?

Có nhiều đàn ông đặc biệt hứng thú khi sinh hoạt tình dục với người vợ đang mang thai. Ảnh: Mamanatural.

Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng - Trưởng khoa Nam học - Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội:

- Nhiều đàn ông đặc biệt hứng thú khi sinh hoạt tình dục với người vợ đang mang thai. Một số người đã cảm thấy có lỗi, gò ép khi không kìm hãm được ham muốn với vợ. Nhiều lý do làm tăng cảm hứng và ham muốn tình dục, ham muốn được yêu khi có thai và cảm xúc của người chồng.

 

Khi có thai, cơ thể thai phụ phát triển đầy đủ hơn, nhiều người cảm thấy đẹp lên nhiều ở những tháng đầu tiên và hãnh diện khi thai phát triển bình thường. Bộ phận sinh dục, nhất là tuyến vú phát triển đầy đủ hơn trước, các nội tiết tố nữ cũng tăng lên nhiều làm cho thai phụ phấn chấn, rạo rực, yêu đời và nhiều ham muốn hơn. Đồng thời, họ cũng trở nên quyến rũ hơn với đối phương.

Số đông phụ nữ có thai được chồng nâng niu, tôn trọng hơn. Giá trị cuộc sống của họ tăng cao hơn, tâm hồn phơi phới hơn và ham muốn gần chồng nhiều hơn.

"Yêu" khi có thai không cần lo tránh thai, người phụ nữ được giải thoát khỏi nỗi lo có thai ngoài ý muốn. Chuyện ấy được thực hiện một cách tự nhiên nhất vừa có tác dụng tốt đến tâm hồn khí sắc người vợ và cũng là cách làm người chồng phấn chấn, hoạt bát hơn. Tình trạng được tự nhiên, được tự do kích hoạt ham muốn của hai người, do đó không hạn chế sự phấn khích và thỏa mãn cao độ nhất của tình dục và tình cảm gắn bó vợ chồng càng thắm thiết, tin yêu hơn.

(Theo Zing)

Người đàn ông trong câu chuyện tự ti vì vòng một cup C của mình đến mức không dám cởi áo mỗi khi "yêu" vợ vì xấu hổ.  

Cô gái trẻ lớn lên với ngoại hình hoàn toàn bình thường nhưng 17 tuổi vẫn chưa thấy kinh nguyệt.

Chịu nhiều sức ép từ gia đình về chuyện không có con, cả hai vợ chồng đưa nhau đi khám và nhận được cái kết bất ngờ.

 

Đau lòng cha mẹ 'bốc thăm' chọn cứu sống một trong hai con

Cha mẹ của cặp song sinh ở TQ đã phải ra một quyết định vô cùng đau lòng - đó là phải lựa chọn cứu sống chỉ một trong hai đứa con sinh đôi.

Ở Trung Quốc có một phong tục truyền thống, khi trẻ đầy năm sẽ làm lễ "Chọn đồ vật đoán tương lai". Họ sẽ đặt trước mặt đứa trẻ những đồ vật như: bút, mực, sách, tiền,… để cho đứa trẻ chọn, sau đó dự đoán nghề nghệp của chúng.

Tuy nhiên, có một cặp vợ chồng ở Thiều Quan (TQ) đã dùng buổi lễ "chọn vật đoán tương lai" cho 2 đứa con trai sinh đôi, nhưng không phải là dự đoán nghề nghiệp mà là quyết định xem đứa trẻ nào "sống" và đứa trẻ nào "chết".

Đau lòng cha mẹ 'bốc thăm' chọn cứu sống một trong hai con

Buổi lễ "chọn vật đoán tương lai" của hai anh em sinh đôi

Chuyện gì đang xảy ra?

Theo tờ Shaoguan Daily báo cáo ngày 17 tháng 8, một trong hai anh em sinh đôi là Khang Khang bị khó thở, bác sĩ kiểm tra tế bào bạch cầu phát hiện đã đạt hơn 32.000. Bệnh tình tiến triển nhanh chóng và cậu bé phải ở phòng Điều trị đặc biệt (ICU).

Sau đó không lâu, cậu em Lê Lê cũng phải nhập viện với triệu trứng bệnh tương tự. Thông qua vài ngày điều trị, 2 anh em sinh đôi chuyển sang phòng bệnh thông thường, nhưng cả 2 đứa trẻ vẫn không ngừng sốt.

Đau lòng cha mẹ 'bốc thăm' chọn cứu sống một trong hai con

Hai anh em nhập viện với triệu chứng sốt cao, khó thở

Triệu chứng bệnh rất kì lạ nên các bác sĩ hết sức chú ý, thông qua xét nghiệm gien, các bác sĩ khẳng định cặp song sinh bị mắc một loại bệnh suy giảm miễn dịch - bệnh u hạt mạn tính hiếm gặp với tỉ lệ mắc là 1/200.000. Nếu không được điều trị thận trọng, người bệnh sẽ chết vì nhiễm trùng nghiêm trọng, chỉ có một phương pháp điều trị là ghép tủy xương.

Rất may mắn, cha mẹ của 2 đứa trẻ liên lạc với Kho tủy xương của Trung Quốc, đã tìm được tủy xương thích hợp với 2 đứa trẻ và các nhà tài trợ sẵn sàng hiến tặng.

Tuy nhiên, chi phí đầu tiên của cấy ghép tủy xương cho hai đứa trẻ là gần một triệu NDT (khoảng 3,5 tỉ đồng). Đến nay ba mẹ của cặp song sinh mới có gần 40 vạn NDT (khoảng 1,4 tỷ). Trong đó, bao gồm số tiền họ đã phải vay mượn không ít của anh em bạn bè.

Dù cố gắng hai người chỉ có thể xoay sở đủ chi phí để cấy ghép cho một đứa trẻ. Vì quá tuyệt vọng, nên hai người đã dùng nghi lễ "chọn vật đoán tương lai", để 2 đứa trẻ tự quyết định số phận của mình.

Đau lòng cha mẹ 'bốc thăm' chọn cứu sống một trong hai con

 

Cả 2 cậu bé đều mắc u hạt mạn tính - một căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em

Rất may, Quỹ hỗ trợ từ thiện Trung Quốc dành cho trẻ em đã nhận được tin tức về hoàn cảnh buồn của gia đình và đã liên lạc với họ. Họ đã giúp các bậc cha mẹ này bắt đầu một chiến dịch gây quỹ để cứu cả hai anh em sinh đôi.

Người cha của hai đứa trẻ nói: "Ông trời đã không từ bỏ cặp song sinh nhà chúng tôi, nhưng các con vẫn phải chiến đấu để tồn tại cho đến ngày được cấy ghép tủy."

Bệnh u hạt mạn tính ở trẻ em là gì?

Bệnh u hạt mạn tính (CGD) là một loại bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát (PI), trong đó một nhóm tế bào bạch cầu của cơ thể, gọi là bạch cầu trung tính, không tạo ra hydrogen peroxide, thuốc tẩy và các hóa chất khác cần thiết để chống nhiễm khuẩn và nấm.

Những người bị bệnh u hạt mạn tính sẽ bị các đợt nhiễm trùng tái phát do giảm khả năng miễn dịch của hệ thống để chống lại các sinh vật gây bệnh.

Bệnh tạo u hạt mạn tính (chronic granulomatous disease): được đặc trưng bằng phì đại các hạch bạch huyết và gan lách to. Khả năng tiêu diệt mầm bệnh nội bào của bạch cầu suy giảm. Ở đa số bệnh nhân, khiếm khuyết này là do bất thường ở NADPH oxidase.

Triệu chứng của bệnh

Bệnh biểu hiện đặc biệt ở trẻ em trai ngay từ những tháng đầu tiên sau khi sinh bởi nhiễm khuẩn bị đi bị lại, hình thành các u hạt, và các apxe ở da, bởi nhiễm khuẩn mạn tính tái phát, bởi viêm hạch bạch huyết mạn tính nung mủ, bởi apxe ở phổi, ở xương, ở gan hoặc ở các tạng khác. Nếu không được điều trị, bệnh thường diễn biến tới nguy kịch trong vòng dưới 5 năm.

Đau lòng cha mẹ 'bốc thăm' chọn cứu sống một trong hai con

Bạn phải cho con đi khám ngay nếu thấy những triệu chứng trên

Nguyên nhân gây bệnh u hạt mạn tính

Bệnh có một thể di truyền kiểu lặn, liên kết giới tính, và biểu hiện ở trẻ em trai, và một thể khác di truyền nhiễm sắc thể thân, kiểu lặn xảy ra ở cả hai giới. Hoạt động diệt khuẩn bị suy giảm ở các bạch cầu hạt, nhưng hoạt động thực bào lại bình thường. Do đó phát sinh nhiễm khuẩn mạn tính, nhất là nhiễm tụ cầu khuẩn và một số vi khuẩn Gram âm (như colibacillus, Serratia marescens, Salmonella).

Hà Vũ(dịch theo QQ)

Bé gái Dung Dung mới 9 tháng tuổi đã bị ung thư buồng trứng, cô bé trở thành bệnh nhân ung thư buồng trứng nhỏ tuổi nhất trên thế giới.

Bác sĩ phẫu thuật ngay trong đêm để lấy búi tóc từ trong dạ dày bé gái ra ngoài.

Khi bệnh nhi ho ra máu, các bác sĩ cho làm đủ các xét nghiệm để xác định lao phổi, u phổi nhưng đều không có kết quả.

 

Nữ sinh Ngoại thương mắc ung thư thức tỉnh người trẻ: ‘Hãy rời xa điện thoại’

- Nghe tin mình mang án tử - mắc ung thư máu, cô sinh viên xinh đẹp nhắn nhủ: Hãy trân trọng từng khoảnh khắc mình đang sống, đừng thức khuya và hãy rời xa điện thoại.

"Có gì đâu, bố mẹ cứ bình tĩnh!"

Ở tuổi 21, độ tuổi đẹp nhất của đời người với bao hoài bão và ước mơ nhưng với Vân Anh, mọi thứ đã có lúc như sụp đổ hoàn toàn dưới chân khi bác sĩ thông báo cô bị (Lơ-xê-mi cấp dòng tủy thể M2).

Chỉ còn chưa đầy 1 năm nữa, cô gái trẻ quê Thái Bình sẽ tốt nghiệp ĐH Ngoại thương ngành Quản trị kinh doanh, khoác lên mình tấm áo cử nhân, sẽ đi làm để nuôi em trai và có chân trời rộng mở phía trước. Ngỡ mọi thứ đã trong tầm tay vậy mà trong giây lát... vụn vỡ.

nu sinh ngoai thuong bi ung thu mau

Hình ảnh xinh tươi của Vân Anh trước khi mắc bệnh


Vân Anh kể, vài tháng gần đây, sức khoẻ không được tốt, hay mệt, tim đập nhanh, răng bắt đầu chảy máu, mỗi khi trở trời hay đau buốt xương khớp. Cô cũng thấy mái tóc ngang vai của mình xơ hơn, mẹ Vân Anh khi nghe con gái phàn nàn đã tự tay cắt cho con kiểu tóc Mỹ Linh vào dịp đầu tháng 8.

2 ngày sau, Vân Anh sốt cao liên tiếp 3-4 ngày, sau uống thuốc có đỡ nhưng rồi lại sốt lại. Bố mẹ đưa Vân Anh đến BV đa khoa tỉnh Thái Bình điều trị.

"Nằm lại BV, em thấy bác sĩ truyền máu, truyền dịch nên nghĩ mình thiếu máu thôi. Sau thấy đầu bị giật liên hồi không thể đi được, được chuyển lên Viện Huyết học – Truyền máu TƯ. Khi đó em chỉ kịp nhìn trong bệnh án có chữ Lơ-xê-mi nhưng vẫn nghĩ đó chỉ là tên một bệnh gì đó, không nghĩ là ung thư máu", Vân Anh nhớ lại.

Khi nằm phòng chờ, cô gái trẻ bắt đầu hoang mang khi mọi người xung quanh nói đây là tầng dành cho bệnh nhân máu trắng. Mọi thứ rõ ràng hơn khi bác sĩ đưa đơn thuốc, Vân Anh tự tra thì biết đây là các thuốc ức chế tế bào ung thư.

Cầm kết quả trên tay, bố mẹ Vân Anh như ngã quỵ, khóc không thể dừng. Cô Phạm Thị Nhung, mẹ Vân Anh kể, lần đầu tiên thấy chồng khóc nhiều như thế, cả 2 như không thể đứng vững khi nghĩ một ngày không xa, cô con gái bé nhỏ sẽ rời xa vòng tay của mình.

Gạt nước mắt, cô Nhung đến sát con gái nói khẽ: "Mẹ không định giấu con vì đằng nào con cũng biết", rồi bật khóc nức nở. Khi hay tin, Vân Anh lặng thinh, không một giọt nước mắt, tai ù đi, đầu trống rỗng, gương mặt không cảm xúc.

"Sau đó em chạy vào nhà vệ sinh khóc nức nở, nhìn mình trong gương và bàng hoàng vô cùng. Muôn vàn câu hỏi tại sao ập đến. Tại sao căn bệnh ấy lại đến với mình. Nghĩ một ngày nào đó mình không còn nữa, bố mẹ sẽ đau lòng thế nào", Vân Anh vừa nói vừa nhìn theo dáng mẹ ngoài hành lang.

Mẹ Vân Anh kể, ngay ngày đầu tiên ở BV, Vân Anh đã rất sốc khi chứng kiến 2 người cùng phòng tử vong nhưng sau đó cô con gái nhỏ cứng cỏi đến kinh ngạc. Giọng mạnh mẽ, Vân Anh nói với mẹ: "Có gì đâu, bố mẹ cứ bình tĩnh thôi!", cô gái trẻ chấp nhận sự thật.

van anh trong benh vien

Vân Anh những ngày mới nhập viện 


Bố mẹ Vân Anh từng khóc nhiều ngày liên tục, không ăn được nhưng khi nghe con gái nói vậy cũng vui vẻ dần lên để con thêm vững vàng.

Ngày 20/8, sau 6 ngày chuyển tuyến, Vân Anh bắt đầu đợt hoá trị đầu tiên. Mẹ Vân Anh kể, trước ngày truyền hoá chất, con gái vẫn vui vẻ, tươi cười, hễ ai đến thăm vẫn điệu đà soi gương, chải tóc, tô son.

Nhưng rồi tác dụng phụ của hoá chất khiến Vân Anh sốt cao liên tục 39,5 độ, đau dạ dày, nôn nhiều, mặt mọc nhiều mụn và tóc bắt đầu rụng.

Hãy yêu thương nhiều hơn, dừng cắm đầu vào điện thoại

Bác sĩ nói sau đợt điều trị hoá chất đầu tiên, Vân Anh sẽ còn phải nằm tại BV theo dõi thêm 2-3 tuần nữa xem khả năng đáp ứng ra sao. Nếu không hợp sẽ phải đổi phác đồ.

Trên giường bệnh, cô gái trẻ có gầy đi nhưng ánh mắt vẫn tươi vui, thỉnh thoảng ngó nhìn ra khoảng trời xanh trước ban công mỉm cười.

 

Vân Anh kể, từ khi biết cô bị bệnh, rất đông thầy cô và bạn bè trong trường hỏi thăm cô, người tặng quà, người tặng sách, trong đó có rất nhiều cuốn về kinh phật. "Dù đôi chỗ em không hiểu hết cặn kẽ nhưng đọc xong thấy mọi thứ nhẹ nhàng, thanh thản hơn".

cuon sach ban be tang van anh

Những cuốn sách bạn bè tặng Vân Anh 


Vân Anh thú nhận, dù đã chuẩn bị tinh thần chấp nhận nhưng vẫn không thể lạc quan mọi lúc, những ý nghĩ tiêu cực đôi lúc lại trỗi dậy, những khi ấy cô lại nghe nhạc, đọc sách, nói chuyện với mọi người cho quên đi.

Xung quanh cô đang có hơn 500 bệnh nhân cũng đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư máu, cũng lả đi với những cơn sốt cao liên hồi, tay thâm tím vì những mũi tiêm, truyền... nhưng trong số đó, rất nhiều người vẫn rất lạc quan.

Vân Anh kể có quen một bệnh nhân mới 19 tuổi và biết một chị 26 tuổi đã hoá trị 7-8 lần nhưng chị ấy rất thản nhiên: "Bệnh này bình thường thôi, chữa bệnh xong rồi lại ra viện, chị vẫn đi làm bình thường mà, khoẻ re".

Ngoài những lúc mệt mỏi vì tác dụng phụ, hễ khi khoẻ, nhiều bệnh nhân lại rủ nhau ra hành lang hát karaoke.

Có chị trước khi rời viện, tỉ mỉ bôi kem chống nắng, trang điểm, tô son, đội tóc giả rất xinh. Khi thấy Vân Anh chăm chú nhìn, chị quay lại nhoẻn miệng cười: "Bị bệnh cũng phải lạc quan đúng không em!".

Vân Anh bảo những ngày đầu khi hay tin sét đánh, nhìn những hình ảnh nghị lực như vậy thấy lòng bình yên lại, bớt hoang mang hơn.

Những ngày ở viện cũng là lúc khiến Vân Anh nhớ quay quắt những khoảng thời gian hạnh phúc trước đây, về người chị gái, về 2 cô bạn thân, nhớ những khoảng khó khăn của cả gia đình, nhớ những ngày đi làm tình nguyện...

Đó là động lực để Vân Anh viết lên tâm sự tự lòng mình về những ước mơ còn dang dở và mong muốn những người trẻ hãy đọc nó và soi lại chính mình, đừng lãng phí thanh xuân, sống nhiệt tâm và có ích hơn.

Bức thư này được Vân Anh viết trong một group kín có tên phòng thú tội, sau đó được lan truyền mạnh mẽ.

"Bạn thấy đấy, sinh mệnh vốn rất mỏng manh, mặc dù bệnh của mình là bệnh không có nguyên nhân nhưng mình vẫn mong các bạn hãy sống một cuộc sống thật lành mạnh, hãy tập thể lực, ăn uống thật điều độ và đừng thức khuya nữa, đừng để như mình đến bây giờ ngồi nhìn bầu trời ngoài kia thấy nó xa vời quá, chỉ muốn trở lại 1 cuộc sống bình thường mà mãi mãi không bao giờ có nữa", Vân Anh viết.

Cô cũng mong muốn tất cả mọi người hãy trân trọng từng khoảnh khắc mình đang sống, sống thực chứ không phải tồn tại, hãy giữ sức khoẻ vì cô từng có vài năm liên tiếp đi ngủ lúc 2-3h sáng.

"Ngày nào em cũng tự nhắc mình đi ngủ sớm nhưng không làm được, sau khi học xong bài em sẽ cầm đến điện thoại và lướt web, mạng xã hội. Sau này khi bị bệnh, em mới thấy điện thoại ngốn thời gian của chúng ta nhiều quá, ngay trong bệnh viện này, nhiều người đến chăm sóc người thân cũng cắm mặt vào điện thoại rồi bạn bè gặp nhau thay vì nói chuyện cũng mỗi người cầm một điện thoại, mải mê chat, không ai còn nói chuyện với ai", cô gái trẻ đúc rút.

Cô cũng hy vọng những người trẻ, ngoài thời gian học hãy tham gia những hoạt động có ích cho xã hội, để đến một ngày có chuyện không hay, tình cảm của mọi người sẽ giúp bù đắp cho chính mình.

Có lẽ vì vậy, giờ Vân Anh ít nghe điện thoại hơn. Nhiều cuộc điện thoại gọi đến nhưng cô từ chối nghe.

Với những bệnh nhân không may mắc ung thư, cô mong mọi người sẽ sống lạc quan hơn, chấp nhận và chiến đấu đến cùng. Hãy đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện với những người mình thương yêu nhiều hơn!

Khi nhắc đến bản thân mình, Vân Anh thoáng nhìn xa xăm nói: "Em chưa hình dung mình lúc rụng tóc trông sẽ thế nào nhưng có lẽ em sẽ chuẩn bị một bộ tóc giả cho riêng mình. Các chị ở phòng 723 đều đội tóc giả rất xinh, tự trang điểm, khi đi ra ngoài không ai nhận ra đó là bệnh nhân ung thư cả.

Thúy Hạnh

 

Người chồng không dám cởi áo "yêu" vợ vì lý do bất ngờ

Người đàn ông trong câu chuyện này tự ti vì vòng một quá khổ của mình đến mức không dám cởi áo mỗi khi "yêu" vợ vì xấu hổ.

Với phái đẹp, bộ ngực đầy đặn là một vũ khí để trở nên tự tin, quyến rũ hơn nhưng thử tượng tượng xem nếu điều đó xảy ra với một người đàn ông cao lớn. Đây thực sự lại là vấn đề nghiêm trọng đối với họ.

Đó là câu chuyện của anh chàng Wayne Manns, 30 tuổi, đến từ Michigan - người chưa bao giờ đi tắm biển và cởi áo mỗi khi âu yếm với vợ chỉ vì sở hữu bộ ngực cup C (vòng tròn bầu ngực khoảng 12,5 cm), hơn hẳn nhiều phụ nữ.

Người chồng không dám cởi áo 'yêu' vợ vì lý do bất ngờ

Manns chia sẻ hồi nhỏ anh luôn bị chế giễu và bắt nạt bởi ngoại hình khác biệt. Vào năm 16 tuổi, Manns buộc phải rời khỏi đội bóng đá ở trường và thậm chí là bỏ học vì không thể đối mặt với sự xa lánh, trêu chọc mỗi khi vào phòng thay đồ. Đến khi đi làm, Manns tiếp tục bị đồng nghiệp lôi ra làm trò cười. Việc bị gán thành người lưỡng tính khiến anh rơi vào trầm cảm một thời gian dài.

Người chồng không dám cởi áo 'yêu' vợ vì lý do bất ngờ

Wayne Manns có dấu hiệu bị chứng vú to ở đàn ông (một tình trạng khiến cho mô vú của nam giới sưng lên do mất cân bằng nội tiết tố)

Manns chia sẻ: "Năm 14 hay 15 tuổi, ngực tôi bắt đầu phát triển to như phụ nữ. Nó khiến tôi không thể đi bơi, thay đồ hay tắm tập thể. Tìm được một công việc ổn định, tôi cũng không được buông tha khi đồng nghiệp gọi tôi là đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới... và nói rằng tôi phải sử dụng phòng thay đồ nữ".

Manns chưa bao giờ dám đưa vợ con đến hồ bơi hay bãi biển vì anh rất sợ phải cởi áo và ánh mắt của người khác khi nhìn vào bộ ngực khác thường của mình. Mặc dù có mối quan hệ vợ chồng vô cùng tình cảm với Jasmine Jackson, 29 tuổi, nhưng Manns luôn từ chối cởi áo ra trước mặt vợ, ngay cả khi họ làm tình.

Anh ấy nói: "Tôi cảm thấy như không có người phụ nữ nào muốn ở với một người đàn ông có ngực to hơn cô ấy!"

Người chồng không dám cởi áo 'yêu' vợ vì lý do bất ngờ

Người đàn ông không dám cởi áo mỗi khi "yêu" vợ chỉ vì bộ  ngực quá khổ

Bộ ngực này đã khiến Manns luôn sống trong lo lắng và trầm cảm; anh cũng không có đủ khả năng phẫu thuật điều chỉnh với chi phí lên đến $ 7.500 (gần 180 triệu VNĐ). Manns chỉ còn cách thắt chặt ngực bằng băng vải mỗi ngày để làm cho vùng ngực trông gọn gàng hơn.

Manns bị chứng vú to ở đàn ông, là sự mất cân bằng nội tiết tố - thường là quá nhiều estrogen, hoóc môn giới tính nữ - làm cho mô vú nam nở to lên theo cách tương tự như phụ nữ.

 

Người chồng không dám cởi áo 'yêu' vợ vì lý do bất ngờ

Manns cũng không muốn các con nhìn thấy cơ thể mình và nghĩ rằng bố là một kẻ quái dị

Cuối cùng, sau 15 năm chịu đựng, Manns đã đưa ra quyết định sẽ cắt bỏ bộ ngực của mình nhờ vào một chính sách bảo hiểm y tế mới. Cô vợ Jasmine rất vui và ủng hộ quyết định này vì chồng mình sẽ trở nên tự tin và sống bình thường trở lại. Manns nói rằng sau khi phẫu thuật, anh có thể cởi áo sơ mi của mình ra giữa đám đông mà không sợ những ánh mắt kỳ thị, soi mói nữa.

Điều trị chứng vú to ở nam giới như thế nào?

- Do dậy thì: Thông thường, chứng vú to sẽ không cần phải điều trị. Những cậu bé ở tuổi dậy thì sẽ trở lại kích thước vú bình thường trong vòng 2-3 năm. Nếu trong quãng thời gian này bị đau, họ có thể sử dụng chườm lạnh hoặc uống Ibuprofen.

- Do thuốc: Nếu kích thước vú thay đổi vì loại thuốc mà bạn đang uống thì sau khi bạn dừng thuốc hoặc đổi sang thuốc khác, tình trạng sẽ được cải thiện.

- Do nội tiết tố: Liệu pháp thay thế testosterone là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng vú to. Bác sĩ có thể kê thuốc làm giảm lượng estrogen trong cơ thể.

Người chồng không dám cởi áo 'yêu' vợ vì lý do bất ngờ

Tuy nhiên liệu pháp cũng có một số tác dụng phụ nhất định như gây mụn trứng cá, làm trầm trọng chứng ngừng thở khi ngủ, phì đại tuyến tiền liệt, tâm lý bất ổn định…

Ngoài ra, nam giới có thể lựa chọn phẫu thuật để tạo hình lại tuyến vú. Sau khi rạch một đường nhỏ, các bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ mô vú thừa. Một vài bệnh nhân còn cần được hút bớt mỡ.

An An(Dịch theo Dailymail)

Chịu nhiều sức ép từ gia đình về chuyện không có con, cả hai vợ chồng đưa nhau đi khám và nhận được cái kết bất ngờ.

Nhiều người thắc mắc tại sao khi sở hữu vòng một siêu lên đến 110cm thì cô gái trẻ lại quyết định phẫu thuật thu nhỏ?

Không chỉ riêng hotgirl Hải Dương có vòng 1 quá khổ, nhiều phụ nữ khác cũng khổ sở không kém vì bộ ngực khổng lồ của mình

 

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Việt Nam thiếu máu O, Trưởng đại diện EU một mình đi hiến máu

- Biết tin thiếu nhóm máu O qua báo chí, Trưởng đại điện Liên minh châu Âu tại Việt Nam trực tiếp đến Viện Huyết học – Truyền máu TƯ để hiến máu.

Đây là lần thứ 4 ông Bruno Angelet hiến máu tại Việt Nam, còn tại quê nhà – nước Bỉ, ông đã hiến máu rất nhiều lần. Ông Bruno Angelet đã có 7 năm sống tại Việt Nam, mang nhóm máu hiếm O Rh-.

Đại sứ Bruno Angelet
Đại sứ Bruno Angelet viết đơn đăng ký hiến máu


Trả lời bằng tiếng Việt khá rõ, Đại sứ Bruno Angelet nói ông biết thông tin cạn kiệt nhóm máu O tại 180 bệnh viện phía Bắc vào tuần trước qua báo chí nhưng đến chiều qua mới sắp xếp được công việc để đi hiến.

Việt Nam thiếu máu O, Trưởng đại diện EU một mình đi hiến máu

Đại sứ Bruno Angelet hiến máu tại Việt Nam

Đây là lần thứ 4, Đại sứ Bruno Angelet hiến máu tại Việt Nam. Vừa hiến máu, ông vừa vui vẻ trò chuyện với bạn trẻ kế bên


Ông cũng biết Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu vào 2 mùa cao điểm đầu năm và dịp hè do tới 60% lượng máu hiến tại Việt Nam phụ thuộc vào lực lượng sinh viên.

Trong khi tại Bỉ, người dân định kỳ đi hiến máu 3 tháng/lần, coi đây là hành động hết sức bình thường nên chưa khi nào xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ. Bản thân ông đã tham gia hiến máu từ khi mới 15 tuổi.

Ông cho rằng Việt Nam cần mở rộng tuyên truyền vận động hiến máu ra nhiều đối tượng hơn nữa, có thể cả cán bộ ngoại giao.

"Tôi sẽ vận động các nhân viên cũng như cán bộ ngoại giao tại đại sứ quán các nước thuộc EU tại Việt Nam tham gia hiến máu và mong muốn việc làm ý nghĩa này sẽ được thực hiện trong một ngày sớm nhất", ông Bruno Angelet nói.

 
Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TƯ trao giấy chứng nhận cho Đại sứ Bruno Angelet
Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TƯ trao giấy chứng nhận cho Đại sứ Bruno Angelet


TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TƯ cho biết, kể từ khi thông báo cạn kiệt nhóm máu O đến nay, trong 10 ngày qua, số lượng người đến hiến máu tăng gấp 7-8 lần so với ngày thường, trung bình từ 230-250 người hiến/ngày, trong đó 70% là nhóm O.

Theo TS Khánh, do có gần 50% dân số nhóm máu O nên số lượng bệnh nhân cần truyền máu nhóm O luôn cao hơn so với các nhòm còn lại. Do đó, để đảm bảo nhu cầu cấp cứu và điều trị cho 180 bệnh viện phía Bắc, tối thiểu mỗi ngày Viện Huyết học – Truyền máu TƯ cần 600-700 đơn vị nhóm máu O. Trong những ngày thiếu cao điểm, lượng máu O trong kho chỉ còn khoảng 1.500 đơn vị.

Để có thêm lượng máu điều trị, những ngày qua, Viện Huyết học – Truyền máu TƯ cử nhân viên làm việc tới 20h. Sắp tới, ngoài điểm hiến cố định tại Viện, Hà Nội sẽ có 3 điểm hiến máu tại Trung tâm y tế 3 quận Hoàn Kiếm, Đống Đa và Thanh Xuân.

Thúy Hạnh

Viện trưởng Huyết học - Truyền máu TƯ cho biết, để có được 1 đơn vị máu cần tổng chi phí hơn 2 triệu đồng, trong khi BHYT và bệnh nhân chỉ phải trả khoảng 700.000 đồng.

Nhật Bản không có phong trào hiến máu tình nguyện, mỗi người dân coi hiến máu là việc bình thường như đi uống cafe.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng một mình đến lễ hội Xuân hồng để tham gia hiến máu tình nguyện.

Thầy giáo Nguyễn Quý Hùng và anh Nguyễn Văn Quân đã vượt 200km từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh lúc 2h sáng để hiến máu cực hiếm, cứu bệnh nhân nguy kịch.  

Ban đầu có 500 người đăng ký hiến máu vì chỉ nghĩ lấy vài giọt, khi thấy túi máu to quá, không ai hiến nữa.

 

Viêm đại tràng có nguy cơ cao biến chứng thành ung thư

Viêm đại tràng mạn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh đối diện với nguy cơ ung thư đại tràng.

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư và 115.000 người tử vong vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, ung thư đại tràng đứng thứ 2 về ung thư đường tiêu hóa, chỉ sau ung thư dạ dày.

Viêm đại tràng có nguy cơ cao biến chứng thành ung thư
Viêm đại tràng mạn tính có nguy cơ cao biến chứng thành ung thư

Bệnh càng để lâu nguy cơ ung thư càng cao

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, đối với bệnh nhân mắc viêm đại tràng mạn tính nếu không chữa dứt điểm sẽ khiến bệnh kéo dài trong nhiều năm thì nguy cơ dẫn đến ung thư đại tràng là 20%.

Bởi khi niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài hoặc tình trạng viêm loét tái phát liên tục, các tế bào biểu mô niêm mạc sẽ có nguy cơ bị loạn sản và chuyển thành ác tính, gây ra ung thư đại tràng.

Đáng nói là, triệu chứng của ung thư đại tràng hết sức nghèo nàn. Bệnh chỉ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài ra máu…và rất dễ nhầm với một số bệnh về đường tiêu hóa khác nên thường không được phát hiện sớm.

Bên cạnh biến chứng ung thư, viêm đại tràng mạn tính kéo dài còn gây suy nhược cơ thể, làm cho sức khỏe người bệnh suy yếu và có thể dẫn đến một số hậu quả khác như thủng đại tràng, chảy máu nặng, giãn đại tràng cấp tính….

Làm sao để ngăn ngừa biến chứng?

 

Muốn ngăn ngừa bệnh viêm đại tràng mạn tính không biến chứng thành ung thư đại tràng, bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, người bệnh cần kết hợp việc sử dụng thuốc hợp lý để chấm dứt tình trạng tái đi tái lại của bệnh.

Người bệnh viêm đại tràng cũng nên bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium - lợi khuẩn chính chiếm hơn 90% lợi khuẩn của đường ruột, là chìa khóa quan trọng giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hơn nữa Bifido lại cư trú chủ yếu ở phần đại tràng và thực hiện các chức năng quan trọng giúp cho đại tràng khỏe mạnh và thực hiện tốt các chức năng của mình.

Viêm đại tràng có nguy cơ cao biến chứng thành ung thư
Lợi khuẩn Bifido giúp người bệnh chấm dứt tình trạng tái đi tái lại

Bởi người bệnh viêm đại tràng nhiều lần điều trị các loại thuốc đặc trị, đặc biệt là kháng sinh sẽ suy giảm trầm trọng lợi khuẩn Bifido, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, nên thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa. Nguy hiểm hơn là không còn lá chắn kép bảo vệ đại tràng, vì lợi khuẩn Bifido sẽ cư trú trên các nhung mao trên thành ruột và tiết dịch nhầy bao phủ lên toàn bộ thành ruột tạo thành lá chắn kép bảo vệ, đặc biệt những ổ viêm loét mới được chữa lành nên rất dễ bị tái đi tái lại.

Lúc này người viêm đại tràng cần phải bổ sung ngay lợi khuẩn Bifido để bù đắp lượng lợi khuẩn đã bị mất đi, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Lợi khuẩn Bifido tiết kháng sinh nội sinh có tác dụng làm lành các ổ viêm loét, nhanh lên da non và tái tạo niêm mạc đại tràng, giúp chấm dứt tình trạng tái phát của viêm đại tràng.

Tuy nhiên, hiện nay các loại men vi sinh bổ sung lợi khuẩn thường chỉ chứa lợi khuẩn Lactobacillus hoặc nếu có thành phần Bifido thì tỷ lệ sống sót khi vào đến đại tràng còn rất thấp, vì lợi khuẩn Bifido rất dễ bị tiêu diệt khi đi qua môi trường khắc nghiệt axit của dạ dày.

Tin vui cho người viêm đại tràng: các nhà khoa học Nhật Bản đã sáng chế ra công nghệ đột phá, bao bọc, giúp đưa được lợi khuẩn Bifido sống đi qua được môi trường khắc nghiệt của dạ dày xuống đến ruột non và đại tràng an toàn. Như vậy chỉ cần bổ sung lợi khuẩn Bifido từ các loại men vi sinh sử dụng công nghệ cao của Nhật Bản sẽ giúp người bệnh yên tâm, ăn uống thoải mái dễ tiêu, không phải kiêng khem, bụng dạ ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

Nguyễn Vinh

 

Vụ 1.029kg phụ gia của cơm tấm Kiều Giang: Công bố kết luận kiểm tra

 - Cơm tấm Kiều Giang bị xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm 2 lỗi trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hôm nay, Trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM bà Phạm Khánh Phong Lan ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh ATTP đối với Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Kiều Giang - Cơm tấm Kiều Giang ở 652 Xa lộ Hà Nội, phường Phước Long B, quận 9.

Vụ 1.029kg phụ gia của cơm tấm Kiều Giang: Công bố  kết luận kiểm tra
1.029kg đường và phụ gia của cơm tấm Kiều Giang có giấy tờ hợp lệ

Cơm tấm Kiều Giang vi phạm 2 lỗi là điều kiện vệ sinh không đảm bảo (tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận cơ sở sử dụng khu vực chế biến không bảo đảm vệ sinh có côn trùng, động vật gây hại, có ruồi trong khu vực chế biến, sàn nhà khu vực chế biến gạch vỡ, bong tróc) và lỗi trang phục (người xúc trực tiếp với thực phẩm không mang khẩu trang).

Tổng số tiền xử phạt là 2,3 triệu đồng.

Theo Phòng thanh tra Ban quản lý ATTP, với 1.029kg (đường+phụ gia), cơm tấm Kiều Giang đã xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp lệ.

 

Trước đó, ngày 21/8, Đội Quản lý  liên quận huyện số 2 (quận 2, 9 và Thủ Đức) kiểm tra quán cơm tấm Kiều Giang (652 xa lộ Hà Nội, phường Phước Long B, quận 9). 

Chiều nay là hạn cuối cùng để cơ sở cơm tấm Kiều Giang bổ sung các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ 1.029kg phụ gia bị ngành chức năng niêm phong, nếu không sẽ bị tiêu hủy.

Ớt để xuất khẩu nhưng khu vực sơ chế rất mất vệ sinh. Những bể ngâm ớt có xác côn trùng chết và phân đầy phân chó.

Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cho biết vừa tiếp nhận nhiều người cùng trong một gia đình nhập viện vì ăn phải nấm lạ.    

Khoai lang tím đang được coi là một loại siêu thực phẩm mới khi các nhà khoa học cho rằng có thể ngăn chặn ung thư.

Đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra đột xuất 3 cơ sở kinh doanh hải sản tươi sống ở TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Văn Đức

 

Uống rượu ngâm rễ cây lạ, hai người đàn ông tử vong

- Uống gần 1 lít rượu ngâm từ rễ cây lạ, 2 người đàn ông ở tỉnh Quảng Nam đã lên cơn co giật, rồi tử vong sau đó.

Sáng nay, ông Đinh Văn Vượng, Trưởng công an xã Trà Don (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) xác nhận, trên địa bàn vừa có 2 người tử vong sau khi uống rượu ngâm rễ cây lạ.

Theo ông Vượng, cách đây 2 ngày (ngày 28/9), anh Vũ Quang Vinh (SN 1995) cùng cậu ruột của mình là ông Nguyễn Văn Meng (SN 1977, cùng trú nóc Ông Toàn, thôn 1, xã Trà Don) vào rừng tìm rễ cây. Sau đó, cả 2 đã đem rễ cây kiếm được từ rừng ngâm rượu uống. 

Uống rượu ngâm rễ cây lạ, hai người đàn ông tử vong

Bình rượu ngâm rễ cây lạ mà ông Vinh và ông Meng để lại.

Đến khoảng 21h30 cùng ngày, cả hai mang bình rượu ngâm rễ cây lạ này ra một lán trại gần nhà để uống. Sau khi uống hết nửa bình rượu (loại 1,5 lít) cả hai về nhà.

 

Tuy nhiên, ít phút sau đó ông Meng lên cơn co giật rồi tử vong. Riêng anh Vinh về ngủ trên võng tại nhà và cũng được phát hiện tử vong sau đó.

Cũng theo ông Vượng, sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng huyện đã có mặt tại hiện trường để lấy mẫu rượu đi xét nghiệm.

Hiện nguyên nhân  vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Lê Bằng

Khi bạn đến chơi, anh Dần đã mang bình rượu ngâm rễ cây ra uống, một lúc sau thì cả 2 người cùng bị ngộ độc.

Trong lúc mọi người đi vắng, Nênh cùng với nhóm bạn rủ nhau uống rượu. Vì bạn bè thách đố, Nênh đã uống hết hơn 1 lít rượu.

Chiều ngày 9/7, một người phụ nữ gọi điện cấp cứu vì cảm thấy mệt lả sau khi dọn dẹp nhà. Tuy nhiên khi xe cứu thương tới nơi, cô đã tử vong.

 

Tại sao cầu thủ liên tục súc miệng và nhổ nước ra sân giữa trận đấu

Thời gian nghỉ giữa các hiệp thường thấy các cầu thủ bóng đá súc miệng rồi nhổ ra sân, chứ không uống. Hành động tưởng mất vệ sinh này có tác dụng về mặt sức khỏe, không phải ai cũng biết.

Trong các trận bóng đá, rất nhiều người hâm mộ thắc mắc khi thấy các cầu thủ mỗi khi nghỉ ngơi chỉ dùng nước súc miệng mà không uống. Và các nhà khoa học đã giải thích điều này.

Tại sao cầu thủ liên tục súc miệng và nhổ nước ra sân giữa trận đấu

Các cầu thủ thường xuyên súc miệng mỗi khi giải lao

Trên thực tế, loại nước các cầu thủ súc miệng không phải bình thường mà là dung dịch carbohydrate hoặc maltodextrin và chúng chứa rất nhiều năng lượng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khi súc miệng bằng carbohydrate trong vòng 5 - 10s sau đó nhổ ra sẽ chuyển hóa thành các chất có khả năng làm tăng hiệu suất vận động của vận động viên.

Đây là một mẹo thường được các vận động viên áp dụng để làm tăng hiệu suất, đặc biệt là trong các môn thể thao đòi hỏi đòi hỏi sự bền bỉ.

Tại sao cầu thủ liên tục súc miệng và nhổ nước ra sân giữa trận đấu

 

Các cầu thủ Việt Nam cũng tranh thủ nghỉ ngơi, súc miệng giữa hai hiệp

Thủ thuật này được biết đến từ năm 2004, nhà nghiên cứu dinh dưỡng sinh lý và thể thao Asker Jeukendrup tại Đại học Loughborough, Anh đã phát hiện ra rằng nước súc miệng có carbohydrate đã giúp nâng cao thành tích của những vận động viên đạp xe hơn hẳn khi súc miệng bằng nước thông thường. Từ đó đến nay, phương pháp này được rất nhiều vận động viên trên thế giới áp dụng.

Về cơ bản, súc miệng bằng carbohydrate là một thủ thuật đánh lừa não bộ. Khi được giữ trong miệng dù trong thời gian ngắn, chúng sẽ gửi tín hiệu đến não thông báo chuẩn bị có một lượng lớn năng lượng được nạp vào, điều này giúp cơ thể giải phóng các cơ bắp tốt hơn, làm tăng từ 2 - 3% hiệu suất vận động.

Vì carbohydrate chứa nhiều đường dễ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, vì vậy các cầu thủ chỉ dùng súc miệng chứ không nuốt. Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng phương pháp này chỉ phù hợp với những môn thể thao kéo dài 1 - 2 tiếng. Nếu thời gian nhiều hơn thì không nên áp dụng.

An An

Nghiên cứu đã chỉ ra ăn táo mà không gọt vỏ sẽ có lợi hơn là chỉ ăn thịt táo. Mặc dù khi không có vỏ dễ ăn hơn nhưng nó thực sự không tốt cho sức khỏe.

Đừng coi thường việc đậy nắp bồn cầu mỗi lần xả nước bởi nếu không bạn có thể mắc những căn bệnh nguy hiểm chết người đấy!  

Tất cả mọi người ai cũng có thể trở thành nạn nhân của chứng mất ngủ tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ mà chúng ta đôi khi không nhận thức được.

 

Bài đăng phổ biến