Sử dụng thuốc dự phòng theo đúng y lệnh của thầy thuốc, phòng tránh các yếu tố có thể gây khởi phát cơn hen như khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc... sẽ giúp hạn chế tái phát, giảm thiểu những biến chứng do hen phế quản gây ra.
Hen phế quản - nỗi lo chung của nhiều quốc gia
Hiện nay trên toàn thế giới có hơn 300 triệu người mắc hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Theo dự đoán, đến năm 2025, số người mắc bệnh hen toàn cầu có thể lên đến 400 triệu người. Hàng năm có khoảng 250 ngàn người tử vong do bệnh hen, chiếm đa số ở các nước chưa phát triển hoặc đang phát triển.
Tại Việt Nam, có 4,1% dân số bị mắc bệnh hen phế quản, những chỉ có 29% trong số đó được điều trị dự phòng hen. Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khoảng 4,2% dân số trên 40 tuổi và 37% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trưởng thành được ghi nhận có triệu chứng nghiêm trọng.
Hen phế quản và COPD gây ra những gánh nặng to lớn cả trực tiếp và gián tiếp cho bệnh nhân. Không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày bởi những bất an cũng như những lo lắng về đợt kịch phát mà hen phế quản và COPD không được kiểm soát còn có thể gây ra tử vong, tàn phế, hay các phí tổn lớn khi nhập viện…
Theo các chuyên gia khi lên cơn hen nặng nếu bệnh nhân không có thuốc cắt cơn bên mình hay không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy não và các cơ quan khác, nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: không nói được thành lời, tím tái đầu chi và môi, dẫn đến mất ý thức, ngất...
Diễn biến cơn hen rất khó lường, bệnh nhân hen nhẹ cũng có khi lên cơn rất nặng hay nguy kịch làm người bệnh không trở tay kịp nên dễ tử vong hay hôn mê kéo dài nếu không cấp cứu kịp thời.
Phòng ngừa hen như thế nào?
Hiệp hội phòng chống hen toàn cầu (GINA) khẳng định: Bệnh hen phế quản và COPD có thể được kiểm soát trên hầu hết bệnh nhân nếu họ sử dụng thuốc dự phòng hàng ngày theo đúng y lệnh của thầy thuốc và biết cách phòng tránh các yếu tố có thể gây khởi phát cơn hen như khói thuốc lá, khói bếp, khói nhang, bụi, phấn hoa, nấm mốc... Nhưng không phải lúc nào bệnh nhân cũng có thể tránh hết được các yếu tố khởi phát cơn hen nên việc luôn mang theo thuốc cắt cơn bên mình là rất quan trọng nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc.
So với điều trị cắt cơn và phòng tránh các yếu tố nguy cơ thì điều trị dự phòng chính là chìa khóa giúp bệnh ổn định, hạn chế tái phát các đợt cấp, giảm thiểu những ảnh hưởng và biến chứng của hen phế quản và COPD gây ra.
Và một tin vui cho các bệnh nhân mắc hen phế quản, đó là hiện nay đã có thuốc hen thảo dược là thuốc y học cổ truyền có thể điều trị dự phòng hen. Dự phòng hen phế quản và COPD bằng thuốc hen thảo dược, người bệnh sẽ phải tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ và điều trị theo các liệu trình. Thông thường một năm chỉ cần dự phòng từ 1 - 3 liệu trình. Mỗi liệu trình kéo dài từ 8 - 10 tuần.
Hải Yến