- Sau ăn thịt bò khô, bé H. thấy chóng mặt, buồn nôn, sốt nhẹ, đi tiểu màu đỏ, da nhợt nhạt dần.
BS Lê Thị Lan Anh, Phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, khoa vừa điều trị thành công cho bệnh nhi Dư Gia H. (8 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) bị tan máu cấp nặng, đe dọa tính mạng, nghi do ngộ độc.
Mẹ cháu H. cho biết, trẻ hoàn toàn khoẻ mạnh, không có tiền sử bệnh lý, không đi đâu chơi xa, không dùng thuốc gì và xung quanh không có bệnh dịch đặc biệt.
Tuy nhiên gia đình cho biết, ngày 16/1, H. cùng chị họ có ăn thịt bò khô có nhuộm phẩm màu không rõ nguồn gốc.
Bé H. đi tiểu ra máu sau khi ăn bò khô không rõ nguồn gốc |
Sau ăn 1 ngày, trẻ xuất hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, sốt nhẹ, rét run, ăn uống kém, thỉnh thoảng kêu đau đầu. Đến ngày thứ 2, cháu H. đi tiểu màu đỏ, da nhợt nhạt, nôn nhiều.
Mẹ bệnh nhi đã tự ra hiệu thuốc mua men tiêu hóa và oresol cho con uống nhưng tình trạng ngày càng nặng nên đã chuyển vào viện cấp cứu.
BS Lan Anh cho biết, bệnh nhi H. nhập viện trong tình trạng nguy kịch do thiếu máu cấp nặng, sốt cao, tiểu đỏ. Sau thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ nhận thấy đây là trường hợp cơn tan máu điển hình, nghi ngờ do nhiễm độc. Chị họ ăn thịt bò khô cùng cháu H. cũng đi tiểu đỏ nhưng tình trạng nhẹ hơn.
Ngay sau đó, bệnh nhi được hồi sức cấp cứu, truyền máu, điều trị tích cực. Sau 2 ngày, bệnh nhi qua cơn nguy kịch, tự thở được, da niêm mạc hồng lên, nước tiểu vàng dần và được xuất viện sau 7 ngày điều trị trong niềm hạnh phúc vỡ oà của gia đình. Thời gian tới, bệnh nhi vẫn cần theo dõi và khám lại định kỳ.
BS khuyến cáo, dịp Tết là thời điểm số vụ ngộ độc thực phẩm tăng nhanh, do đó người dân tuyệt đối không ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc, đặc biệt không ăn những thức ăn có phẩm màu lòe loẹt, bắt mắt. Với trẻ em, cơ thể rất nhạy cảm với những thức ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm, rất dễ ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.
Ung thư là bệnh liên quan đến sự đột biến của tế bào. Một số bệnh ung thư có liên quan rất nhiều đến thói quen sinh hoạt và ăn uống.
"Hơn 20 năm công tác lĩnh vực nội nhi tôi và các đồng nghiệp Bệnh viện Nhi Đồng 1 chưa từng gặp ca nào thế này. Bé bị mất máu nhiều tới mức phải truyền máu liên tục", bác sĩ Loan kể.
Khi mang bầu, N. liên tục ho ra máu tươi và lượng ngày càng nhiều khi thai lớn dần. Bệnh nhân nhập viện với tiên lượng dè dặt.
Trong vòng 1 tháng, ông T. sụt 2kg, thường xuyên đi ngoài ra máu. Khi kiểm tra, BS kết luận ông mắc ung thư đại tràng giai đoạn 2.
Thúy Hạnh