Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Sự thật ít biết về bệnh táo bón

Mark Wong, Bác sĩ phẫu thuật tổng quát tại BV Mount Elizabeth đã tiết lộ những sự thật ít ai ngờ tới về táo bón - tình trạng mà ai cũng gặp ít nhất 1 lần trong đời.

Táo bón là gì?

Táo bón là khi nhu động ruột trở nên khó khăn hoặc ít thường xuyên hơn bình thường. Nhu động ruột bình thường có thể dao động từ 3 lần mỗi ngày đến 3 ngày một lần. Nói chung, khi nhu động ruột dừng lại trong hơn 3 ngày, phân trở nên cứng và khó ra hơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị chướng bụng, đau thắt, hoặc thậm chí nôn mửa.

Sự thật ít biết về bệnh táo bón

Nguyên nhân gây ra táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra táo bón, và trong một số trường hợp, bệnh là do nhiều nguyên nhân gây ra. Thuốc nhuận tràng có thể không phải luôn luôn là giải pháp và trong một số trường hợp không cần thiết! Nguyên nhân của táo bón có thể bao gồm:

• Các rối loạn ăn uống (uống không đủ nước, quá ít hoặc quá nhiều chất xơ, đột ngột thay đổi chế độ và thói quen ăn uống)
• Không vận động hoặc vận động không đủ.
• Căng thẳng quá mức
• Các tình trạng như vấn đề về hóc môn (cường tuyến giáp), thần kinh (đột quỵ, bệnh Parkinson), trầm cảm, rối loạn ăn uống
• Chế độ thuốc men (thuốc kháng acid chứa canxi hoặc nhôm, thuốc giảm đau mạnh như chất ma tuý, thuốc chống trầm cảm, thuốc viên sắt)
• Mang thai
• Ung thư đại trực tràng

Thật may là hầu hết các bệnh nhân đều có thể điều trị bằng phương pháp bảo toàn. Vai trò của bác sĩ là để xác định những nguyên nhân nghiêm trọng tiềm tàng đòi hỏi phẫu thuật, chẳng hạn như ung thư đại trực tràng.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đối với táo bón nhẹ và không thường xuyên, hầu hết các trường hợp người bệnh không cần đến khám bác sĩ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bất kỳ triệu chứng nào sau đây có thể là nguyên nhân nghiêm trọng hơn, như ung thư đại trực tràng, do đó bạn nên đến bác sĩ để chẩn đoán nếu bạn:
• Mới bị táo bón; táo bón liên tục và đã kéo dài hơn 2 tuần
• Có máu và/hoặc chất nhầy trong phân
• Giảm cân dù không ăn kiêng
• Chuyển động ruột gây ra đau dữ dội
• Trên 50 tuổi có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng
Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân gây tử vong như ung thư, sau đó giúp bệnh nhân kiểm soát táo bón và tránh các biến chứng gây ra do táo bón kéo dài.

Các lựa chọn điều trị táo bón

 

Điều trị sẽ tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân và phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng bệnh. Bất cứ khi nào có thể, việc điều trị sẽ hướng vào những nguyên nhân tiềm ẩn nghiêm trọng hơn (ví dụ như hormone tuyến giáp cho cường tuyến giáp, phẫu thuật cho ung thư đại trực tràng). Khi điều trị táo bón, mục tiêu là đạt được ít nhất 1 chuyển động ruột của phân mỗi 1 - 3 ngày mà không cần phải tạo áp lực.

Việc điều trị bắt đầu từ chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh khẩu phần chất xơ nạp vào cơ thể (quá nhiều chất xơ có thể gây táo bón!) Và đảm bảo uống đủ nước. Tập thể dục cũng rất quan trọng. Thuốc nhuận tràng cũng rất hữu ích, liều dùng sẽ tùy chỉnh theo từng ca bệnh. Bạn có thể được kê toa các loại thuốc nhuận tuyến khác nhau để đạt được kết quả khác nhau.

Đa số bệnh nhân sẽ thấy bệnh thuyên giảm và hồi phục nhờ các cách điều trị truyền thống như điều chỉnh chế độ ăn uống và thuốc men thích hợp. Trong một số trường hợp, các bài tập phục hồi sàn chậu đặc biệt (phản hồi sinh học trực tràng) sẽ cần thiết để điều chỉnh sự mất phối hợp cơ ở sàn chậu.

Tuy nhiên, khi các biện pháp trên không thành công, phẫu thuật chuyên khoa có thể là phương pháp duy nhất để điều chỉnh các bất thường về mặt giải phẫu (ví dụ: Sa bộ phận - khi một cơ quan trượt hoặc rơi khỏi vị trí của nó) để làm giảm triệu chứng của bệnh nhân và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Sự thật ít biết về bệnh táo bón

BS. Mark Wong là bác sĩ phẫu thuật tổng quát tại bệnh viện Mount Elizabeth Novena và bệnh viện Parkway miền Đông Singapore. Ông đặc biệt quan tâm đến phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (phẫu thuật nội soi) và phẫu thuật sử dụng cánh tay robot cho ung thư và rối loạn ruột lành tính. 

Doãn Phong

 

Bài đăng phổ biến