Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Xót xa cảnh trẻ nằm la liệt, chân tay bị cột chặt vì tay chân miệng

 - Trẻ nhập viện vì tay chân miệng tăng gấp 5 lần khiến các y bác sĩ phải gồng mình cấp cứu. 2 bệnh nhi phải nằm chung một giường bệnh, tay chân bị cột chặt vào thành giường, tránh co giật.

Gần 1 tháng trở lại đây, y bác sĩ khoa Nhiễm – thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1 đang phải gồng mình cấp cứu cho hàng loạt trẻ nhập viện do bệnh tay chân miệng. Số trẻ nhập viện đang ngày càng tăng,

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh BV Nhi đồng 1, cho hay một tháng trở lại đây, trẻ nhập viện vì bệnh  tăng đột biến. Nếu như những tháng trước, số trẻ nhập viện vì tay chân miệng chỉ từ 20 – 30 trẻ, đến nay mỗi ngày có 180 – 200 bé nhập viện điều trị.

Xót xa cảnh trẻ nằm la liệt, chân tay bị cột chặt vì tay chân miệng
Trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng tăng đột biến

"Cách đây 2 ngày, khoa điều trị cho 222 trẻ, còn hôm nay, còn 179 bệnh nhi. Trong số này, có 20 ca bệnh nặng, phải thở máy, lọc máu và được theo dõi sát" – BS Khanh thông tin.

Trẻ nhập viện vì tay chân miệng thường từ độ tuổi 9 tháng tới 5 tuổi. Tuy nhiên, có 1 số trường hợp chỉ mới vài tháng tuổi. Tại bệnh viện Nhi đồng 1 đã có 1 ca tử vong do bệnh tay chân miệng.

Theo trưởng khoa Nhiễm – thần kinh, trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng tăng cao là do nhiễm chủng virus type Enterovirus 71 (virus EV71). Đây là chủng virus có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao và nhiều biến chứng nặng như phù phổi, viêm phổi, suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong.

Xót xa cảnh trẻ nằm la liệt, chân tay bị cột chặt vì tay chân miệng
Nhiều bệnh nhi phải thở máy

"Năm 2011, chủng virus này từng khiến nhiều trẻ ở khắp cả nước nhập viện. 5 năm trở lại đây ít dần đi, nhưng năm nay bỗng xuất hiện trở lại. Trẻ nhập viện vì tay chân miệng có ở hầu hết các tỉnh thành, từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai tới Bến Tre, Tiền Giang..." – BS Trương Hữu Khanh nói.

2 trẻ nằm 1 giường, chân tay bị trói vào thành giường

Những ngày này, 12 y bác sĩ khoa Nhiễm – thần kinh luôn túc trực cấp cứu trẻ nhập viện viện vì tay chân miệng. Các giường bệnh ở khoa chật kín bệnh nhi. Những bệnh nhi lớn nằm 1 giường. Những bệnh nhi nhỏ tuổi hơn, mỗi giường có 2 bé nằm. Tất cả các bệnh nhi đều được cột tay chân vào thành giường.

"Làm vậy để các bé nằm yên, tránh co giật" – nữ y tá giải thích.

Xót xa cảnh trẻ nằm la liệt, chân tay bị cột chặt vì tay chân miệng
BS khám cho bệnh nhi bị tay chân miệng

Cố dỗ dành cháu trai 5 tuổi ngồi yên để bác sĩ khám, bà Trương Thị Nga (50 tuổi, ngụ Vĩnh Hiệp, Rạch Giá, Kiên Giang) cho biết, 2 tuần nay, bé xuất hiện tình trạng ho, sốt cao, co giật. Qua nhiều ngày điều trị ở bệnh viện địa phương nhưng tình trạng không thuyên giảm, chiều nay, gia đình đã đưa lên BV Nhi đồng 1 thăm khám.

 

Qua thăm khám, BS chẩn đoán bé đã mắc tay chân miệng, cần nhập viện điều trị.

Sau 1 tuần nằm điều trị ở phòng cấp cứu khoa Nhiễm – thần kinh, sức khỏe bé trai Trần Quang Th. (19 tháng, ngụ quận 6) ổn dần, được bác sĩ cho xuống phòng bệnh tiếp tục điều trị. Chị Nguyễn Thị Thu Trang (40 tuổi, mẹ bé Th.) đã nghỉ việc mấy ngày để chăm sóc con trai bị tay chân miệng.

"Thứ 5 tuần trước, bé đi nhà trẻ về đột nhiên sốt 39 độ, co giật. Đưa tới BV khám BS chẩn đoán bé bị tay chân miệng độ 3 đang chuyển sang độ 4, rất nguy hiểm. Bác sĩ có lấy dịch tủy kiểm tra xem có bị viêm màng não, may mắn bé không bị" – chị Thu Nga chia sẻ.

Xót xa cảnh trẻ nằm la liệt, chân tay bị cột chặt vì tay chân miệng
Để tránh trẻ co giật, bác sĩ phải dùng dây cột tay chân bé vào thành giường

Theo số liệu từ Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, từ ngày 14 – 20/9, địa bàn TP ghi nhận 286 ca mắc tay chân miệng, tăng 47% so với 4 tuần trước đó (194 ca).

Để phòng chống bệnh tay chân miệng, sở y tế TP chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát tại các nhà trẻ, nhóm trẻ để truyền thông, hướng dẫn các biện pháp kiểm soát bệnh trong trường lớp, nhất là ở nhóm trẻ, trường mẫu giáo.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, loại virus EV71 chưa có vắc xin chích ngừa, thay vào đó, người lớn phải chủ động bảo vệ con mình bằng cách rửa tay bằng xà phòng khi đi làm về.

Trẻ em trước khi vào lớp học và sau khi tan trường nên rửa tay. Nếu nhà có trẻ bị bệnh tay chân miệng, tuyệt đối không cho trẻ đến trường để tránh lây lan cho các trẻ khác.

"Bé sốt cao không hạ, ói nhiều hay tay chân lạnh, run tay run chân, thở mạnh hoặc ngủ có hiện tượng giật mình trên 2 lần trong 30 phút cha mẹ phải đưa đi khám ngay" - BS Khanh khuyến cáo.

9 viên bi nam châm khiến ruột non bé trai bị hoại tử. Bác sĩ buộc phải cắt bỏ 40 cm ruột non để cứu tính mạng bệnh nhi.

Trong lúc người lớn đi vắng thì cháu H. ở nhà chơi điện thoại, không may chiếc điện thoại phát nổ khiến 2 bàn tay cháu bị dập nát.

Một cháu bé 3 tuổi lưu trú cùng khách sạn gia đình du khách Nghệ An có 2 mẹ con tử vong, chồng nguy kịch nghi ngộ độc cũng bị nôn mửa, mệt mỏi sau đó tử vong khi đang cấp cứu tại bệnh viện.

Bé trai 11 tuổi hết bị BV tỉnh đến BV tuyến trung ương từ chối vì quá nặng, cuối cùng hồi sinh một cách ngoạn mục.    

Không may rơi vào quạt công nghiệp đang chạy, bé trai 6 tuổi bị cánh quạt chém rách nát mặt, máu phun ra như mưa.

Bệnh viện Phong - Da liễu TƯ Quy Hòa vừa tiếp nhận bệnh nhi H.T.Q.N. (11 tuổi, ở thị trấn Đắk Đoa, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai), có biểu hiện thường ra mồ hôi có màu đỏ trên mặt.

Văn Đức

 

Ngôi sao cầu lông thế giới 36 tuổi mắc ung thư mũi

Ngôi sao cầu lông hạng 4 thế giới Lee Chong Wei vừa phát hiện mắc ung thư mũi giai đoạn đầu.

Ngôi sao cầu lông số 1 của Malaysia Lee Chong Wei, 36 tuổi vừa được phát hiện mắc ung thư mũi giai đoạn đầu. Anh đang là một trong những tay vợt nổi tiếng nhất thế giới, xếp hạng 4 của Liên đoàn cầu lông thế giới, từng 3 lần giành huy chương bạc tại Olympic. 

Ngôi sao cầu lông thế giới 36 tuổi mắc ung thư mũi
Lee Chong Wei đang điều trị tại một BV ở Đài Loan 


Hiện Lee Chong Wei đã sang Đài Loan điều trị. Vì lý do sức khoẻ, anh đã phải rút tên ra khỏi giải vô địch thế giới và SEA Games 2019.

Nhiễm virus, ăn mặn là nguyên nhân hàng đầu

Ung thư mũi (ung thư biểu mô mũi họng NPC) là ung thư không phổ biến, xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển từ các mô ở mũi họng, khu vực sau khoang mũi và trên cổ họng.

Trong giai đoạn 2003-2007, nghiên cứu tại BV Parkway (Singapore) cho biết, ung thư mũi từng là ung thư phổi biến thứ 7 ở nam giới Singapore và thứ 12 ở phụ nữ, chiếm 4,6% tỉ lệ tử vong do ung thư ở nam giới và 1,7% ung thư ở nữ giới.

Ở Singapore, nguy cơ mắc ung thư mũi ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới nhưng những năm gần đây, tỉ lệ mắc ung thư này đã giảm dần do giới trẻ thay đổi dần lối sống.

Theo các nghiên cứu, ung thư mũi mắc cao nhất ở Trung Quốc, kế đó là Malaysia.

Đến nay nguyên nhân chính xác gây ung thư mũi chưa được xác định, tuy nhiên nhiễm virus Epstein Barr (EBV) được coi là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra loại ung thư này.

Người ta cũng tìm thấy các yếu tố nguy cơ liên quan như ăn quá mặn khi còn nhỏ, ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn lên men, hút thuốc lá.

Ngoài ra nếu gia đình nào có người thân từng mắc ung thư mũi thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn những người khác.

Do đó cách đơn giản ngăn ngừa ung thư mũi là thay đổi lối sống, thói quen ăn uống như tránh các thực phẩm lên men, thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhạt và ăn nhiều hoa quả, rau xanh.

Dấu hiệu và triệu chứng

TS Rekha Balachandran, bác sĩ tai mũi họng của BV Ipoh Pantai (Malaysia) cho biết, ung thư mũi rất khó chẩn đoán ở giai đoạn sớm do các triệu chứng ban đầu không rõ ràng, không đau đớn nên dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên khi có những triệu chứng sau, bạn cần đi kiểm tra.

Ngôi sao cầu lông thế giới 36 tuổi mắc ung thư mũi
So với nhiều ung thư phổ biến khác, tỉ lệ sống sau 5 năm với các bệnh nhân mắc ung thư mũi khá cao


- Cổ có u nhưng không đau: Những người nào có khối u xuất hiện trên 3 tuần cần được thăm khám ngay lập tức.

 

- Chảy máu mũi hoặc nghẹt mũi, giảm khứu giác, đặc biệt ở một bên cũng có thể triệu chứng sớm của ung thư mũi.

- Có máu trong đờm

- Suy giảm thính giác

- Đau đầu xuất hiện khi các mô ung thư chèn ép vào dây thần kinh, các cơn đau có thể kéo dài dai dẳng.

- Cổ bị sưng hoặc sờ thấy các hạch bạch huyết

- Thị giác bị ảnh hưởng do dây thần kinh bị chèn ép

- Ngoài ra các triệu chứng như sụt cân, mệt mỏi, đau xương...

Phương pháp điều trị

So với nhiều loại ung thư khác, ung thư mũi có tỉ lệ điều trị khỏi khá cao. Việc tiên lượng và lựa chọn các phương pháp điều trị ung thư mũi phụ thuộc vào giai đoạn khối u. Ở giai đoạn sớm, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u, sau đó áp dụng xạ trị (giai đoạn 1-4B).

TS Rekha Balachandran cho biết, ở giai đoạn 1-2, tỉ lệ bệnh nhân ung thư mũi sống sau 5 năm rất cao, lên tới 80-85%, nhiều trường hợp sống đến 10-20 năm.

Từ giai đoạn 4C, khi khối u di căn vào xương, phổi và gan, các can thiệp ít tác dụng, lúc này bệnh nhân chỉ được điều trị giảm nhẹ.

Minh Anh

Theo công bố mới nhất của WHO, số ca mắc mới ung thư của Việt Nam năm 2018 đã tăng lên 165.000 ca.

Nói đến loại rau giúp con người phòng chống ung thư, bông cải xanh được mệnh danh là "loại rau chống ung thư số 1".

Sau hơn 2 năm, hình ảnh cố thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm từ chối chữa ung thư để sinh con được gợi lại, đong đầy cảm xúc về tình mẫu tử thiêng liêng.

T. đã từng có thời gian 5-6 năm thức khuya đến tận sáng, thỉnh thoảng nhịn ăn và uống thuốc giảm cân.    

Cô gái trẻ nhập viện khi ung thư dạ dày đã ở giai đoạn muộn và qua đời sau 3 tuần điều trị.

 

Bé 2 tuổi tử vong vì mắc tay chân miệng

 -  Bé gái 2 tuổi mắc tay chân miệng với các triệu chứng sốt liên tục, ho, sổ mũi và nôn ói, sau đó đã tử vong vì căn bệnh này.

Ngày 27/9, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bến Tre xác nhận, trường hợp 1 bé gái 2 tuổi tử vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh nhân bị tử vong là bé Như (tên đã thay đổi, 2 tuổi, ngụ xã Bình Phú, TP Bến Tre).

Chiều 19/9, bé Như có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi và ói nên được người nhà đưa vào 1 phòng khám tư để chữa nhưng không giảm.

Sáng 20/9, bé Như vẫn còn sốt nên được đến khám tại Khoa nhi của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre).

Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bé Như bị viêm hô hấp trên, rối loạn tiêu hóa, cho điều trị ngoại trú, hẹn tái khám sau 1 ngày.

Khoảng 22h cùng ngày, thấy tình trạng bệnh của Như không thuyên giảm nên người nhà tiếp tục đưa bé gái trở lại nhập viện.

Lúc này, bác sĩ chẩn đoán bé gái bị độ 4, ngày thứ 3.

Đến 23h cùng ngày, bé Như bị ói, cơ thể tím tái, thở nấc, run giật tay chân, miệng có nốt loét đầu lưỡi…

 

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh rất nặng và điều trị tích cực, đồng thời phối hợp với bác sĩ chuyên môn Bệnh viện Nhi đồng TP HCM trong tiến trình điều trị.

Tuy nhiên, sau nhiều giờ nằm viện, tình trạng bệnh của bệnh nhân không cải thiện, bé bị biến chứng phù phổi cấp, sốc, viêm não. Đến 12h20 ngày 21/9 bé tử vong.

Theo tìm hiểu, bé Như đang học tại 1 trường mầm non ở địa phương. Sau khi phát hiện sự việc, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý khuẩn sàn nhà, đồ chơi trẻ em tại nhà và trường học.

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bến Tre chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh tay chân miệng nào khác tại khu vực nhà bệnh nhân và khu vực trường học.

Trẻ nhập viện vì tay chân miệng tăng gấp 5 lần khiến các y bác sĩ phải gồng mình cấp cứu. 2 bệnh nhi phải nằm chung một giường bệnh, tay chân bị cột chặt vào thành giường, tránh co giật.

Khi trẻ đã được chẩn đoán mắc tay chân miệng, nếu có biểu hiện sốt cao liên tục không giảm, giật mình, bứt rứt khó ngủ, chới với, run và yếu hay liệt các chi hay hôn mê thì phụ huynh cần đưa đi bệnh viện ngay.

Trong 3 tháng đầu năm, số ca mắc tay chân miệng ở Hà Nội tăng liên tiếp, đáng lưu ý đã có 2 ca dương tính với virus EV71.

Miệng con có vết loét, mẹ cứ tưởng bị nhiệt, đưa đi khám mới biết bé mắc bệnh tay chân miệng.

Dù không còn ở đỉnh dịch nhưng diễn biến của bệnh tay chân miệng vẫn khá phức tạp. Bên cạnh đó, bệnh hô hấp đang quá tải chưa từng thấy khiến ngành y tế "căng như dây đàn".

H.Thanh

 

Loại virus khiến nhiều cha mẹ Việt hốt hoảng dễ dàng lây khi hôn trẻ

- Virus RSV không phải virus mới nhưng có thể dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp, kể cả thói quen hôn trẻ của người lớn.

Virus RSV không phải virus lạ

Những ngày qua, nhiều bậc cha mẹ lan truyền thông tin nhiều trẻ vào BV Nhi TƯ điều trị do nhiễm virus lạ, triệu chứng giống cảm cúm chưa có thuốc điều trị khiến không ít người lo lắng.

Tuy nhiên PGS.TS Trần Minh Điển, PGĐ BV Nhi TƯ khẳng định, loại virus nói trên là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus – RSV). Đây là loại virus thường gặp ở người, đã có từ lâu, không phải virus mới. Hiện BV đang điều trị cho khoảng 20 trẻ nhiễm virus RSV.

Virus RSV thường phát triển mạnh vào mùa đông - xuân, xuân - hè nhưng năm nay dịch xuất hiện sớm bất thường. Virus này gây bệnh đường hô hấp trên và viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan mạnh, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi. 

Loại virus khiến nhiều cha mẹ Việt hốt hoảng dễ dàng lây khi hôn trẻ
Trẻ nhiễm virus RSV điều trị tại BV Nhi TƯ


Theo thống kê, có tới 90% trẻ em nhiễm loại virus này trong 2 năm đầu đời. Trong đó hầu hết các trường hợp chỉ bị nhiễm trùng nhẹ và không cần thiết phải can thiệp y tế.

"Người dân không nên hoang mang vì trẻ mắc virus RSV có thể được chữa trị và hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát và chuyên môn của bác sĩ", PGS Điển nói.

PGS Điển cho biết, với đặc tính cư trú ở đường hô hấp nên virus RSV tường gây viêm tiểu phế quản nhỏ trên trẻ nhỏ và gây hiện tượng phù nề, xuất tiết ở những tiểu phế quản đó, làm cho trẻ bị bít tắc đường thở.

Dễ nhầm lẫn với cảm cúm

Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi điểm thường là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Do các triệu chứng trên khá phổ biến nên nhiễm RSV rất dễ bị nhầm lẫn với nhiễm cúm hay các loại virus khác.

Bệnh thường kéo dài trong vài ngày, với người trưởng thành khoẻ mạnh, bệnh không đáng ngại, với hầu hết trẻ em cũng sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày.

Tuy nhiên PGS Điển khuyến cáo, cha mẹ cần căn cứ theo tình trạng bệnh từng trẻ để quyết định cho trẻ điều trị ở nhà hay nhập viện.

Các trường hợp hắt hơi, sổ mũi, khò khè, sốt nhẹ hoàn toàn có thể để con ở nhà, nhưng với các trường hợp nặng như thở khò khè, khó thở, tím tái, đặc biệt trên những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tháng tuổi, đẻ non hoặc mắc bệnh lý tim bẩm sinh, phổi, bệnh về máu... cần cho trẻ nhập viện để bác sĩ phân loại và điều trị vì những trẻ này có nguy cơ cao gặp các biến chứng.

Hiện những cơ sở y tế lớn có thể phát hiện ra virus RSV, một số bác sĩ lâm sàng giàu kinh nghiệm cũng có thể phát hiện ra bệnh. 

Loại virus khiến nhiều cha mẹ Việt hốt hoảng dễ dàng lây khi hôn trẻ
Khi trẻ nhiễm virus RSV ở thể nhẹ, cha mẹ có thể điều trị hỗ trợ bằng cách nhỏ mũi
 

Về thông tin cho rằng đến nay chưa có thuốc điều trị virus RSV đặc hiệu, PGS Điển cho biết không hẳn đúng. Tùy từng tình trạng bệnh, sẽ có những can thiệp nhất định. Ở giai đoạn sớm có thể hỗ trợ bằng nhỏ mũi, chống cảm cúm, giai đoạn sau cần cho trẻ uống nước nhiều, vỗ rung lưng để trẻ dễ thở hơn...

Các bác sĩ cũng khuyến cáo trong điều trị viêm hô hấp cấp do nhiễm virus RSV không dùng kháng sinh. Nếu các bậc cha mẹ tự ý sử dụng kháng sinh chữa bệnh cho con thì không những không có tác dụng mà còn làm chậm quá trình điều trị.

Cách phòng bệnh

RSV có khả năng lây lan mạnh, nếu các gia đình chủ quan không cho con đi khám sẽ không thể nhận định được trẻ bị nhiễm virus thông thường hay virus RSV để quyết định sử dụng thuốc hợp lý.

RSV là bệnh lý đường hô hấp, cơ chế lây do tiếp xúc trực tiếp khi hít phải các giọt bắn mũi, họng của người bệnh. Ở người lớn, bệnh không có biểu hiện nghiêm trọng nhưng với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, do hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ mắc bệnh.

Ngoài ra virus RSV cũng lây qua những mô vết thương hở, bề mặt hở, quần áo và đồ chơi của người bệnh hay tay của người bệnh chưa được rửa sạch.

Loại virus này có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ vật cứng tới hơn 6 tiếng, sống trên quần áo và bàn tay cho tới 1 giờ. Một người sau khi bị nhiễm virus có thể sau 2-8 ngày mới biểu hiện triệu chứng.

Do đó, cách phòng ngừa bệnh đơn giản nhất là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước. Khi lau tay, khuyến cáo nên lau bằng giấy dùng 1 lần, không dùng khăn.

Khi trẻ bị bệnh, ở trong phòng cần có lọ sát trùng để rửa tay nhanh. Ngoài ra tránh cho trẻ tiếp xúc gần với những người nhiễm cúm, đến các khu vực đông người. Tránh hôn hay tiếp xúc gần với trẻ khi bạn không khoẻ.

Khi ho, hắt hơi, người lớn nên che miệng bằng khăn giấy và vứt vào thùng rác kín sau khi sử dụng. Cha mẹ chú ý làm sạch các bề mặt trẻ thường xuyên tiếp xúc.

Minh Anh

Những bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp, qua nước bọt hoặc tiếp xúc trực tiếp đều có thể lây qua nụ hôn.

Tất cả những bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp, qua nước bọt hoặc tiếp xúc trực tiếp đều có thể lây qua nụ hôn.

Theo các chuyên gia y tế, đây là trường hợp đầu tiên virus viêm gan E lây truyền qua hiến tạng tại Hong Kong.

Khi đến viện, bệnh nhân vẫn rất tỉnh táo nhưng bắt đầu sợ gió, sợ nước và tử vong 2 ngày sau đó.

Khi vào cơ thể, virus dại sẽ di chuyển dọc dây thần kinh tới tuỷ sống rồi tới não bộ. Vết cắn càng gần não, thời gian phát bệnh càng nhanh.

 

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Ba bà cháu rơi vào hôn mê do ăn nhầm 'nấm lạ'

 - 3 bà cháu sau khi ăn phải nấm lạ đã rơi vào trạng thái hôn mê với các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn... 

Đến chiều 26/9, bà Đinh Thị Nhiếk (64 tuổi) cùng hai cháu ngoại là Đặng Thị Hòa Thế (10 tuổi) và Đinh Thị Thoắt (4 tuổi), đều ở thôn Suối Đá, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tỉnh táo trở lại sau 2 ngày nhập viện điều trị. Trước đó, 3 bà cháu được chuyển từ TTYT huyện Vĩnh Thạnh xuống cấp cứu tại BVĐK tỉnh lúc 0h ngày 25/9 do nghi .

Theo thông tin từ người nhà, sáng 24/9, chị Đinh Thị Dứa (con gái bà Nhiếk) đi làm rẫy cách nhà khoảng 1 km, thấy nấm và hái khoảng 100 gram đem về nấu cháo ăn bữa tối. Bữa ăn gồm 3 người, gồm bà Đinh Thị Nhiếk và hai cháu ngoại, chị Dứa cùng chồng sang nhà hàng xóm chơi.

Ba bà cháu rơi vào hôn mê do ăn nhầm 'nấm lạ'

Mũ khía nấu xám - loại nấm được cho là nguyên nhân gây ngộ độc cho 3 bà cháu

Ăn tối xong, khoảng 19h, 3 bà cháu đi ngủ. Đến 20h40 cùng ngày, vợ chồng chị Dứa về nhà, thấy 3 bà cháu nằm hôn mê trên sàn nhà, lập tức chuyển đến TTYT huyện Vĩnh Thạnh. Trên đường đi, bệnh nhân vẫn hôn mê, đến 0 giờ ngày 25.9, 3 bệnh nhân được chuyển tuyến đến BVĐK tỉnh Bình Định để điều trị.

Khi vào BVĐK tỉnh Bình Định, hai bệnh nhi có tình trạng hôn mê, được điều trị ở khoa Nhi; bà Nhiếk lơ mơ, chóng mặt, buồn nôn. Được các y bác sĩ điều trị tích cực, đến 15h ngày 25/9, tất cả các bệnh nhân đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ăn uống, đi lại bình thường.

 

Tuy nhiên, theo bác sĩ Phan Văn Dũng, Trưởng khoa Nhi BVĐK tỉnh Bình Định, do các bệnh nhân bị ngộ độc nấm, có chất ảnh hưởng đến thần kinh, có khả năng sẽ bộc phát nên hiện vẫn đang được tiếp tục theo dõi.

Theo chuyên gia của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), loại nấm mà bà Nhiếk cùng hai cháu ngoại ăn phải là nấm Mũ khía nâu xám (tên khoa học là Inocybe Rimosa). Độc tố chính là Muscarin, thuộc nhóm có độc tố gây độc cho gan, thận và hệ thần kinh. Bệnh nhân đến bệnh viện muộn, hoặc không được điều trị ở bệnh viện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, do bị hoại tử tế bào gan nặng dẫn đến suy đa phủ tạng, suy thận và tử vong.

Ba bà cháu rơi vào hôn mê do ăn nhầm 'nấm lạ'

Nấm ô tán phiến xanh - một loại nấm từng khiến 7 người ngộ độc trước đó

Cách đây hơn một tháng, cũng tại huyện Vĩnh Thạnh, 7 người thuộc thôn K4, xã Vĩnh Sơn, bị ngộ độc nấm sau khi ăn canh nấm ô tán trắng phiến xanh. Đây là loại nấm thuộc nhóm nấm gây rối loạn tiêu hóa, biểu hiện ngộ độc nhanh (trước 6 giờ sau ăn nấm).

Ánh Nguyên

Đại diện khách sạn nơi gia đình nạn nhân lưu trú chia sẻ nhiều thông tin bất ngờ sau vụ vợ con tử vong, chồng nguy kịch nghi ngộ độc ở Đà Nẵng.

Anh Đ.N.V, nạn nhân duy nhất còn sống đã hồi phục sức khỏe và xuất viện sau 1 tuần được cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Chuyến đi đúng dịp kỷ niệm ngày cưới của hai vợ chồng và con nhỏ kết thúc với hoàn cảnh không thể đau xót hơn.

 

Rau quen thuộc ngừa 8 bệnh ung thư, 99% người sử dụng sai mất hết tác dụng

Nói đến loại rau giúp con người phòng chống ung thư, bông cải xanh được mệnh danh là "loại rau chống ung thư số 1".

Bông cải xanh không những chứa nhiều chất dinh dưỡng, mà còn là chất chống ung thư rất tốt. Tuy nhiên nếu bạn không biết cách chế biến và ăn bông cải xanh đúng cách, thì nó sẽ mất hết chất dinh dưỡng và các vai trò quan trọng.

Bông cải xanh giúp phòng ngừa 8 loại bệnh  nguy hiểm:

1. Phòng ngừa ung thư ruột

Có rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh trong bông cải xanh, có thể giúp cơ thể tăng tốc quá trình giải độc. Ngoài ra, nó chứa các chất hóa học tự nhiên có thể loại bỏ độc tố và chất gây ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bông cải xanh ba lần một tuần, có thể làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng và ung thư ruột kết.

Rau quen thuộc ngừa 8 bệnh ung thư, 99% người sử dụng sai mất hết tác dụng

Bông cải xanh giúp quá trình thải độc diễn ra nhanh hơn

2. Phòng ngừa ung thư miệng

Theo Tạp chí Quốc tế về Nha khoa, chất carotene có tác dụng phòng ngừa đối với ung thư miệng. Hàm lượng carotene trong bông cải xanh rất giàu, chứa 7210 microgam/100 gram, gấp đôi cà rốt, có hiệu quả ngăn ngừa ung thư miệng và ung thư thanh quản.

3. Phòng ngừa ung thư vú

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, phát hiện ra rằng bông cải xanh có chứa hợp chất nitơ - Indole, hợp chất này có thể làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, còn có thể thông qua các estrogen không hoạt tính cản trở estrogen hoạt tính tác động kích thích các tế bào vú. Từ đó có tác dụng hiệu quả trong việc phòng và chống ung thư.

4. Phòng ngừa ung thư bàng quang

Các thí nghiệm được tiến hành bởi Đại học Harvard và Đại học bang Ohio cho thấy rằng, những người ăn bông cải xanh từ 2 lần trở lên trong 1 tuần, sẽ làm giảm khả năng phát triển ung thư bàng quang đến 40% so với những người không ăn.

Ông Hongju, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Kỹ thuật Rau Trung quốc giải thích rằng, bông cải xanh có chứa một chất gọi là glucosinolate, và sản phẩm phân hủy của nó sulforaphane, đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư.

Rau quen thuộc ngừa 8 bệnh ung thư, 99% người sử dụng sai mất hết tác dụng

Những người ăn bông cải xanh đều đặn giảm nguy cơ ung thư bàng quang

5. Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Viện nghiên cứu thực phẩm Anh đã tiến hành một thí nghiệm, trong đó họ chia thí nghiệm thành hai nhóm. Trong một tuần, họ cho 1 nhóm ăn 4 phần bông cải xanh và một nhóm ăn 4 phần đậu Hà Lan. Kết quả phát hiện, nhóm ăn bông cải xanh xuất hiện "gien chống ung thư", có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông.

6. Phòng ngừa ung thư gan

Bông cải xanh kích hoạt các enzym trong gan, qua đó thúc đẩy chức năng giải độc và bài tiết các chất gây ung thư gan.

7. Phòng ngừa ung thư dạ dày

Khi bị ung thư dạ dày, nồng độ selen huyết thanh trong cơ thể con người giảm đáng kể, và nồng độ vitamin C trong dịch vị dạ dày thấp hơn so với người bình thường. Bông cải xanh không chỉ bổ sung một lượng selen và vitamin C nhất định, mà còn giàu carotene, có thể ngăn chặn sự hình thành của các tế bào tiền ung thư và kiềm chế sự phát triển của khối u.

Rau quen thuộc ngừa 8 bệnh ung thư, 99% người sử dụng sai mất hết tác dụng

 

Ung thư dạ dày cũng phải "sợ" loại rau này vài phần

8. Phòng ngừa ung thư thực quản

Bông cải xanh giàu chất dinh dưỡng thực vật, có hiệu quả ngăn ngừa ung thư thực quản. Nhấn mạnh vào việc ăn bông cải xanh trong một thời gian dài, không chỉ có thể ngăn ngừa ung thư thực quản mà còn cải thiện chức năng cơ thể, cân bằng dinh dưỡng và tối ưu hóa sức khỏe.

Mặc dù mọi người đều ăn bông cải xanh, nhưng không phải ai cũng ăn đúng cách. Có đến 99% người khi ăn bông cải xanh mắc một trong 3 lỗi dưới đây, dẫn đến giảm đáng kể lượng dinh dưỡng cũng như tác dụng phòng chống ung thư của bông cải xanh.

Những sai lầm khi chế biến khiến bông cải xanh mất chất dinh dưỡng:

1. Rửa một cách tùy tiện

Bông cải xanh có kết cấu đặc biệt, bên trong rất dễ lưu lại thuốc trừ sâu và côn trùng, nếu chỉ rửa dưới vòi nước thì vẫn không đạt hiệu quả làm sạch. Do vậy, các chuyên gia kiến nghị, cắt bông cải xanh thành miếng nhỏ, ngâm chúng trong nước muối nhẹ khoảng 15 ~ 20 phút, và sau đó rửa sạch chúng dưới vòi nước chảy.

Rau quen thuộc ngừa 8 bệnh ung thư, 99% người sử dụng sai mất hết  tác dụng

Bạn cần nắm rõ cách cắt và rửa bông cải xanh 

2. Dùng dao cắt vụn

Cụm hoa bông cải xanh gồm nhiều múi hoa nhỏ tạo thành, nếu nó được cắt trực tiếp trên thớt, nhiều nụ hoa nhỏ sẽ bị vụn nát, điều này rất phí phạm, và khi xào nấu sẽ làm mất chất dinh dưỡng của bông cải xanh.

Trước hết, bạn cắt hết lá để sang một bên, rồi dùng mũi dao cắt một vòng tròn quanh lõi súp lơ và tách các múi hoa ra. Cắt các múi hoa lớn thành từng miếng nhỏ đều nhau, sau đó thái lõi thành các múi hoa nhỏ hoàn chỉnh.

3. Xào nấu bông cải xanh trong thời gian dài

Sai lầm này cũng là sai lầm nghiêm trọng nhất. Thời gian xào bông cải xanh không nên quá dài, cũng không được xào quá lâu trên nhiệt cao, nếu không sẽ làm mất hết các chất dinh dưỡng có trong bông cải xanh. Do vậy, lựa chọn phương pháp nấu bông cải xanh đúng cách vô cùng quan trọng, để đảm bảo giữ được tất cả các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

Hấp là cách tốt nhất để bảo quản dinh dưỡng thực phẩm.

Rau quen thuộc ngừa 8 bệnh ung thư, 99% người sử dụng sai mất hết tác dụng

Bông cải xanh giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất khi hấp

Khi hấp bông cải xanh, giữ nhiệt độ ở 100°C để tối đa hóa dinh dưỡng. Chất chống ung thư chính trong bông cải xanh là sulforaphane. Sulforaphane được tạo ra từ quá trình thủy phân glucosinolate glucoraphanin với xúc tác của enzyme nội sinh myrosinase, nên myrosinase có vai trò quan trọng trong việc chống ung thư của sulforaphane.

Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng myrosinase rất dễ bị phá hủy, và một khi myrosinase bị phá hủy, sulforaphane không có tác dụng chống ung thư.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Illinois, bông cải xanh đã được hấp cách thủy trong 5 phút, lúc này màu sắc của bông cải xanh chuyển thành màu xanh lá cây tươi, enzyme myrosinase được bảo toàn tốt nhất, và tác dụng chống ung thư mạnh nhất.

Hà Vũ (Dịch theo Sohu)

Chải răng không chỉ giúp hơi thở thơm tho mà còn ngăn ngừa viêm nha chu - nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư nguy hiểm.

"Bệnh từ miệng mà ra" luôn đúng với rất nhiều trường hợp. Do vậy muốn sống khỏe, mọi người nên chú ý thay đổi thói quen ăn uống xấu.

"Mọi người nhất định phải chú ý đến sức khỏe, đừng bao giờ thức quá khuya, hãy từ bỏ rượu, thuốc lá và ở nhà ăn cơm cùng mọi người trong gia đình" - Lưu Lăng Phong chia sẻ.

 

Con trai vợ chồng chết cháy ở xóm trọ ông Hiệp 'khùng' đang thở máy

- Sau hơn 10 ngày nhập viện, bé trai vẫn đang phải thở máy, sử dụng kháng sinh toàn thân.

Lãnh đạo BV Nhi TƯ cho biết, cháu Tạ Công Minh (sinh 1/7/2018, Thanh Sơn, Phú Thọ) đẻ non 28 tuần với cân nặng vẻn vẹn 1,1kg.

Sau đẻ trẻ bị suy hô hấp, phải thở máy và thở hỗ trợ oxy gần 2 tháng tại BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Do tình trạng không thuyên giảm, từ 14/9, bệnh nhi được bố mẹ chuyển lên BV Nhi TƯ điều trị trong tình trạng suy hô hấp nặng, suy tuần hoàn, nhiễm trùng nặng.

Con trai vợ chồng chết cháy ở xóm trọ ông Hiệp 'khùng' đang thở máy
Bé Minh đang điều trị tại khoa Điều trị tích cực, BV Nhi TƯ


Sau khi thăm khám, trẻ được chẩn đoán viêm phổi mạn tính - tăng áp lực động mạch phổi/đẻ non, theo dõi nhiễm trùng huyết.

Chiều 17/9, dãy nhà gần cổng BV Nhi TƯ xảy ra hoả hoạn. 4 ngày sau, người dân phát hiện 2 thi thể trong hiện trường vụ cháy nghi là cha mẹ bé vì trong suốt khoảng thời gian này, y bác sĩ tại BV không liên lạc được với bố mẹ cháu Minh.

Chiều 24/9, cơ quan chức năng có kết quả giám định ADN, xác minh danh tính 2 nạn nhân là vợ chồng chị Hà Thị L. (41 tuổi) và anh Tạ Văn T. (45 tuổi), trú tại thị trấn Thanh Sơn (Thanh Sơn, Phú Thọ), chính là bố mẹ của cháu Minh.

Do tình trạng của cháu khá nặng, chiều 25/9, BV hội chẩn, đưa ra kế hoạch điều trị và hỗ trợ tốt nhất cho cháu bé. Đến nay trẻ vẫn đang điều trị tại khoa Điều trị tích cực, hỗ trợ hô hấp bằng thở máy, hỗ trợ tuần hoàn bằng dịch truyền và thuốc vận mạch.

 

Bác sĩ cũng chỉ định sử dụng kháng sinh toàn thân phối hợp, điều trị tăng áp lực động mạch phổi, kiểm soát dịch và điện giải, đảm bảo dinh dưỡng và các biện pháp chăm sóc, điều trị hỗ trợ khác.

Hiện bệnh nhi có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập.

Trong thời gian tới, trẻ sẽ được cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng đường tĩnh mạch và đường miệng phối hợp, bổ sung vitamin và các chất vi lượng, khám kiểm tra mắt và thính lực, theo dõi và chăm sóc chặt chẽ tại BV.

Tạm thời, mọi công tác chăm sóc điều trị cho cháu Minh do các bác sĩ, điều dưỡng khoa Điều trị tích cực trực tiếp thực hiện.

Ngoài các chi phí điều trị do BHYT thanh toán, một số thuốc, vật tư tiêu hao và các dụng cụ thiết yếu như bỉm, sữa... đang được BV hỗ trợ.

Do hoàn cảnh bệnh nhi vô cùng đáng thương, phía BV hy vọng các tổ chức, cá nhân sẽ tiếp tục chung tay hỗ trợ cho cháu bé.


Thúy Hạnh

 

Khác với thế giới, phụ nữ Việt chọn cách tránh thai nào nhiều nhất?

- Khác biệt với hầu hết các nước trên thế giới và khu vực, hơn 32% phụ nữ Việt lựa chọn phương pháp tránh thai này.

Tại hội nghị Hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới với chủ đề "Lợi ích của tránh thai và trách nhiệm của chúng ta" tại Hà Nội, ông Doãn Hữu Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam hiện có trên 24 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) và sẽ tiếp tục tăng, dự báo đạt cực đại vào năm 2027-2028.

Việt Nam nằm trong top những quốc gia có tỉ lệ sử dụng biện pháp cao trên thế giới. Tính đến 2017, tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai tại Việt Nam đạt 76% (tương đương với tỉ lệ tại Mỹ, Canada), trong đó 57% sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

Ông Mai Trung Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Quy mô dân số, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế cho biết thêm, so với mặt bằng chung châu Á, tỉ lệ tránh thai tại Việt Nam cao hơn 10%. Tuy nhiên tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai có nhiều khác biệt.

Khác với thế giới, phụ nữ Việt chọn cách tránh thai nào nhiều nhất?
Ông Mai Trung Sơn


Tính trên toàn thế giới (số liệu 2015), biện pháp tránh thai được sử dụng nhiều nhất là triệt sản nữ, hơn 19%, kế đó là dụng cụ tử cung (đặt vòng) chiếm gần 14%, thứ 3 là sử dụng (8,8%), bao cao su (7,7%), phương pháp tiêm chiếm 4,6%, triệt sản nam 2,4%, cấy tránh thai 0,7... và có tới 36,4% không sử dụng biện pháp tránh thai.

Trong đó Châu Âu là khu vực sử dụng thuốc tránh thai nhiều nhất thế giới, châu Á sử dụng thuốc ít trong khi đặt dụng cụ tử cung nhiều nhất.

Tại Đông Nam Á, xu hướng sử dụng các biện pháp tránh thai cũng có khác biệt khi tiêm chiếm chủ yếu (gần 19%), kế đó là dùng thuốc uống (gần 17%), thứ 3 là dùng dụng cụ tử cung (8,2), kế đó là triệt sản nữ (6,6%), bao cao su chiếm tỉ lệ nhỏ, 4%, cấy chiếm 1,7%, triệt sản nam 0,3%... và tỉ lệ không sử dụng biện pháp nào ở mức 35,8%.

Khác biệt với xu hướng chung của các nước trên thế giới và Đông Nam Á, phụ nữ Việt ưu tiên hàng đầu là phương pháp tránh thai sử dụng dụng cụ tử cung, chiếm tới 32,4%; kế đó là sử dụng thuốc uống và bao cao su, lần lượt tỉ lệ 13,7% và 13,6%, triệt sản nữ chỉ chiếm 3,2%, tiêm (2%), cấy (0,2%), triệt sản nam rất thấp, chỉ 0,1%... và hơn 23% không sử dụng biện pháp tránh thai nào.

Khác với thế giới, phụ nữ Việt chọn cách tránh thai nào nhiều nhất?

Khác với thế giới, phụ nữ Việt chọn cách tránh thai nào nhiều nhất?

Tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tại Việt Nam so với khu vực và thế giới (Số liệu 2015) 

Trong số các biện pháp tránh thai hiện đại, ông Sơn cho biết hiện Việt Nam mới chỉ sản xuất được bao cao su và thuốc tránh thai. Tuy nhiên thuốc tránh thai mới chỉ cập nhật đến thế hệ 1-2, trong khi các nước phát triển đã cập nhật đến thế hệ 3-4.

Dù vậy, nhờ chương trình DS-KHHGĐ, Việt Nam đã hạn chế việc tăng thêm 20 triệu người trong những thập kỷ qua, đảm bảo mức sinh thay thế ở mức 2,1 con.

 

Tuy nhiên lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ cho rằng vẫn còn những khoảng trống trong cung cấp dịch vụ KHHGĐ ở nước ta khi hàng năm vẫn còn 250.000 – 300.000 ca phá thai; cứ 100 ca phá thai trong độ tuổi 15-49 thì có 62 ca mang thai ngoài ý muốn và trong 1.000 ca phá thai, có 15 trường hợp ở tuổi vị thành niên.

Do đó mục tiêu KHHGĐ giai đoạn tiếp theo tại Việt Nam là cần đảm bảo đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai, xã hội hoá dịch vụ và các phương tiện tránh thanh, đảm bảo tiếp cận dịch vụ, thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp, xoá bỏ khác biệt giữa các vùng địa lý nhằm mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân.

Thúy Hạnh

Thanh Thanh gào khóc và hỏi bác sĩ: "Ung thư vú thường là căn bệnh của phụ nữ tuổi trung niên, tôi chỉ mới 23 tuổi, tại sao lại mắc?"

Lạm dụng thuốc tránh thai để giảm đau đớn của kỳ kinh nguyệt đã khiến cô gái phải chịu hậu quả khôn lường.

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sau khi quan hệ, Tiểu Sảnh - 23 tuổi đã ra đi vĩnh viễn dù được y bác sĩ dốc lòng cứu chữa.

Thật không thể tin nổi khi có người tin rằng vắt chanh vào "vùng kín" sau khi quan hệ có thể tránh thai.

Gần đây có thông tin về một phụ nữ ở Anh tên Deborah cấy que tránh thai để ngừa thai nhưng không ngờ chiếc que này đã "chạy" khắp nơi trên cơ thể và chui cả vào tim, phổi…

Nữ bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng liệt nửa người trái, miệng méo. Bác sĩ lấy ra được mảnh huyết khối dài 1cm trong động mạch não.

Nhiều phụ nữ lựa chọn thuốc tránh thai hàng ngày và đây là một trong những hình thức kiểm soát sinh phổ biến nhất trên thế giới.

Tin tưởng vào thuốc tránh thai nên chị Hằng bị đau bụng mà vẫn chỉ nghĩ đau bụng do kinh nguyệt. Không ngờ, chị dính bầu, lại còn chửa ngoài tử cung.

 

2 mẹ con tử vong, chồng nguy kịch nghi ngộ độc: Chủ khách sạn lên tiếng

 - Đại diện khách sạn nơi gia đình nạn nhân lưu trú chia sẻ nhiều thông tin bất ngờ sau vụ vợ con tử vong, chồng nguy kịch nghi ngộ độc ở Đà Nẵng.

Qua điện thoại sáng nay, bà H.T.M, chủ khách sạn trên đường Hồ Nghinh (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho rằng, nhiều thông tin anh Đ.N.V (người chồng trong vụ việc) chia sẻ trước giờ xuất viện hôm qua là không chính xác. 

Theo bà, thông tin anh Đ.N.V cung cấp trên báo chí cho rằng khách sạn treo biển phun thuốc diệt muỗi là không chính xác. Bà cho biết thêm, việc anh V. nói khách sạn này có 40 phòng cũng là thông tin sai. Khách sạn chỉ có 16 phòng.

Tuy nhiên trao đổi với VietNamNet, bà M. thừa nhận phòng của gia đình anh V. tại khách sạn nhân viên có phun thuốc trừ muỗi trước khi gia đình anh đi chơi về. Tuy nhiên, bà M. khẳng định đây là công việc định kỳ. Cụ thể, mỗi tháng tại khách sạn này có 2 lần phun thuốc phòng, diệt ruồi muỗi.

2 mẹ con tử vong, chồng nguy kịch nghi ngộ độc: Chủ khách sạn lên tiếng
Khách sạn đang tạm đóng cửa

 "Việc diệt muỗi là theo định kỳ và tại khách sạn nào cũng làm thế. Chúng tôi cho phun ở hành lang và trong các phòng. Nhân viên khách sạn thường chọn thời điểm khách ra ngoài để thực hiện công việc này", bà M. cho hay.

Bà cho biết thêm, sau khi xảy ra sự việc, cơ quan chức năng đã yêu cầu tạm đóng cửa khách sạn để phục vụ khám nghiệm. Sau đó, khách sạn được mở cửa trở lại nhưng bà vẫn cho tạm đóng cửa.

 

"Các thông tin tôi đã cung cấp hết cho cơ quan điều tra. Công an cũng đến khám nghiệm cụ thể tại khách sạn. Giờ phải chờ cơ quan chức năng kết luận sự việc.

Chúng tôi đã di chuyển khách lưu trú ở đây đi khách sạn khác. Trong thời gian này, khách sạn tạm đóng cửa", bà M nói.

Anh Đ.N.V, nạn nhân duy nhất còn sống đã hồi phục sức khỏe và xuất viện sau 1 tuần được cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Một cháu bé 3 tuổi lưu trú cùng khách sạn gia đình du khách Nghệ An có 2 mẹ con tử vong, chồng nguy kịch nghi ngộ độc cũng bị nôn mửa, mệt mỏi sau đó tử vong khi đang cấp cứu tại bệnh viện.

Chuyến đi đúng dịp kỷ niệm ngày cưới của hai vợ chồng và con nhỏ kết thúc với hoàn cảnh không thể đau xót hơn.

Công an địa phương đã tìm thấy toa thuốc tây trong phòng khách sạn gia đình nạn nhân nghỉ lại ở Đà Nẵng.

Cao Thái

 

Bài đăng phổ biến