- Còi xương tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng để lại những biến chứng xấu cho trẻ sau này. Vậy nên việc phòng chống còi xương cho trẻ là hết sức cần thiết.
Bố mẹ nên lưu ý để có biện pháp phòng chống và chữa trị cho trẻ, quan tâm đặc biệt đến chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương nhiều hơn nữa.
Theo các nghiên cứu cho thấy, ở nước ta hiện nay có khoảng hơn 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi (trong tổng số hơn 7 triệu trẻ em) bị suy dinh dưỡng, trẻ em bị còi xương. Như vậy trung bình cứ 4 em sẽ có 1 em bị suy dinh dưỡng.
Không chỉ đối với các khu vực đông dân, nghèo đói mà ngay cả những nơi có điều kiện sống tốt, trẻ em vẫn rơi vào tình trạng . Việc mẹ cho bé ăn dặm không đúng cách, sai lầm trong chế biến món ăn khiến các chất dinh dưỡng bị hao hụt, cho trẻ kiêng kem quá mức hay mẹ không cho bé bú sữa,... cũng khiến trẻ em bị còi xương.
Do đó, chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương đòi hỏi cha mẹ có kiến thức chính xác và biết cách chăm sóc trẻ em thật khoa học.
1. Cân đối các thành phần dinh dưỡng
Trong chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, nhưng phải cân đối và tránh thiên về chất đạm. Mẹ cũng không nên nhồi nhét hay ép trẻ ăn quá nhiều, tránh phạm sai lầm trong những điều cần biết khi nuôi con nhỏ.
2. Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi cho trẻ
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú đến 2 tuổi, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi. Canxi trong sữa dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra chỉ có sữa mẹ là cung cấp đầy đủ các chất và kháng thể, hệ miễn dịch cho trẻ. Đối với trẻ lớn nên chọn các loại sữa ngoài đảm bảo tiêu chuẩn và cung cấp nhiều canxi cho trẻ.
- Cho trẻ ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu… vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây còi xương và chậm phát triển chiều cao ở trẻ em. Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa.
- Bổ sung D từ dầu mỡ: Chế độ ăn của trẻ cần có lượng dầu mỡ nhất định, nhưng cũng không nên quá nhiều vì nó dễ gây các bệnh khác, nên chọn các loại dầu mỡ làm từ thực vật.
- Chế độ ăn phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ, cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho trẻ, không được để trẻ đói, trẻ bỏ bữa.
- Rau xanh và hoa quả là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của trẻ. Ăn nhiều rau xanh quả chín, cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…
3. Tăng cường vi chất dinh dưỡng
Vi chất dinh dưỡng bao gồm: Các vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B, C; Các vitamin tan trong chất béo là vitamin A, D, E, K; Các chất khoáng như kẽm, sắt, iốt, đồng, mangan, magiê. Tuy các vi chất này không cung cấp năng lượng nhưng lại không thể thiếu đối với sự phát triển bình thường của cơ thể. Trong đó, vitamin A, kẽm, canxi, sắt, i-ốt là những vitamin và khoáng chất mà trẻ rất dễ bị thiếu.
Hầu hết các vi chất này cơ thể không tự tổng hợp được, vì vậy mà mẹ phải bổ sung cho bé từ nguồn bên ngoài, từ thức ăn hay các loại thực phẩm chứ năng, thuốc khác.
4. Một số loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn
Một số loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn như: các đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ, các loại nước ngọt có ga hay các đồ ăn nhanh,…
Những loại thực phẩm cao năng lượng như mỡ, bơ, bánh kẹo, socola… chứa nhiều chất béo cũng là những thực phẩm mẹ nên tránh sử dụng cho bé.
Nếu có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp 70% trẻ còi xương sẽ khỏi hoàn toàn. Vì vậy các bậc phụ huynh hãy chọn lựa cho con những món ăn thích hợp không chỉ phòng ngừa và cho trẻ.
Những năm gần đây bệnh còi xương ở trẻ em có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ mắc bệnh còi xương. Sau đây là những điều cần biết về căn bệnh này.
Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ nhận biết được sự khác nhau giữa bệnh còi xương và suy dinh dưỡng như thế nào.
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức.
Khuê Minh(tổng hợp)