Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Vào bệnh viện, phải đọc "câu thần chú" này ra để tránh bị tiêm nhầm

Nhiều nguyên nhân dẫn tới cái sự nhầm lắm. Người bệnh có thể thay đổi số phận của mình chỉ bằng một câu hỏi đơn giản: "Bác sĩ/y tá ơi, biết tôi là ai không?"

Là người bệnh, đang đau đớn với chấn thương – với bệnh tật của mình, được đưa vào tới bệnh viện là thấy trong lòng yên tâm tám chín phần. Được bác sĩ thăm khám, cho thuốc rồi y tá chích thuốc xong là thấy mình như được sống lại, mười phần yên tâm. Ai mà không phấn khởi.

Vậy mà, có mấy ai còn đủ tỉnh táo để tự hỏi: "Sao mũi kim vừa rồi không chích cho ông bên cạnh mà lại chích cho mình nhỉ?"

Mà cũng lạ, ông giường bên cạnh cũng bệnh, mình cũng bệnh, sao chỉ chích cho mình? Mà sao lúc chích, chẳng thấy cô y tá hỏi tên mình? Chẳng may chích… lộn thuốc của ông giường bên cạnh thì sao ta? Mà chuyện "hột vịt lộn" người bệnh này, có dễ xảy ra không ta?

Nếu bạn biết, ở Anh Quốc – một quốc gia hàng đầu thế giới khác về khả năng Quản lý Chất lượng cho cơ sở y tế – đã nhận được 24.382 báo cáo của các cơ sở y tế ở Liên Hiệp Anh về việc chăm sóc nhầm người bệnh trong suốt 2 năm 2006-2007!

NHẦM ở đây nghĩa là sao? Là lẽ ra chích cho ông A thì lại chích ông B; là khám bệnh cho ông C lại ghi vào hồ sơ bệnh án của ông D; là mẫu xét nghiệm nước tiểu của ông E lại để trong lọ ghi tên ông F; là thay vì mổ chân phải thì lại đi mổ chân trái; là… là... trăm muôn nghìn kiểu nhầm.

Nhiều nguyên nhân dẫn tới cái sự nhầm này lắm, nhưng chắc chắn là trong nhiều trường hợp, người bệnh cũng có đóng góp và đương nhiên cũng có thể thay đổi số phận của mình! Chỉ bằng một câu hỏi đơn giản: "Bác sĩ/y tá ơi, biết tôi là ai không?"

Khi hỏi được câu này, bạn đã gần như tránh được sự nhầm lẫn không đáng có cho nhân viên y tế đang phục vụ bạn và đương nhiên, đó là sự an toàn cho chính bạn!

Và đây cũng chính là khuyến cáo của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) cho chính người bệnh chúng ta:

"Khuyến khích bệnh nhân và gia đình hoặc những người đại diện của mình tham gia tích cực trong việc xác định danh tính, bày tỏ quan ngại về sự an toàn và các lỗi tiềm năng, và đặt câu hỏi về tính đúng đắn của việc chăm sóc họ".

Vào bệnh viện, phải đọc câu thần chú này ra để tránh bị tiêm nhầm - Ảnh 1.

Thế giới đã làm gì để giúp người bệnh được nhận dạng đúng, và các cơ sở y tế ở Việt Nam đang ở đâu trên con đường này?

Ở "ngoài đời" chúng ta đã quen với việc được xác định qua số CMND, họ tên, tuổi, địa chỉ,.. trong đó số CMND gần như là lựa chọn quan trọng nhất cho các dịch vụ liên quan đến cơ quan hành chính. Sở dĩ nhà nước dùng CMND vì số CMND/căn cước là duy nhất cho mỗi người Việt chúng ta.

Ấy vậy mà khi nằm viện, chúng ta thường chỉ được gọi đơn giản là "Bà Dần, 30 tuổi", hay "Ông Mão, 40 tuổi". Hoặc có khi, cô y tá chỉ hỏi "Bác ở phòng 2 giường 5 đâu?" rồi lụi cho một cái đau điếng.

Ở Việt Nam, có nhiều người tên trùng tên không ta? Thưa có, rất rất nhiều! Vậy vừa trùng tên vừa trùng tuổi? Thưa có, vô cùng nhiều! Vậy chẳng may hai vị ấy chui vào bệnh viện nằm cùng lúc thì sao ta? Ây da, thì tốt nhất là hai ông tự bắt tay nhau rồi một ông đi kiếm bệnh viện khác mà nằm. Không thì quả là các vị ấy đang làm khó nhân viên y tế chỉ vì trùng tên, trùng tuổi.

Tôi đang đùa thôi. Các bác đừng vội bắt tay nhau rồi đi kiếm bệnh viện khác nằm nha.

Trường hợp khác, vừa vào viện, người bệnh mình nhanh nhanh kiếm luôn giường ở sát cửa sổ cho nó mát, rồi vênh mặt với cả phòng. Nhưng đôi khi các cô y tá chỉ ghi tên những bệnh nhân mình quản lý lên tấm bảng trong phòng trực, với vỏn vẹn các thông tin: "tên, phòng, giường" rồi khi nhận được chỉ định của bác sĩ, cứ thế họ cầm thuốc đi tiêm thôi, thì sao?

Hà Nội cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết đợt 2

Mặc dù số ca mắc SXH ghi nhận trong tuần này có giảm so với tuần trước nhưng Hà nội vẫn còn hàng trăm ổ dịch cộng với thời tiết nắng mưa thấy thường, rất có thể xuất hiện đỉnh dịch SXH lần 2.

Trên Hà Nội Mới đưa tin theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội về tình hình dịch bệnh trong tuần (từ ngày 25-9 đến 1-10), trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.228 trường hợp mắc sốt xuất huyết (giảm 376 trường hợp so với tuần trước). 

Hình ảnh Hà Nội cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết đợt 2 số 1

Lực lượng chức năng phun thuốc diệt muỗi tại hộ gia đình

Cụ thể, 23 quận, huyện có số mắc giảm từ 20 đến 70 ca so với tuần trước; 5 quận, huyện có số mắc tăng từ 1 đến 5 ca và 2 quận, huyện có số mắc tương đương tuần trước. Toàn thành phố còn 327 ổ dịch đang hoạt động. Ngoài ra, trong tuần ghi nhận thêm 89 trường hợp mắc tay chân miệng và 1 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản tại xã Xuân Canh (huyện Đông Anh). 

Mặc dù số ca mắc SXH có giảm so với tuần trước, nhưng hiện trên địa bàn Hà nội vẫn còn 327 ổ dịch SXH đang hoạt động. Với thời tiết những ngày gần đây thất thường nắng mưa là môi trường lý tưởng cho dịch SXH bùng phát trở lại.

Bác sĩ bất ngờ khi phát hiện bào thai song sinh trong bụng cậu bé 15 tuổi

Cậu bé thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng. Nghi ngờ có khối u, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật và bất ngờ phát hiện trong bụng cậu có một bào thai chết lưu.

Theo thông tin Daily Mail, gia đình giấu tên người Malaysia cho biết từ khi sinh ra, cậu con trai thường xuyên có dấu hiệu bị đầy hơi, trướng bụng nhưng các bác sĩ chưa phát hiện ra vấn đề gì.

Hình ảnh Bác sĩ bất ngờ khi phát hiện bào thai song sinh trong bụng cậu bé 15 tuổi số 1

Các bác sĩ đã tưởng vật thể lạ trong bụng cậu bé là một khối u

Cậu bé cảm thấy bụng ngày một to và cực kì khó chịu nên gia đình đã đưa cậu bé đến bệnh viện địa phương khám. Kết quả chụp CT cho thấy bụng của cậu bé có một vật thể lạ dài 23,8cm được cho là khối u.

Cậu bé 15 tuổi được đưa vào phòng phẫu thuật tiến hành loại bỏ khối u. Và cả kíp mổ đã bất ngờ khi lấy ra vật thể lạ trong bụng cậu bé chính là một bào thai đã chết.

Bỏ bữa sáng: Thói quen có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới

"Bỏ bữa sáng là một trong những thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh có liên quan đến chứng xơ vữa động mạch cận lâm sàng", các nhà nghiên cứu kết luận.

Bệnh Tim mạch (BTM), là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi 2 giây có 1 người chết vì bệnh tim mạch. Cứ mỗi 5 giây thì có 1 trường hợp nhồi máu cơ tim và mỗi 6 giây thì có một trường hợp đột quỵ. 

Nguy hiểm hơn khi nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học phát hiện ra mối liên hệ giữa việc bỏ ăn sáng và nguy bệnh tim mạch.

Bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim

Nghiên cứu mới đây được đăng trên Tạp chí của American College of Cardiology, những người thường xuyên bỏ ăn sáng có thể hình thành các mảng bám tích tụ ở động mạch, dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Theo đó, bỏ bữa sáng có liên quan đến mức cholesterol cao hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây phát hiện mối liên quan giữa bỏ ăn sáng với giai đoạn sớm của chứng xơ vữa động mạch, hay còn gọi là hội chứng tắc nghẽn và thu hẹp các động mạch.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu về chế độ ăn uống của hơn 4.000 nam giới và phụ nữ trong độ tuổi từ 40-54, sống tại Tây Ban Nha. Các nhà khoa học chia tổng số người tham gia nghiên cứu thành 3 nhóm, trong đó dựa trên lượng calo họ ăn trong bữa sáng theo thứ tự: ít hơn 5%, từ 5-20% và hơn 20%.

Bỏ bữa sáng: Thói quen có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Chỉ có khoảng 3% số người ở nhóm đầu tiên, có nghĩa là họ bỏ ăn sáng và chỉ uống cà phê, nước trái cây hoặc đồ uống khác. Phần lớn khoảng 69% số người ăn sáng với mức calo thấp (bánh mì nướng hoặc bánh ngọt nhot), tỏng khi 28% còn lại ăn bữa sáng đầy đủ.

Các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích sâu hơn về bữa ăn sáng của từng nhóm, sau đó họ thực hiện các bài kiểm tra điện tâm đồ trên từng người tham gia để đo động mạch phát hiện các dấu hiệu ban đầu của xơ vữa động mạch – hay còn gọi là sự tích tụ các mảng bám ở động mạch.

Họ phát hiện ra rằng, những người ăn sáng ít hoặc không đầy đủ cũng có nguy cơ nói trên, dù nguy cơ này không quá lớn như ở những người bỏ bữa sáng hoàn toàn. Chẳng hạn, những người ăn ít vào buổi sáng có 21% nguy cơ mảng bám tích tụ ở động mạch, trong khi những người không ăn sáng nguy cơ này lên đến 76%.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, những người thường xuyên bỏ ăn sáng cũng có chu vi vòng eo và chỉ số cơ thể, huyết áp, mức cholesterol và mức đường glucose trong máu cao hơn.

Người đàn ông tâm thần nuốt 100 mảnh dao, móng tay, đinh vít vào bao tử

Bệnh nhân nam 52 tuổi nhập viện vì nghẽn dạ dày. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy ra các mảnh kim loại bao gồm đinh vít, mảnh dao, đồng xu...

Theo thông tin trên Pháp Luật TP. HCM, người đàn ông 52 tuổi đang điều trị tâm thần nhập viện lần đầu hồi tháng 5/2012 vì nghẽn dạ dày. Các bác sĩ cho biết người đàn ông này đã nuốt nhiều mảnh kim loại vào bụng, chúng cản trở đường tiêu hóa và khối tắc nghẽn được điều trị bằng biện pháp thông ống.

Hình ảnh Người đàn ông tâm  thần nuốt 100 mảnh dao, móng tay, đinh vít vào bao tử số 1
Mảnh dao và đinh vít lấy ra khỏi bao tử người đàn ông 52 tuổi.

Sau đó 8 tháng, bệnh nhân lại trở lại với triệu chứng tương tự và được phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn các mảnh kim loại khỏi bao tử.

‘Bảo bối’ thoát rối loạn tiêu hóa của người Nhật

Các nhà khoa học Nhật Bản đã sáng chế ra công nghệ đột phá bảo vệ SMC sản xuất ra men vi sinh Bifina Nhật Bản đẩy lùi rối loạn tiêu hóa, giúp bụng dạ êm ru, nhẹ nhõm.

Nguyên nhân gây ra chứng đau bụng đi ngoài, đầy bụng trướng hơi

Trong đường ruột con người có 1 hệ vi sinh vật trong đó có cả vi khuẩn có lợi khuẩn (lợi khuẩn) và hại khuẩn, tỷ lệ vàng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh là (85% lợi khuẩn - 15% vi khuẩn gây hại). Lợi khuẩn làm nhiệm vụ cân bằng hệ vi sinh vật, đặc biệt tiết enzym để tiêu hóa thức ăn, đào thải các chất cặn bã tống ra ngoài.

Trong cuốn sách The enzym facetory - tác giả người Nhật Hiromi Shinya đã viết trong sách "Các nhân tố enzym": Có hơn 5000 loại enzym, trong số enzym được tạo ra bên trong cơ thể, có khoảng 3000 loại được tạo ra bởi lợi khuẩn đường ruột. Chính vì vậy thiếu hụt lợi khuẩn hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém gây ra các triệu chứng: đau bụng đi ngoài, phân lúc táo lúc lỏng, nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, có mùi tanh, đầy bụng, chướng hơi, chán ăn, buồn nôn, các cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi đại tiện.

Đau bụng đi ngoài là biểu hiện của bệnh gì?

Lợi khuẩn suy giảm có thể do: Chế độ ăn uống không lành mạnh ăn nhiều dầu mỡ, nhiều hải sản, chất bột đường, ngộ độc thức ăn, ăn phải đồ ăn ôi thiu, thực phẩm có nhiều chất bảo quản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, uống rượu bia, nước ngọt có ga, đồ cay nóng hoặc do stress, căng thẳng, thời tiết thay đổi,…

Đặc biệt khi dùng thuốc kháng sinh những đợt ốm, điều trị bệnh mạn tính, phẫu thuật như một quả bom sẽ tiêu diệt hết cả hại khuẩn và lợi khuẩn nên không có đủ enzym để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt lúc này hại khuẩn có cơ hội bùng phát sinh ra các khí hư gây đầy bụng trướng hơi, khó tiêu. Hoặc các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính, các loại thuốc nam thuốc bắc,… cũng làm giảm số lượng lợi khuẩn gây loạn khuẩn đường ruột.

"Bảo bối" giúp thoát đau bụng đi ngoài của người Nhật

Theo PGS.TS.BS Phạm Thị Thu Hồ - Nguyên Trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội chia sẻ: Bản chất của rối loạn tiêu hóa, đau bụng đi ngoài là do mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, tỷ lệ vàng (85% lợi khuẩn - 15% hại khuẩn) giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhưng khi bị rối loạn tiêu hóa thì tỷ lệ này bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn ở đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

 

Do đó, việc quan trọng nhất là bổ sung lợi khuẩn. Đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido), vì đây là lợi khuẩn quan trọng nhất - chiếm đến 99% tổng số lượng lợi khuẩn đường ruột, sẽ nhanh chóng cân bằng lại tỷ lệ vàng (85% lợi khuẩn - 15% hại khuẩn).

Bổ sung đầy đủ lợi khuẩn từ men vi sinh Bifina Nhật Bản giúp thoát các chứng đầy bụng chướng hơi

Khi được bổ sung đầy đủ, lợi khuẩn Bifido sẽ bám lên hệ lông nhung trên thành ruột, hút các chất độc hại và phân hủy, đồng thời tiết dịch nhầy bao phủ lên thành ruột để tạo lớp lá chắn kép ngăn chặn không cho các tác nhân độc hại tấn công thành ruột.

Tuy nhiên, các loại men vi sinh hiện nay rất ít có thành phần lợi khuẩn Bifido. Nếu có thì tỷ lệ đưa lợi khuẩn Bifido sống sót xuống đến đường ruột thấp nhất, vì Bifido rất nhạy cảm với môi trường axit, nên bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi qua đây.

Bổ sung lợi khuẩn Bifido có trong men vi sinh Bifina giúp thoát đau bụng đi ngoài

Các nhà khoa học Nhật Bản đã sáng chế ra công nghệ đột phá bảo vệ SMC sản xuất ra men vi sinh Bifina Nhật Bản - bao bọc, bảo vệ lợi khuẩn trong viên nang hình cầu tròn vo liền mạch không vết nối với hai lớp màng kép siêu bảo vệ kháng axit, đưa được hơn 90% lợi khuẩn sống xuống đến tận đại tràng, nên hiệu quả cao gấp 90 lần những men vi sinh thông thường không sử dụng công nghệ này, vì vậy đẩy lùi rối loạn tiêu hóa, giúp bụng dạ êm ru, nhẹ nhõm.

Vĩnh Phú

Ăn tiết canh lợn, người đàn ông bị suy đa tạng, tình trạng nguy kịch

Bệnh nhân nhập viện do ăn tiết canh lợn có biểu hiện sốt cao, đi ngoài phân lỏng, sốc và nhiễm trùng huyết.

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân ăn tiết canh lợn phải nhập viện.

Bệnh nhân là ông T.Q.N (57 tuổi, Thái Bình) mới ăn tiết canh lợn 4 ngày trước. Sau đó ông N. xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, đi ngoài phân lỏng. Khi nhập viện tỉnh xuất hiện sốc, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương vào ngày 1/10.

Hình ảnh  Ăn tiết canh lợn, người đàn ông bị suy đa tạng, tình trạng nguy kịch số 1

Bệnh nhân suy đa tạng do ăn tiết canh lợn

Chẩn đoán ban đầu ông N. được xác định là nhiễm trùng huyết có sốc nhiễm trùng do liên cầu lợn. Hiện tại ông N. bị suy đa tạng, đang phải hồi sức tích cực.

Dịch bệnh liên cầu khuẩn lợn dễ phát tán bởi người dân ăn tiệc tùng dễ ăn phải heo "bẩn" mang mầm bệnh.

9 lý do gây sâu răng phổ biến

 - Người bình thường rất dễ bị tổn thương răng qua cách sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Sở dĩ sâu răng phổ biến như vậy là do những nguyên nhân gây bệnh luôn hiện hữu quanh chúng ta.

 


1. Không đánh răng

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến . Răng cần phải được làm sạch thường xuyên hàng ngày nhất là sau khi ăn và uống. Nếu không đánh răng đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và có thể gây nên những biến chứng nặng nề.

2. Đánh răng không đúng cách

Đánh răng thường xuyên là một trong những biện pháp bảo vệ răng miệng, tuy nhiên, đánh răng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập, mà còn có thể gây tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm lợi nướu.

răng,nguyên nhân gây bệnh răng,điều trị bệnh răng


3. Ăn thực phẩm, đồ uống dễ gây sâu răng

Một số lọai thực phẩm, đồ uống dễ gây ra sâu răng hơn những sản phẩm khác. Sữa, đường, socola, bánh cookies, mật ong, kem, kẹo cứng, ngũ cốc dễ dàng bám vào răng trong thời gian dài, do đó chúng có nhiều khả năng gây sâu răng hơn các loại thực phẩm dễ bị cuốn trôi bởi nước bọt.

4. Thường xuyên ăn vặt hay nhâm nhi

Nếu thường xuyên uống nước ngọt hay ăn nhẹ, axit có nhiều thời gian hơn để tấn công răng. Đây cũng là lý do vì sao cha mẹ được khuyến khích không để cho trẻ sơ sinh dùng bình chứa đầy sữa, nước trái cây hoặc các chất lỏng có chứa đường trước khi đi ngủ. Những thành phần khoáng chất có trong nước giải khát sẽ ứ đọng lại trên răng, gây ra xói mòn.

5. Thiếu nước

Thiếu nước dẫn đến tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt. Nước bọt có vai trò quan rất là trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng, nó rửa sạch thức ăn và mảng bám răng. Các thành phần khoáng chất có trong nước bọt giúp chữa sâu răng sớm, hạn chế vi khuẩn phát triển và trung hòa các chất axit gây hại.

6. Hàm răng thô hoặc yếu

Qua thời gian, răng sẽ trở nên yếu và có dấu hiệu nứt, vỡ, các cạnh trở nên thô ráp. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào bề mặt răng, hình thành mảng bám khó loại bỏ.

7. Do sự tiếp xúc giữa người với người

Vi khuẩn gây sâu răng có thể truyền từ người này qua người khác bằng cách dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt hoặc hôn. Nếu không thường xuyên vi khuẩn có thể truyền qua đường miệng.

8. Rối loạn tiêu hóa

Ăn nhiều và biếng ăn sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển. Người bị rối loạn tiêu hóa hay có những thói quen ăn uống thất thường khiến cho việc bảo vệ răng miệng càng khó khăn hơn.

9. Tụt nướu

Đây là triệu chứng thường gặp ở những người có tuổi. Khi nướu kéo ra khỏi hàm răng, mảng bám hình thành trên rễ của . Răng gốc tự nhiên được bao phủ bởi lớp cementum, các ngà răng sẽ trở thành mục tiêu của vi khuẩn và có thể bị mục nát, dẫn đến sâu răng gốc. 

Thành Luân(tổng hợp)

Người phụ nữ mang thai 1 năm nhưng không đẻ, kết luận của bác sĩ khiến ai cũng bất ngờ

Ba năm sau kết hôn người phụ nữ may mắn có thai. Nhưng điều kỳ lạ sau 1 năm mang thai chị Hoa vẫn chưa chuyển dạ. Đến khi nghe kết luận từ bác sĩ, cả gia đình mới vỡ lẽ...

Hiện tượng mang thai tưởng tượng đã từng xảy ra rất nhiều, có người chửa đến 10 tháng nhưng không sinh con lúc đi đẻ mới phát hiện chẳng có thai gì. Và câu chuyện dưới đây về chị Hoa cũng là một trường hợp mang thai tưởng tượng.

Chị Hoa là một cô gái nông thôn sinh sống tại Hà Bắc, Trung Quốc. Sau này khi thoát ly gia đình, chị Hoa một mình đến Hồ Nam để kiếm việc nuôi em trai ăn học.

Hình ảnh Người phụ nữ mang thai 1 năm nhưng không đẻ, kết luận của bác sĩ khiến ai cũng bất ngờ số 1

Bụng mỗi ngày một lớn, chị Hoa hào hứng chờ ngày con chào đời

Chị Hoa kết hôn với anh Lý Diệu Bân vào năm chị Hoa 20 tuổi. Hai vợ chồng dùng tiền tiết kiệm quyết định mở một cửa hàng bán thịt lợn ngay tại nhà. Vì chưa ổn định kinh tế nên hai vợ chồng đã trì hoãn việc sinh con.

Sau gần 1 năm kết hôn, mẹ chồng của chị Hoa đã không bằng lòng với việc 2 vợ chồng chưa sinh con. Bà yêu cầu cả con trai và con dâu đến bệnh viện kiểm tra, thường xuyên giục chuyện con cái, gây áp lực lên 2 vợ chồng. Chị Hoa thường xuyên phải nghe những lời nhiếc móc, trách mắng của mẹ chồng.
Sau 3 năm kết hôn chị Hoa cuối cùng cũng đón nhận tin vui. Mang thai vài tháng thì chị Hoa cùng chồng về thăm gia đình. vì nhà xa bệnh viện tỉnh nên chị kiểm tra sức khỏe tại làng, bác sỹ làng cho biết thai nhi ổn định và dặn chị Hoa tĩnh dưỡng.

Tuy nhiên mọi việc lại không như mong đợi của chị, qua 9 tháng 10 ngày chị Hoa vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào. Gia đình đợi thêm 2 tháng sau đó vẫn không có thêm bất cứ dấu hiệu gì. Lúc này anh Bân quyết định đưa vợ đi khám.

Bài đăng phổ biến