Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa kéo dài gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm miễn dịch, dẫn đến suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Vì thế các mẹ cần lựa chọn cách chữa rối loạn tiêu hóa tốt nhất cho con.
Phân biệt chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Rối loạn tiêu hóa do kháng sinh
Đây là trường hợp khi con phải dùng kháng sinh trong thời gian dài. Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có hại trong cơ thể nhưng cũng vô tình tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Chính vì thế lúc này hại khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ.
Biểu hiện: Sau liệu trình kháng sinh dài ngày, trẻ thường bị đi ngoài nhiều nhưng không sốt và có thể cũng không đau bụng.
Trường hợp rất hay gặp sau khi bé bị sổ mũi, ho, có đờm nhiều. Hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn rất yếu nên khi trẻ vô tình nuốt dịch đờm vào đường tiêu hóa, dịch đờm mang theo rất nhiều vi khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện là trẻ bị tiêu chảy bất thường, phân thường kèm theo nhầy. Trường hợp nặng trẻ có thể đau bụng, phân có lẫn máu.
Rối loạn tiêu hóa do thức ăn
Khi trẻ bắt đầu bước vào thời kì ăn dặm, con rất dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Lúc này con không còn chỉ ăn sữa mà còn phải tiêu hóa những thức ăn khác. Với hệ vi sinh chưa hoàn thiện, rất nhiều loại thức ăn trẻ không thể tiêu hóa được hoàn toàn. Vì thế trong trường hợp này, trẻ thường có các triệu chứng như phân sống, lười ăn, tiêu chảy, táo bón hoặc hay nôn…
Các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa rất dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh thông thường như tiêu chảy, loạn khuẩn đường ruột hay nặng hơn là lồng ruột. Cha mẹ nếu không nắm bắt được chính xác bệnh lý của con thì không nên cho con sử dụng kháng sinh hoặc các thuốc tự kê đơn. Dùng kháng sinh và thuốc lâu dài chỉ có hại chứ không hề có lợi cho con trẻ.
Chuyên gia tiêu hóa tư vấn
Theo PGS.BS Phạm Thị Thu Hồ - Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai: "Mấu chốt của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ chính là việc thiếu hụt lợi khuẩn trong đường ruột. Ngoài việc dùng kháng sinh lâu dài khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt, hệ vi sinh của trẻ vốn dĩ còn rất yếu nên việc bổ sung liên tục lợi khuẩn là rất cần thiết. Đặc biệt là lợi khuẩn Bifido. Trong đường ruột, Bifido chiếm tới 99,9% lợi khuẩn, giúp tái tạo lớp lá chắn kép bảo vệ cho thành ruột.
Nếu như tỉ lệ vàng 85% lợi khuẩn- 15% hại khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ thì trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa triền miên, kém hấp thu dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Lâu dài còn có thể dẫn đến những căn bệnh mãn tính vô cùng nguy hiểm."
Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hồ - Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai
PGS.BS Phạm Thị Thu Hồ cũng cho biết, để chữa chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con, cân bằng tỉ lệ chất xơ, chất khoáng, vitamin và hạn chế những thức ăn khó tiêu giàu chất béo, chất đạm, cha mẹ phải liên tục bổ sung lợi khuẩn Bifido để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Tuy nhiên Bifido rất nhạy cảm với môi trường axit trong dạ dày. Chính vì thế các loại men vi sinh thông thường hầu như không đưa được Bifido vào được đến đại tràng, đa phần đã bị tiêu diệt ngay khi vào dạ dày. Nếu có thì tỉ lệ sống sót rất nhỏ dưới 1 %.
Với công nghệ bảo vệ hình cầu được nghiên cứu và sáng tạo dựa trên nguyên lý "giọt nước rơi" - không vết nối, cùng với lớp màng kép kháng axit, Men vi sinh Bifina là sản phẩm men vi sinh duy nhất hiện nay có thể đưa được thành công 90% lợi khuẩn Bifido vào tới ruột non và đại tràng.
Chị Phạm Anh Thư, Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ: "Cháu nhà mình bị rối loạn tiêu hóa triền miên từ khi mới 15 tháng tuổi. Con thường xuyên bị đi ngoài phân sống, biếng ăn, dễ trớ nên khá còi. Đến tận khi mình cho con dùng Men vi sinh Bifina của Nhật Bản, con mới ăn uống ngon miệng và hấp thu được dinh dưỡng nên phổng phao hơn hẳn…"
Chị Thanh Mai - Ba Vì - Hà Nội: "Bé nhà mình được 16 tháng, cân nặng 10kg. Con lười ăn lắm. Được bác sĩ Thu Hồ tư vấn, mình cho con dùng men vi sinh Bifina của Nhật. Đến giờ con đã ăn uống ngon miệng, thích ăn nhiều thứ hơn trước…".
Nguyễn Vinh