- Khối u trên người S. cứ to dần, chiếm toàn bộ lưng, mông khiến anh không thể đi lại bình thường, gần như phải bò trên đường.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, BV Việt Đức cho biết, bệnh nhân Nguyễn Văn S. (34 tuổi, Nghệ An) đến viện vào cuối tháng 3 vừa qua với khổng lồ ước chừng 45kg trên tổng 83kg trọng lượng cơ thể.
U chiếm toàn bộ phần lưng mông và gần hết phần đùi đến cẳng chân trái. Khối u to đến nỗi bệnh nhân không thể đi lại bình thường, muốn di chuyển, S. gần như phải bò dưới đường hoặc ngồi xe lăn vì không đủ sức vác nổi khối u.
Gia đình cho biết, S. là con thứ hai trong nhà. Càng lớn, khối u trên lưng và đùi càng to, chân phình to như chân voi nhưng gia đình thuộc hộ nghèo nên không có tiền phẫu thuật. Có thời điểm khối u quá to, nứt vỡ khiến bệnh nhân chảy máu đến ngất. Sau đó gia đình mới vay mượn khắp nơi để đưa con đi khám.
Khối u khổng lồ trên lưng, mông kéo xuống chân của bệnh nhân |
Theo PGS Hà, khi đến BV Việt Đức, bệnh nhân trong tình trạng thiếu máu nặng, cơ thể suy kiệt do mất máu mạn tính. Khối u bị vỡ để lại một vết loét sâu to hơn bàn tay hàng năm trời vẫn chưa liền. Do phải vác khối u cỡ lớn quá lâu, cổ xương đùi bên trái của S cũng đã biến dạng và gãy gục.
Ca mổ 3 khó, truyền 5 lít máu
PGS Hà chẩn đoán bệnh nhân mắc . Tuy nhiên, ngay khi chỉ định chụp cộng hưởng từ để phân biệt khối u với các dây thần kinh đã gặp trở ngại do khối u quá lớn, không thể đưa vào lồng chụp.
Điều này rất nguy hiểm vì trong lúc bóc u rất dễ gây tổn thương thần kinh hông khoeo, dẫn đến liệt 2 chi dưới.
Để khắc, phải đưa máy siêu âm lên phòng mổ, mổ đến đâu soi đến đó để dò đường đi của dây thần kinh.
Khó khăn thứ hai là khối u quá to, nếu cố gắng cắt hết u trong 1 lần phẫu thuật có thể khiến bệnh nhân tử vong trên bàn mổ. Phương án tối ưu là phẫu thuật nhiều giai đoạn, ít nhất là 2 lần.
Lần đầu sẽ lấy tối đa khối u vùng lưng và mông của bệnh nhân. Nếu như bệnh nhân có thể bình phục được sau lần mổ thứ nhất sẽ tiến hành cắt tiếp khối u vùng đùi gối bên trái, thậm chí có thể phải tháo bỏ khớp háng nếu chảy máu quá nhiều.
Khó khăn thứ ba là khối u tăng sinh mạch máu rất nhiều, nguy cơ chảy máu dữ dội trong mổ. Vì vậy các bác sĩ đã phải dùng đến 2 dao siêu âm cực lớn vốn chỉ được dùng cầm máu trong cắt gan để vừa mổ vừa hàn mạch, giảm nguy cơ chảy máu.
Xác định đây là ca mổ phức tạp, Ban giám đốc BV đã tổ chức cuộc hội chẩn với hàng loạt chuyên gia đầu ngành của gần 10 chuyên khoa: Huyết học, truyền máu, thận lọc máu, chẩn đoán hình ảnh, cây mê hồi sức, chấn thương chỉnh hình … phối hợp với bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
Một phần khối u được bóc ra |
Kíp phẫu thuật huy động hơn 10 phẫu thuật viên chia thành 3 kíp và 20 nhân viên, bác sĩ khu mổ và gây mê hồi sức. Sau hơn 8 giờ phẫu thuật, ekip đã cắt bỏ toàn bộ khối u vùng lưng và mông với trọng khoảng 23kg. Tổng lượng máu phải truyền cho bệnh nhân là hơn 5 lít.
Đến nay, sau mổ hơn 1 tháng, sức khoẻ bệnh nhân đã có tiến triển, qua giai đoạn hồi sức tích cực nhưng vẫn phải theo dõi sát chức năng đa tạng, chống nhiễm trùng, tiếp tục truyền máu, truyền đạm.
Dự kiến sau 3-6 tháng nữa, nếu bệnh nhân hồi phục tốt sẽ phẫu thuật tiếp để cắt bỏ u ở đùi và gối trái.
Khối u trên lưng chàng trai trẻ ngày càng phì đại, chiếm toàn bộ lưng kèm theo những cơn đau buốt kéo dài khiến cậu chỉ có thể ngủ ngồi.
Hơn 1 tháng sau ca phẫu thuật tách khối bướu nặng 1 kg ở lưng, "cô bé mai rùa" Trần Thị Ngọc Thắm (10 tuổi, quê Sóc Trăng) đã được xuất viện.
Các bác sĩ BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã bóc tách thành công khối bướu "mai rùa" nặng hơn 1kg khỏi lưng bé gái 10 tuổi.
Thời gian gần đây, ở Việt Nam, có nhiều người bị những khối u lạ trên người được phát hiện. Những khối u này khiến cho những người không may mắc bệnh cảm thấy rất khổ sở trong sinh hoạt và luôn mặc cảm về bệnh tình.
Thúy Hạnh