Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Cách xử trí khi bé bị sặc sữa lên mũi

 - Trẻ bị sặc sữa là hiện tượng vô cùng nguy hiểm các mẹ cần phải biết cách xử lý để đảm bảo an toàn cho trẻ. Nếu không xử lý kịp thời có thể trẻ sẽ bị ngộp thở do sữa tràn lên mũi. 


Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa lên mũi

Mũi được nối thông với cổ họng do vậy đôi khi sữa hoặc thức ăn khác có thể bị trào lên mũi. Hiện tượng sặc sữa là cực kỳ phổ biến ở .

Nguyên nhân là do khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở chỗ cổ họng thông lên mũi của trẻ sơ sinh còn yếu. Không thể vừa thở vừa nuốt thức ăn cùng lúc, nếu thực hiện đồng thời thức ăn sẽ dễ trào lên mũi.

Ngoài ra, những lý do dưới đây cũng góp phần làm cho trẻ dễ bị sặc sữa hơn:

- Lỗ ở núm bình sữa quá to làm sữa chảy nhanh hoặc sữa mẹ quá nhiều, từ đó trẻ không nuốt kịp.

- Trong khi bú sữa, trẻ bị ho, hắt hơi, cười hoặc nấc.

- Trẻ vừa ngủ vừa bú sữa hoặc nằm xuống khi bú sữa.

- Trẻ đói quá nên vội bú sữa, bú nhanh quá sẽ dễ bị sặc, bị ọc sữa lên mũi.

- Trẻ bị mất tập trung khi đang bú sữa, ví dụ như mải nhìn hoặc nghe các chuyện xảy ra xung quanh, cười/khóc với người khác,..

 
tre bi sac


Trẻ bị sặc sữa lên mũi có nguy hiểm không?

Sẽ là bình thường khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi một lần trong mỗi lần bú hoặc ít hơn. Nhưng nếu trẻ sơ sinh sặc sữa nhiều và có dấu hiệu thở khó khăn thì đó thực sự là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Sữa trào lên mũi nhiều sẽ gây kích ứng mũi, làm mũi bị đau nhức một thời gian.

Ngoài ra, nếu bé ọc sữa lên mũi một lượng lớn cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, do thiếu lượng cần thiết.

Các bé sơ sinh khi bị sặc thường sẽ khó chịu, khóc lóc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác và tâm lý của trẻ.

Đã có những trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt thở khi sặc sữa. Do vậy bố mẹ không nên chủ quan khi bé nhà mình gặp phải tình huống này.

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi chuẩn khoa học cần phải được thực hiện theo từng bước sau. Lưu ý nếu sau mỗi bước mà bé đã thở ổn định bình thường thì không cần làm các bước tiếp theo.

Bước 1: Để bé ngồi dậy

Khi bé có dấu hiệu bị sặc sữa, mẹ cần thực hiện sơ cấp cứu cơ bản ngay lập tức. 

Khi bị sặc sữa, bạn nên cho bé ngồi dậy thẳng lên, để bé ho và phun sữa ra. Trẻ vẫn ho thì tức là đường thở chỉ bị tắc chút xíu.

Lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác. 

Bước 2: Hút sữa

Nếu trẻ khó thở, da trở nên tím tái hơn, bạn cần phải hút sữa từ mũi và miệng ngay lập tức. Đây là bước sơ cứu đầu tiên trong khi đợi xe cấp cứu.

Dùng miệng của mình hút sữa ngay lập tức, càng nhanh và mạnh. Sau đó kích thích để trẻ thở ra được bằng cách nhéo một cái.

Bước 3: Dốc ngược lên và vỗ nhẹ 

Sau khi thực hiện đến bước thứ 3 mà trẻ vẫn có biểu hiện khó thở, da tím tái thì bạn hãy dốc ngược bé lên.

Đặt bé nằm úp lên cánh tay của bạn, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng, 5 cái một. Lật bé trở lại xem đã ọc sữa ra hết chưa và đã hít thở lại bình thường chưa.

Bước 4: Ấn ngực

Nếu đến bước 3 rồi bé vẫn không có dấu hiệu thở thì bạn cần thực hiện cách sơ cứu khác.

Bằng cách đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của bé để bé hít thở.

Bước 5: Đưa đi cấp cứu

Nếu trong trường hợp trẻ vẫn chưa thở được hãy thực hiện lại từ bước 2, 3, 4 trong quá trình đưa bé đi cấp cứu.

Cách phòng ngừa trẻ bị sặc sữa lên mũi

Thay đổi núm vú sao cho lỗ có độ to nhỏ phù hợp.

Các cữ bú ngắn và thường xuyên sẽ giảm tỉ lệ bị sặc sữa.

Không để trẻ bú quá no hoặc quá đói khi bú.

Khi cho trẻ bú nên ngồi ở nơi yên tĩnh, bạn cũng đừng vui đùa khi trẻ bú để tránh cho trẻ bị phân tâm.

Đừng để bé mặc quần áo quá chật.

Không để trẻ nằm hoặc vừa ngủ vừa bú.

Dùng tay bóp bầu vú để điều chỉnh dòng sữa chậm lại.

Nếu đã bị sặc sữa hoặc đang ho, khóc thì nên đợi một lúc nữa hãy cho trẻ bú sữa lại.

Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

Pha sữa đúng công thức và nên cho ăn bằng thìa hoặc uống bằng cốc.

Khi cho trẻ bú bình với đầu vú cao su thì cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

Một số trẻ tạm thời cơ thể không dung nạp sữa bò tươi thì thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua.

Áp dụng những biện pháp trên sẽ hạn chế được tình trạng sữa lên mũi.


Khuê Minh

Bài đăng phổ biến