- Tranh thủ trước giờ đi chở giấy ăn, anh Cường cùng con trai đến điểm hiến máu từ rất sớm.
Sáng nay dù trời mưa rất to nhưng vẫn có hàng nghìn người đến hiến máu tại ngày hội Giọt hồng tri ân – hoạt động lớn nhất và cuối cùng trong chuỗi 30 ngày liên tiếp của chiến dịch vận động hiến máu Hành Trình đỏ xuyên việt 2018.
Nhiều người đội mưa đến hiến máu |
Dòng người đội mưa đến Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội hiến máu không chỉ có các bạn trẻ mà còn có các chiến sĩ công an, người lao động phổ thông đến cán bộ, thậm chí cả khách du lịch... Có người lần đầu, có người đã hiến vài chục lần.
Anh Cường tranh thủ hiến máu trước giờ đi giao hàng |
Anh Nguyễn Đức Cường (50 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cùng con trai tranh thủ đến điểm hiến máu từ sớm để kịp về chở giấy ăn giao các quán ăn.
"Xã hội còn nhiều người làm nhiều việc lớn lao hơn mình, có người hiến cả nội tạng nên việc hiến máu chỉ là một việc nhỏ, mình cho đi cũng là mình nhận được", anh Cường thật thà chia sẻ.
Chứng kiến hành động của bố, cậu con trai 9 tuổi của anh Cường cũng quả quyết: "Khi nào đủ tuổi cháu cũng sẽ đi hiến máu".
Một vị khách du lịch người Hàn Quốc đến hiến máu |
Do nhà xa, cô Nguyễn Thị Dung (55 tuổi, Hải Phòng) cùng con gái Đinh Nam Giang phải bắt xe khách lên Hà Nội từ 6h. Đây là lần hiến máu thứ 10 của cô, còn con gái đã hiến được 8 lần.
Cô chia sẻ tiếc nuối khi mới biết đến hoạt động hiến máu tình nguyện 3-4 năm gần đây nên chưa hiến được nhiều, nhưng giờ thành "nghiện".
Vợ chồng anh Hoàng Văn Bôn và chị Nguyễn Thị Thảo (Thanh Xuân, Hà Nội) cùng hiến máu |
Rất đông các bạn trẻ đến hiến máu |
TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Truyền máu TƯ cho biết, 1 tháng qua, Hành trình Đỏ đã tổ chức được 44 ngày hội hiến máu lớn và 56 ngày hiến máu hưởng ứng tại 26 tỉnh/ thành phố với trên 42.000 đơn vị máu – nhiều nhất từ trước tới nay.
Đặc biệt, Hành trình đỏ năm nay đã lồng ghép tuyên truyền thêm về bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) với chương trình "Mật mã globin", "Hạnh phúc có tính di truyền"... nhằm kêu gọi cả cộng đồng quan tâm và tìm hiểu về căn bệnh này. Hiện tại nước ta có khoảng 12.000 người mang gen bệnh nhưng rất ít người biết.
Để hoạt động hiến máu bền vững hơn, TS Khánh cho biết, ngay trong năm nay, Viện sẽ mở thêm ít nhất 2 điểm lấy máu cố định để thuận tiện cho người dân khi đi hiến máu.
Viện trưởng Huyết học - Truyền máu TƯ cho biết, để có được 1 đơn vị máu cần tổng chi phí hơn 2 triệu đồng, trong khi BHYT và bệnh nhân chỉ phải trả khoảng 700.000 đồng.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng một mình đến lễ hội Xuân hồng để tham gia hiến máu tình nguyện.
Thầy giáo Nguyễn Quý Hùng và anh Nguyễn Văn Quân đã vượt 200km từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh lúc 2h sáng để hiến máu cực hiếm, cứu bệnh nhân nguy kịch.
Ban đầu có 500 người đăng ký hiến máu vì chỉ nghĩ lấy vài giọt, khi thấy túi máu to quá, không ai hiến nữa.
Do lượng máu hiến tặng sau Tết sụt giảm mạnh, hàng ngàn bác sĩ các bệnh viện đã cùng chia sẻ giọt máu của mình với bệnh nhân.
Nhật Bản không có phong trào hiến máu tình nguyện, mỗi người dân coi hiến máu là việc bình thường như đi uống cafe.
Thúy Hạnh