Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Hy hữu: Người đàn ông co giật, cứng toàn thân vì gà mổ

- Sau khi bị gà mổ vào đầu gối, ông M. bị cứng hàm tăng dần, khi vào viện còn co giật, cứng toàn thân.

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết khoa đang điều trị cho 2 trường hợp nam bệnh nhân bị uốn ván do gà mổ và lợn giẫm vào chân gây xước da.

Bệnh nhân thứ nhất là ông Nguyễn Văn M. (48 tuổi, Hải Dương). Gia đình cho biết, cách đây gần 1 tháng, ông M. bị gà mổ vào đầu gối, vết thương sau đó tự liền.

uốn ván, bệnh uốn ván, nhiễm trùng
Chỉ từ 1 vết xước nhỏ, nam bệnh nhân bị vi khuẩn uốn ván tấn công, phải nhập viện cấp cứu

Tuy nhiên 1 tuần sau, ông M. bị cứng hàm tăng dần, sau cứng lan xuống thân. Khi vào BV đa khoa tỉnh, bệnh nhân xuất hiện thêm các cơn co giật, cứng toàn thân, được chẩn đoán mắc uống ván và chuyển lên BV Bệnh nhiệt đới ngày 28/9.

Do tình trạng nguy cấp, các BS phải mở nội khí quản, cho thở máy và điều trị hồi sức tích cực.

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân Lê Văn N. (47 tuổi, Bắc Ninh), chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới ngày 2/10 trong tình trạng co giật do uốn ván sau khi bị lợn giẫm vào chân gây xước da. Bệnh nhân cũng đang phải thở máy và dùng thuốc chống co giật liều cao.

BS Cấp cho biết, đây là 2 ca bệnh khá hy hữu do hầu hết các bệnh nhân uốn ván đều do chấn thương tai nạn, lao động hoặc giẫm phải đinh, cành cây củi mục, chưa từng gặp ca bệnh do gà mổ, do vết xước lợn giẫm đạp.

Theo BS Cấp, vi khuẩn uốn ván hình thành từ nha bào uốn ván. Nha bào uốn vào phổ biến trong môi trường đất, cát, đặc biệt môi trường có nhiều phân gia súc, gia cầm.

Khi có vết thương hở, nha bào xâm nhập và thoát vỏ dần và phát triển thành vi khuẩn uốn ván, nhân lên nhanh và tiết ra các độc tố gây bệnh uốn ván nhưng những ngày đầu không hề sưng nề nên người bệnh hay chủ quan.

Độc tố tiết ra gây nhiễm độc hệ thần kinh vận động khiến người bệnh uốn ván thường co cứng toàn thân và co giật liên tục. Vi khuẩn uốn ván có sức sống rất mãnh liệt, đun sôi cũng không chết.

Do đó các BS khuyến cáo, khi bị các vết thương hở, dù nhỏ như dập móng chân, xước xát... cũng cần giải phóng hết các dị vật trong vết thương, cắt lọc phần dập nát, rửa sạch bằng dung dịch sát trùng. Nếu vết thương có nguy cơ nhiễm trùng phải dùng kháng sinh.

Những trường hợp chưa được tiêm phòng uốn ván, khi thấy nguy cơ phải tiêm huyết thanh kháng uốn ván (có tác dụng bảo vệ trong 7 ngày), sau đó tiêm luôn vắc xin ngừa uốn ván (sau tiêm 7 ngày mới có miễn dịch).

BS Cấp cho biết, 1 mũi tiêm vắc xin ngừa uốn ván chi phí chỉ khoảng 100 ngàn đồng, nếu tiêm đầy đủ sẽ tạo ra miễn dịch bảo vệ trong 10 năm, sau đó tiêm nhắc lại. Trong khi nếu mắc uốn ván, thời gian điều trị kéo dài, trung bình mỗi ca hết 100 triệu đồng.

Được thầy lang tiêm thuốc tại nhà, cả 2 bệnh nhân khi nhập viện đều có hiện tượng hoại tử, nhiễm khuẩn huyết vùng tiêm, tiên lượng nặng.

Theo TS Đề, thủ phạm "ăn não" là ký sinh trùng Amip, có mặt ở nhiều môi trường nước bẩn và ai cũng có thể mang nang kén trùng Amip. Có khoảng 5-10% dân số bị nhiễm trùng Amip này.

Chỉ vì bất cẩn, nhiều cha mẹ đã suýt mất con. Rất nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra với trẻ chỉ trong phút lơ là của cha mẹ, khiến các cháu chịu hậu quả nghiêm trọng.

Thấy màng ngoài tim bệnh nhân căng phồng, áp lực cao, bác sĩ đã xẻ màng tim để giải áp thì máu phụt thành dòng bởi vết rách buồng tim dài 3 cm.

Hai bé gái bị dòi bò lúc nhúc ăn đứt vành tai và làm tổ trong ống chân, cụ ông có hàng trăm con dòi trong mũi... nếu không được phẫu thuật kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Thúy Hạnh

Bài đăng phổ biến