- Hàn Quốc ngừng sản xuất vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem, Việt Nam đang cân nhắc sử dụng vắc xin của Ấn Độ.
ngừa cùng lúc 5 loại bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib và viêm gan siêu vi. Vắc xin này do Hàn Quốc sản xuất và được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ.
Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, nhà máy sản xuất Quinvaxem ở Hàn Quốc ngưng sản xuất vắc xin này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất thay thế vắc xin của Ấn Độ. Tuy nhiên Việt Nam vẫn đang cân nhắc phương án này.
Hàn Quốc ngừng sản xuất vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem |
Theo WHO, vắc xin của Ấn Độ đã được sử dụng tại hơn 40 quốc gia trên thế giới với trên 400 triệu liều và đạt tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của WHO.
Loại vắc xin này cũng có thành phần, chất lượng tương tự vắc xin Quinvaxem và đã được WHO tiền thẩm định.
Nếu Việt Nam đồng ý, vắc xin mới sẽ được thí điểm tại một số tỉnh trước khi tiêm chủng rộng rãi.
Vắc xin Quinvaxem từng bị tạm dừng sử dụng năm 2013 sau khi có 43 ca phản ứng nặng sau tiêm. WHO sau đó đánh giá, trong số đó chỉ có 9 trường hợp có thể liên quan đến tiêm vắc xin nhưng đều hồi phục. Các ca còn lại không liên quan đến tiêm chủng và chất lượng vắc xin. Từ tháng 11/2015, văcxin này được tiếp tục tiêm cho trẻ đến nay.
Trong năm 2017, cả nước ghi nhận 27 ca tai biến nặng sau tiêm chủng, trong đó 14 trường hợp không rõ nguyên nhân, 4 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh khác; 9 trường hợp còn lại liên quan đến phản ứng của vắc xin (bao gồm phản ứng quá mẫn và sốc phản vệ...).
Dự án tiêm chủng mở rộng đã bồi thường theo luật định cho 5 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm tại các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hải Dương, Tuyên Quang và Nghệ An.
Từ nay đến hết 2020, Việt Nam tiếp tục sử dụng Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng, sau giai đoạn này mới cân nhắc vắc xin thay thế.
Đánh giá Quinvaxem tốt hơn, GĐ công ty nhập khẩu và phân phối vắc xin dịch vụ cũng lưu ý 'Bộ Y tế không nên bằng mọi giá mà tiêm lấy được'.
Không có vắc xin nào tuyệt đối an toàn, kể cả vắc xin dịch vụ mà người dân đang rất tin tưởng. Nhưng đối mặt với nguy cơ trẻ tử vong, không cha mẹ nào tránh khỏi sợ hãi.
WHO khẳng định ngoài Việt Nam, 93 quốc gia khác cũng đang sử dụng vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng nên không thể nói đang trong quá trình thử nghiệm.
Bộ Y tế cho biết đã tính đến phương án thay thế Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng bằng vắc xin dịch vụ 5 trong 1, 6 trong 1 nhưng hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.
Thúy Hạnh