- Tùy vào thể trạng của mỗi người cũng như phương pháp điều trị, yếu tố tâm lý cùng những tác động khách quan khác mới có thể tiên lượng được thời gian sống của bệnh nhân ung thư thực quản.
Khi được chẩn đoán mắc ung thư thực quản, nhiều người đã rất hoang mang và nghĩ rằng thời gian sống của mình sẽ không còn nhiều. Song thực tế không phải như vậy, bệnh nhân ung thư thực quản nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỉ lệ chữa khỏi là rất cao.
Trên thực tế, có những người bị ung thư thực quản nhưng có thể duy trì sự sống đến 20 năm sau đó, song cũng có trường hợp tử vong chỉ 2 - 3 năm sau khi phát hiện bệnh.
Trước đây, tỉ lệ sống của bệnh nhân ung thư thực quản khá thấp, chỉ khoảng 15 - 20% bệnh nhân sống được trên 5 năm mặc dù được chẩn đoán vào giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ khoa học ngày nay, tỉ lệ sống trên 5 năm của người bị ung thư thực quản đã tăng lên 50% so với trước kia. Vậy, bệnh nhân ung thư thực quản di căn giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Theo đó, tỉ lệ sống 5 năm theo từng giai đoạn phát triển của bệnh là:
- Giai đoạn 1: 72% bệnh nhân có thể kéo dài được sự sống đến 5 năm.
- Giai đoạn 2: 64% bệnh nhân kéo dài được sự sống đến 5 năm.
- Giai đoạn 3: 50% bệnh nhân kéo dài sự sống được đến 5 năm.
- Giai đoạn 4: 38% bệnh nhân sống được đến 5 năm.
Nhìn chung, tỉ lệ sống ở người bị ung thư thực quản giai đoạn cuối khá thấp, do lúc này khối u đã lan tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Thậm chí, một số trường hợp mắc ung thư giai đoạn cuối có thể tử vong chỉ vài tuần ngay sau khi được chẩn đoán bệnh hoặc chỉ kéo dài sự sống được thêm vài tháng. Thời gian sống trung bình của người mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối chỉ từ khoảng 4 - 6 tháng, rất khó kéo dài được đến 5 năm.
Điều trị ung thư thực quản như thế nào?
Cũng giống với nhiều căn bệnh ung thư khác, ở giai đoạn đầu, việc điều trị ung thư thực quản mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp phát hiện bệnh khi đã vào giai đoạn cuối nên quá trình điều trị gặp khá nhiều khó khăn. Do vậy, để có kết quả điều trị tốt, cần dựa vào tình hình thực tế tiến triển của bệnh:
- Giai đoạn 1 và 2: Bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật sớm để loại bỏ triệt để tế bào ung thư khỏi thực quản kết hợp với sử dụng hóa chất, chiếu xạ và nâng đỡ toàn trạng tích cực.
- Giai đoạn 3: Phẫu thuật trong giai đoạn này thường không thể loại bỏ hoàn toàn được nên biện pháp sử dụng chủ yếu là hóa trị và xạ trị. Có thể kết hợp chiếu xạ và sử dụng hóa chất trước và sau phẫu thuật.
- Giai đoạn 4: thực quản lúc này đã tiến triển nặng nên đòi hỏi cần phải kết hợp đa dạng các phương án điều trị. Phương pháp thường được sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu nhằm mục đích kéo dài sự sống và kiểm soát các triệu chứng, gồm một số phương pháp như:
+ Hóa trị kết hợp phẫu thuật được dùng cho những bệnh nhân mắc ung thư thực quản giai đoạn IVA.
+ Đặt nội soi stent kim loại ở thực quản để cải thiện triệu chứng khó nuốt, giảm đau, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân.
+ Hóa trị nhằm điều trị cho những bệnh nhân ung thư thực quản đã di căn tới những cơ quan xa trong cơ thể.
Trên đây là những thông tin giúp chúng ta biết được bệnh nhân di căn giai đoạn cuối sống được bao lâu và việc điều trị bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối cụ thể như thế nào.
Ung thư thực quản là căn bệnh nguy hiểm, đứng hàng thứ 4 sau các ung thư ở đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 50, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính khá nguy hiểm đứng thứ 4 trong các ung thư về đường tiêu hóa, nhưng nhiều người vẫn còn có những hiểu lầm về nó.
Bệnh ung thư thực quản ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc tân dược hay các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, thì việc kết hợp đông tây y sẽ tốt cho quá trình điều trị.
Thành Luân(tổng hợp)