Dựa vào vị trí của sỏi: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đao; kích thước sỏi; tình trạng chức năng của thận mà bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hiện có nhiều trường hợp không cần dùng phẫu thuật vẫn trị được sỏi thận.
Tình cờ phát hiện ra sỏi
Anh Sỹ (Tân Phú - TP HCM) chia sẻ: Cách đây vài tháng, anh đi khám sức khỏe tổng quát và tình cờ phát hiện có 1 viên sỏi 7 mm bên thận trái sau khi nhận kết quả siêu âm ổ bụng. Anh thấy khá bất ngờ với kết quả đó vì gần như không có biểu hiện đau đớn gì.
Thực tế, không phải cứ đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu… mới là triệu chứng của bệnh sỏi thận. Tình trạng này gặp ở khá nhiều bệnh nhân bởi vì sỏi âm thầm phát triển mà không tạo ra bất cứ biểu hiện nào khiến bệnh nhân bị động trong quá trình phát hiện bệnh.
Bị sỏi thận nếu không điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến các biến chứng như tắc nghẽn đường tiểu, viêm đường tiết niệu, ứ nước, ứ mủ, suy thận, thậm chí là tử vong.
Phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi có phải là phương pháp tối ưu?
Không phải đối tượng nào cũng hợp với phương pháp phẫu thật và tán sỏi ngoài cơ thể, nhất là những người cao tuổi thường có một số bệnh đi kèm như cao huyết áp, tim mạch,…
Việc điều trị bằng phương pháp nào tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân như vị trí, kích thước và tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, việc can thiệp lấy sỏi ra bằng phẫu thuật và tán sỏi chỉ là phương pháp tức thời, người bệnh có nguy cơ tái phát bệnh cao.
Để tránh phẫu thuật thì việc phát hiện và điều trị sớm bệnh là hết sức cần thiết, tránh để sỏi phát triển to và gây ra biến chứng. Để điều trị sỏi thận không cần phẫu thuật, bệnh nhân cần được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng thuốc. Thuốc điều trị sỏi thận cũng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Có tác dụng bào mòn sỏi nhanh
+ Có tác dụng giãn cơ trơn niệu quản để viên sỏi dễ dàng ra ngoài mà không gây ứ, tắc, không gây đau
+ Có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra
+ Có tác dụng giảm đau
+ Có khả năng kiểm soát tốt nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho trong nước tiếu, ngăn hình thành thêm các viên sỏi mới, từ đó phòng tái phát bệnh hiệu quả.
Khi phát hiện sỏi kích thước chưa lớn (nhỏ hơn 25 mm), bệnh nhân có thể tư vấn bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc đông y để bào mòn và tống sỏi ra ngoài theo đường tiết niệu. Hiện nhiều sản phẩm có thành phần thảo dược từ thiên nhiên cũng là biện pháp được nhiều người bệnh tin dùng.
Ngoài ra bệnh nhân cần kêt hợp chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý trong lúc đang sử dụng thuốc và kể cả sau khi bệnh nhân đã hết sỏi.
Vũ Minh