- Việt Nam nằm trong top 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới, với trên 15 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng bởi khói thuốc.
Người Việt chi 31.000 tỉ đồng để mua thuốc lá
Tại hội thảo khoa học nhân ngày thế giới không thuốc lá tại Hà Nội, GS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp VN, Phó giám đốc BV Bạch Mai cho biết, mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người chết do hút thuốc lá và hơn 900.000 người chết do hít phải khói thuốc lá thụ động.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Dự báo đến năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 70.000 người/năm.
Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động.
GS Ngô Quý Châu |
Tỉ lệ hút thuốc ở nam giới ở mức 45,3%, nữ 1,1%. Trong năm 2015, người Việt đã chi hơn 31.000 tỉ đồng để mua thuốc lá.
Thuốc lá chính là thủ phạm của 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là nguyên nhân thứ 2 gây nên các bệnh tim mạch như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...
Một nghiên cứu tại BV K cho thấy, 90% ca ung thư phổi có hút thuốc lá. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút.
Hút thuốc khiến nguy cơ liệt dương cao gấp đôi
GS Ngô Quý Châu cho biết, khả năng có thai ở phụ nữ hút thuốc lá bị giảm 30% trong khi nguy cơ sảy thai cao gấp 3 lần phụ nữ không hút thuốc.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm khói thuốc lá có nguy cơ đột tử cao gấp 2- 4 lần so với trẻ không tiếp xúc với khói thuốc.
Tỉ lệ đàn ông hút thuốc lá có nguy cơ bị liệt dương cao gấp đôi so với người không hút thuốc, do các chất có hại trong khói thuốc dương vật bị xơ vữa động mạch.
Khói thuốc gây ảnh hưởng trong phạm vi 5-7m. Người không hút nhưng tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên có thể hấp thụ lượng khói, tương đương 5 điếu/ngày |
Dù có vô vàn tác hại, song hầu hết người hút thuốc tại Việt Nam chỉ coi đây là thói quen chứ không phải là bệnh lý, nên không có ý thức để cai thuốc. Trong khi thực tế, nghiện thuốc lá được xếp cùng nhóm với nghiện rượu.
Đáng lưu ý, người bị hút thuốc lá thụ động cũng hại không kém người trực tiếp hút. Nghiên cứu của WHO chỉ ra, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa chất độc nhiều gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra.
Lượng khói thuốc người hút thuốc thải ra không khí xung quanh cao gấp 5 lần lượng khói hít vào. Người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điều thuốc một ngày.
Khói thuốc có thể gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m. Do đó ngay cả khi ở rất xa người hút thuốc thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những đối tượng đang hút thuốc.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thuốc lá là thủ phạm gây ra 25 căn bệnh khác nhau và là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi.
Khối bướu to chèn ép ở cổ, bà Loan bị khàn tiếng, tay chân run và khó thở khi ngủ làm người này phải ngủ ngồi suốt 2 năm.
Nhiều người lầm tưởng thuốc lá điện tử không nguy hại, thậm chí dùng để cai thuốc lá thường. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra thuốc lá điện tử vẫn có chứa các chất độc hại, thậm chí gây nguy cơ ung thư gấp 15 lần thuốc lá thường.
Cầm điếu thuốc lá trên tay, nhiều người không biết họ đang đưa vào phổi 40 chất gây ung thư cực kỳ nguy hiểm- tác nhân gây ung thư phổi và 12 bệnh ung thư khác.
Dưới đây là những thay đổi mà bạn cảm nhận được khi ngừng thuốc lá.
Thúy Hạnh