Khi bị bạo hành, ngoài những chấn thương về thể xác, trẻ sẽ gặp những sang chấn, tổn thương về tâm lý rất khó chữa lành.
Mới đây, đoạn clip ghi lại hình ảnh bảo mẫu bạo hành dã man trẻ nhỏ ở Đà Nẵng khiến dư luận phẫn nộ. Hai đoạn clip ghi lại cảnh hai người phụ nữ bắt hai bé trai cởi trần nằm ngửa dưới sàn nhà, liên tục nhồi nhét thức ăn vào miệng rồi phủ khăn và liên tục đánh vào mặt trẻ.
Theo các chuyên gia nhi khoa, việc trẻ bị bạo hành dã man như trên khiến trẻ phải chịu những tổn thương nặng nề về tinh thần và thể chất.
Vừa trút thức ăn vào mồm, bảo mẫu vừa tát bé trai. |
Việc đánh, có thể khiến bé có những tổn thương ngoài da như các vết bầm tím, rách da, chảy máu.
Tiếp theo, việc nhồi nhét thức ăn vào miệng có thể khiến trẻ bị sặc rất nguy hiểm. Ngoài ra, việc ép ăn làm trẻ không kịp nhai rồi nuốt chửng có thể khiến trẻ bị hóc hoặc ăn không có vị giác. Ăn trong tư thế nằm cũng gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ.
Bên cạnh đó, trẻ còn nhỏ, các cơ quan thể chất phát triển chưa ổn định nên khi bị đánh, bị tát tới tấp trẻ có thể gặp phải chấn thương về não, phổi, lá lách, gan… Những tổn thương này nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể đe dọa mạng sống của trẻ.
Ngoài vết thương thể chất, trẻ phải chịu vết thương về tinh thần. Theo Thạc sĩ Lê Công Thiện (Trưởng khoa Tâm thần nhi, Bệnh viện Bạch Mai), trẻ có trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn không giống người lớn nên việc ghi nhận thông tin khác hẳn người lớn.
Tùy từng độ tuổi, tính cách, kiểu bạo hành mà mức độ ghi nhận thông tin của trẻ khác nhau sẽ dẫn đến tổn thương tâm lý khác nhau. Trong đó, 0-3 tuổi là giai đoạn vàng về hình thành tính cách, thời điểm đó trẻ sẽ bắt chước hành vi, lời nói của người khác.
Khi bảo mẫu cáu giận, đánh đập trẻ mà không được phản hồi, tức là không có người nói với trẻ rằng đó là hành vi xấu, trẻ sẽ mặc định đó là hành vi đúng và học theo. Từ đó, trẻ sẽ sinh ra ham muốn bạo hành lại người khác.
Một đứa trẻ nếu bị bạo hành quá nhiều, ngoài tâm lý sợ hãi sẽ sinh ra tâm lý chống đối hay chiến đấu lại. Thậm chí, việc hình thành hành vi xấu không chỉ xảy ra ở những bé bị bạo hành mà còn ở cả những trẻ chứng kiến bạo hành.
Trong trường hợp bảo mẫu bạo hành trẻ, những đứa trẻ chứng kiến và nhiễm hành vi đó khi lớn lên cũng sẽ hay cáu giận, thậm chí đánh đập trẻ khác.
Những vết thương tâm lý này rất khó chữa trị, nó thậm chí có thể gây ảnh hưởng tới cuộc đời của trẻ sau này.
Cơ quan công an xác định, hành vi của bà Phạm Thị Vấn chưa đủ yếu tố cấu thành tội, do vậy chỉ xử phạt hành chính, đồng thời yêu cầu chấm dứt hoạt động giữ trẻ.
Bạo hành trẻ em ở các lớp mầm non xuất phát từ việc bảo mẫu không có đạo đức nghề nghiệp, mất nhân tính và đã bị xử lý nghiêm, từ khởi tố hình sự tới phạt tù.
Công an huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) vừa ra quyết định khởi tố điều tra vụ án liên quan tới cháu Nông Ngọc Minh Thư bị chấn thương sọ não, sống đời thực vật sau khi "gặp nạn" tại nhà trẻ của bà Nguyễn Thị Lan Trinh.
Sau một ngày xét xử, Phạm Thị Nguyệt bị tuyên 48 tháng tù và "bảo mẫu" Nguyễn Thị Thanh Trang lãnh 42 tháng tù về tội "Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em".
Theo VTC