Dứa rất giàu vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhưng nó sẽ là loại gây nguy hiểm đối với sức khỏe nếu bạn dùng không đúng cách.
Ảnh minh họa |
Về thành phần hóa học, trong 100g dứa ta có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten, v.v...
Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Những người bị cao huyết áp nên ăn dứa để tránh nguy cơ tụ máu dẫn đến tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, ăn dứa hàng ngày sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, tăng hệ miễn dịch, chống viêm khớp,... và chống ôxi hóa, giúp cho chị em phụ nữ có làn da đẹp mịn màng.
Tuy nhiên, khi ăn dứa lại phải rất thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây ra dị ứng, là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.
Do cây dứa mọc thấp, quả dứa nằm gần kề mặt đất, thêm nữa vỏ dứa xù xì, mắt ăn sâu vào thân quả nên nầm càng dễ bám.
Trong quá trình thu hái, vận chuyển, quả dứa cũng thường được đổ đống dưới đất, nếu quả nào bị dập, úng, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong làm một số người ăn phải sẽ mắc bệnh.
Những điều cần tránh khi ăn dứa:
Ảnh minh họa |
Không ăn dứa bị dập, nát
Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.
Không ăn trực tiếp khi còn xanh
Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.
Tránh ăn dứa khi đói
Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.
Cách ăn dứa an toàn
- Chọn mua dứa tươi và lành lặn, không bị dập nát.
- Gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa.
- Nếu ăn trực tiếp (ăn sống) thì cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt khoảng 10 phút để loại bỏ nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi.
- Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu, giảm khả năng gây dị ứng.
- Không nên ăn dứa khi đói vì các axit hữu cơ và bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây nôn nao khó chịu.
- Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
Không chỉ thơm ngon, ngọt, quả dứa còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai ăn dứa cũng tốt.
Chất quý có lợi cho sức khỏe con người chứa trong quả dứa (chín và xanh) là bromelin Trong quả dứa, lõi dứa có hàm lượng bromelin cao nhất.
Một số loại thực phẩm khi ăn cùng nhau có thể gây những phản ứng không tốt cho sức khoẻ như ngộ độc, đau bụng, buồn nôn…
Rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm: do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc, các chất gây ô nhiễm và các chất gây dị ứng...
Trái cây là một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể, giúp hạn chế sự tăng đường máu sau khi ăn ở bệnh nhân đái tháo đường.
Những trái cây đầy màu sắc như cam, quýt ngoài việc đem lại vitamin C, chúng còn là loại thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống lành mạnh.
Với một số loại trái cây, sẽ rất lãng phí nếu vứt bỏ hạt vì chúng thực sự rất tốt cho sức khoẻ của bạn.
(Theo GĐ&XH)