- Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ là chìa khóa giúp bệnh nhân ung thư thực quản sớm lấy lại sức khỏe, tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng biết đâu là thực phẩm tốt cho bệnh tình của mình.
Người bị ung thư thực quản nên ăn gì?
Ung thư thực quản thường tạo cảm giác sợ ăn, sợ nuốt cho người bệnh vì nó sẽ gây cảm giác đau đớn khó tả. Do đó, thức ăn cho người ung thư thực quản nên là thức ăn nhừ, nhuyễn, bao gồm đầy đủ chất dinh dưỡng và .
Bệnh nhân trước phẫu thuật:
Đối với người gầy yếu, nên bổ sung nhóm thức ăn giàu , protein để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. Ngược lại, người bị thừa cân nên kiêng thức ăn giàu chất béo để giúp quá trính điều trị phẫu thuật được diễn ra tốt hơn.
Trước phẫu thuật khoảng 12 giờ không nên ăn và khoảng 8 tiếng trước phẫu thuật không nên uống để tránh bị trào ngược dịch hoặc hôn mê khi đang tiến hành phẫu thuật.
Bệnh nhân sau phẫu thuật:
Sau phẫu thuật, cần nhanh chóng bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng cường đề kháng và giúp chống lại bệnh tật. Vì vậy, nguyên tắc sau phẫu thuật đó là cho bệnh nhân ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, protein như: thịt lợn, thịt bò, cá, tôm và nước ép hoa quả.
Nếu phẫu thuật của bệnh nhân là cắt bỏ một phần dạ dày thì họ sẽ có cảm giác rất nhanh no do dạ dày được thu nhỏ lại. Vì vậy, trường hợp này nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa và ăn thường xuyên để đảm bảo nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể đầy đủ.
Ăn chậm, nhai kỹ, có thể vừa ăn vừa uống nước khi ăn để tránh bị nghẹt và có cảm giác buồn nôn. Bệnh nhân sau điều trị ung thư thực quản có thể xảy ra hiện tượng tiêu chảy, do đó nên ăn nhiều rau canh, trái cây tươi để giảm triệu chứng này.
Nếu điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị, bạn nên có chế độ ăn uống nhẹ nhàng hơn. Tránh các loại thực phẩm có thể gây cảm giác khó nuốt hoặc nghẹn như thịt dai, bánh mì giòn. Nếu gặp khó khăn khi ăn uống cần trao đổi ngay với bác sĩ điều trị.
Bệnh nhân nên bắt đầu ăn uống với những thực phẩm mềm và tăng dần lượng của thức ăn lên theo tình trạng sức khỏe. Dần dần sau khi sức khỏe hồi phục, có thể ăn lại thực phẩm đặc. Nếu là thịt thì nên nghiền ra để dễ nuốt và tiêu hóa hơn.
Dần dần có thể bắt đầu ăn thức ăn đặc lại, nhưng không nên ăn những thức ăn rắn, gây khó khăn trong việc nhai và nuốt. Đối với những thực phẩm từ thịt có thể nghiền ra cho dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn.
Bệnh nhân ung thư thực quản nên kiêng gì?
Sau khi điều trị, bệnh nhân nên tránh sử dụng thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Thực phẩm chế biến sẵn bao gồm thịt xông khói, xúc xích, thịt đông lạnh, đóng hộp... cũng nằm trong danh sách này.
Không ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao cũng nên được hạn chế.
Không sử dụng thức uống có ga, chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê... hoặc sử dụng chất lỏng súc miệng có chứa cồn.
Không nên ăn thức ăn rắn, gây khó khăn cho việc nhai nuốt.
Nhiều người có thể bị dị ứng với sữa hoặc đường dễ gây tiêu chảy, buồn nôn. Nên hạn chế dùng sữa và các chế phẩm của nó kể cả sữa đậu nành trong thời gian đầu.
Thành Luân(tổng hợp)
Tùy vào thể trạng của mỗi người cũng như phương pháp điều trị, yếu tố tâm lý cùng những tác động khách quan khác mới có thể tiên lượng được thời gian sống của bệnh nhân ung thư thực quản.
Ung thư thực quản là căn bệnh nguy hiểm, đứng hàng thứ 4 sau các ung thư ở đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 50, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính khá nguy hiểm đứng thứ 4 trong các ung thư về đường tiêu hóa, nhưng nhiều người vẫn còn có những hiểu lầm về nó.