- Nhiều bậc cha mẹ hoang mang trước thông tin Việt Nam bùng phát dịch tay chân miệng do virus biến đổi gen, khiến số ca mắc và biến chứng nặng tăng đột biến.
Tính đến chiều nay, Bộ Y tế cho biết, số ca mắc đã lên gần 62.000 ca, ở khắp 63 tỉnh, thành phố, trong đó có hơn 29.000 ca phải nhập viện, 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh phía Nam.
Số mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam chiếm 77,6%, miền Bắc chiếm hơn 10%. Các bệnh nhân chủ yếu thuộc nhóm từ 1-5 tuổi (chiếm gần 80%).
PGS.TS Trần Đắc Phu (đứng) cùng các chuyên gia khẳng định, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận chủng virus tay chân miệng biến đổi gene |
Trước thông tin cho rằng dịch tay chân miệng năm nay bùng phát mạnh do virus đã bị biến đổi gene, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận chủng virus nào biến đổi gen.
Giải thích thêm, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, trong số các chủng virus gây bệnh, EV71 chiếm chủ yếu, với 21%, các EV khác chiếm 20%, Coxsackie A10 (6%), Coxsackia A6 (3%)... Trong đó EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
PGS Lân cho hay, cũng giống như sốt xuất huyết có 4 chủng hoán đổi qua từng năm, virus EV71 với 11 chủng gen cũng luân phiên như vậy, có năm trội chủng này, có năm trội chủng khác.
"Qua theo dõi dịch tễ tại Việt Nam, giai đoạn trước 2010, chủng gene phổ biến của EV71 là C5, đến năm 2011, dịch chuyển sang C4, khi đó cộng đồng chưa có miễn dịch với C4 nên bùng phát dịch lớn trong năm nay. Các năm sau đó, chủng gene B5 của EV71 lại xuất hiện nhiều và đến 2018 lại gia tăng C4 trở lại", PGS Lân thông tn.
Theo Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, qua đánh giá chứng minh, những năm có dịch C4 thì tỉ lệ mắc và tỉ lệ biến chứng cao hơn hẳn.
Tuy nhiên PGS Lân cho hay, hiện giám sát của Bộ Y tế rất tốt nên dù 2018 số mắc có cao hơn nhưng tại TP.HCM chỉ có 6.000/18.000 ca nhập viện, còn lại điều trị ngoại trú.
Riêng tháng 9, số ca mắc và số ca nặng có tăng nhanh tại các tỉnh phía Nam, tuy nhiên tỉ lệ tử vong/ca nặng thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2011-2013, ở mức 2,5, trong khi tỉ lệ này năm 2011 lên tới 9,4.
Ông cũng giải thích, sở dĩ có tình trạng quá tải tại một số bệnh viện khu vực phía Nam do bệnh nhân tại 4 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và TP.HCM đều dồn xuống các bệnh viện tuyến cuối.
Đến nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh. Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, cách đơn giản nhất là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước, kể cả người lớn và trẻ em, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thay tã; Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín; Thường xuyên lau sạch các dụng cụ, đồ dùng sinh hoạt hằng này.
Để tránh bệnh lây lan trong cộng đồng, PGS.TS Trần Minh Điển, PGĐ BV Nhi TƯ lưu ý các bậc phụ huynh thêm 4 điểm:
1. Khi trẻ mắc bệnh, cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan. Vệ sinh sạch cho các cháu tại gia đình.
2. Khi phát hiện bệnh, đưa trẻ đi thăm khám, tốt nhất đến các cơ sở y tế có bác sĩ nhi khoa. Bộ Y tế hiện đã có phác đồ rất rõ. Trong giai đoạn mắc bệnh, cần chú ý uống nhiều nước và hạ nhiệt.
3. Theo dõi toàn trạng của trẻ, đặc biệt theo dõi các cơn sốt.
4. Với trẻ ở cộng đồng, thường xuyên rửa tay có xà phòng dưới vòi nước. Với những người chăm sóc trẻ, vệ sinh tay với xà phòng khi có động chạm đến trẻ do đường lây của virus từ miệng, hậu môn.
Thúy Hạnh
So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội đã tăng gấp đôi với trên 1.600 ca mắc.
Qua 3 ngày điều trị cho con bằng thuốc hạ sốt không có tác dụng, sức khỏe bé yếu dần, người mẹ mới đưa đi cấp cứu.
Để kịp thời cấp cứu cho trẻ nhập viện vì tay chân miệng, căng tin cũng trở thành nơi các bác sĩ tận dụng làm phòng bệnh.
Cả nước đã ghi nhận 6 ca tử vong do tay chân miệng, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các tỉnh thành tăng cường chống dịch khẩn.
Đã có 6 trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng và nguyên nhân khiến dịch bệnh này tăng cao, có nhiều ca nặng là do thay đổi thứ nhóm gen của chủng virus EV71.
Lượng bệnh nhi nhập viện vì bệnh tay chân miệng trong những ngày qua tăng gấp 5 lần so với ngày thường, khiến các y bác sĩ phải gồng mình cứu chữa.
Trẻ nhập viện vì tay chân miệng tăng gấp 5 lần khiến các y bác sĩ phải gồng mình cấp cứu. 2 bệnh nhi phải nằm chung một giường bệnh, tay chân bị cột chặt vào thành giường, tránh co giật.