- Công tác tại bệnh viện Bình Dân nhưng tư vấn, mổ cho người bệnh ở bệnh viện khác khiến bệnh nhân tử vong, vị bác sĩ nhận kỷ luật nặng.
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa ra quyết định phạt bác sĩ Phan Văn S., công tác tại bệnh viện Bình Dân số tiền 35 triệu đồng và tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 4,5 tháng.
Bác sĩ S. bị xử phạt vì đã vi phạm quy định của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, gây tai biến cho người bệnh.
Cách đây 3 tháng, bệnh viện Bình Dân đã kỷ luật bác sĩ Phan Văn S. với hình thức khiển trách, không cho làm công việc tiếp xúc với bệnh nhân 6 tháng.
Bệnh viện đa khoa Bưu Điện |
Như VietNamNet đã thông tin, vào tháng 2, bà B.H.S. (66 tuổi, ngụ phường 17, quận Bình Thạnh) đến bệnh viện Bình Dân thăm khám với các triệu chứng đau âm ỉ vùng hạ vị kèm táo bón kéo dài nhiều năm.
Bác sĩ chẩn đoán đây biểu hiện của bệnh lý lồng trong trực tràng hậu môn mức độ nhẹ và cho uống thuốc điều trị. Tuy nhiên, mỗi khi ăn no, bà lại đau râm ran, nên muốn phẫu thuật giải quyết dứt điểm.
Lúc này, bác sĩ Phan Văn S. – người quen của nữ bệnh nhân và đang công tác tại bệnh viện Bình Dân đã tư vấn cho bà qua bệnh viện đa khoa Bưu Điện phẫu thuật.
Sau phẫu thuật nội soi lồng ruột tại bệnh viện đa khoa Bưu Điện do bác S. cùng ê-kíp thực hiện vào tháng 4, nữ bệnh nhân bị xuất huyết ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ và .
Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP.HCM, bệnh nhân tử vong sau khi mổ nội soi lồng ruột là do sốc nhiễm khuẩn suy đa cơ quan không hồi phục vì bục miệng nối trực tràng sau phẫu thuật.
Quá trình tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân S. tại BV đa khoa Bưu Điện có sai sót chuyên môn.
Bệnh nhân được chẩn đoán vào tháng 2 tại BV Bình Dân nhưng chỉ định phẫu thuật vào tháng 4 tại BV đa khoa Bưu Điện. Sau 2 tháng, tình trạng người bệnh chuyển biến nặng hơn lúc chẩn đoán nhưng BV Bưu Điện không tiến hành đánh giá lại mà vẫn phẫu thuật, dẫn tới cái chết cho nữ bệnh nhân.
Ngoài ra, bác sĩ lâm sàng và cận lâm sàng chưa có sự phối hợp, không mời các chuyên gia hỗ trợ để thực hiện ca khó.
Bác sĩ S. đã mổ 97 ca tương tự và thành công tại BV Bình Dân, nhưng ở BV Bưu Điện thì bác sĩ S. chỉ ký hợp đồng làm ngoài giờ, không cung cấp được chuyên môn kỹ thuật được làm tại BV Bình Dân khi hành nghề tại BV Bưu Điện.
Thấy mẹ chồng đi tiêm thuốc dưỡng não ở trạm y tế nhưng không về nhà, con dâu đi tìm thì phát hiện mẹ tử vong tại trạm y tế xã và trình báo cơ quan chức năng.
Câu chuyện một nữ bác sĩ chuyên khoa hô hấp có con gái 11 tuổi tử vong vì hóc hạt trân châu trà sữa thực sự là hồi chuông cảnh báo với các bậc phụ huynh.
Vào bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi để cắt bỏ u nang buồng trứng, thai phụ 3,5 tháng ở Quảng Ngãi tử vong không rõ nguyên nhân.
Từ lúc vào viện đến khi toàn thân co giật, chuyển tím tái, bé P. vẫn không được bác sĩ nào đến thăm khám, cấp cứu.
Bác sỹ tại Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc tiêm cho bệnh nhân bị đau bụng bằng 2 mũi giảm đau và làm các xét nghiệm, ít phút sau bệnh nhân tử vong.
Người đàn ông ở Cần Thơ đến cơ sở y tế khám và tiêm thuốc, sau đó thì tử vong bất thường.
Văn Đức