- Hẹp bao quy đầu thường được chia làm hai loại là hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý. Vậy, hai loại bệnh hẹp bao quy đầu này có những điểm gì giống và khác nhau?
Hẹp bao quy đầu sinh lý
Có khoảng 96% các bé trai mới sinh ra gặp tình trạng sinh lý. Nguyên nhân là do sự kết dính nhẹ giữa mặt trong của bao quy đầu với mặt ngoài quy đầu, tạo thành sự phân tách không rõ ràng giữa phần da quy đầu và quy đầu.
Khi trẻ trưởng thành, lớp da bao quy đầu sẽ dần tự tụt xuống để lộ phần đầu dương vật và lỗ tiểu. Khi nam giới trưởng thành mà không thể tụt xuống sẽ gây ra hiện tượng hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Không cần sử dụng bất cứ biện pháp điều trị nào với hẹp bao quy đầu sinh lý. Nếu trẻ 4 -5 tuổi mà bao quy đầu vẫn không tụt xuống thì cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp làm nong bao quy đầu tại nhà cho trẻ.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý là gì?
Bao quy đầu hình thành sẹo xơ và không thể tự lộn xuống được, ngay cả khi cương cứng hoặc dùng tay tác động được gọi là hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Nếu không được điều trị, hẹp bao quy đầu bệnh lý có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật, viêm bao quy đầu, nhiễm trùng tiết niệu, gây viêm nhiễm phụ khoa cho bạn tình, , thậm chí là tình trạng vô sinh hiếm muộn...
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho hẹp bao quy đầu bệnh lý hiện nay là phẫu thuật cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, thủ thuật này cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng và có đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, bài bản về bao quy đầu và cắt bao quy đầu.
Phân biệt hẹp bao quy đầu bệnh lý và hẹp bao quy đầu sinh lý
Có thể phân biệt hai loại bệnh hẹp bao quy đầu kể trên dựa trên đặc điểm của mỗi loại bệnh hẹp bao quy đầu kể trên. Hẹp bao quy đầu sinh lý chủ yếu ở trẻ sơ sinh đến trước bốn tuổi. Hẹp bao quy đầu bệnh lý thường xuât hiện ở nam giới đã trưởng thành.
Cha mẹ có thể kiểm tra con mình có bị hẹp bao quy đầu hay không bằng cách khi tắm cho trẻ hãy kiểm tra "cậu nhỏ". Nếu bao quy đầu kéo xuống được và trẻ không bị đau hoặc chảy máu thì tức là trẻ không bị hẹp bao quy đầu.
Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu, cha mẹ có thể đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ khám và tư vấn cách làm nong da bao quy đầu cho trẻ để điều trị bệnh hẹp bao quy đầu sớm và hiệu quả nhất.
Cắt bao quy đầu giúp bảo vệ "vũ khí" của nam giới trước virus HIV và các loại virus khác vì những loại vi sinh vật này không thể sinh sôi nảy nở dưới bao quy đầu, theo một nghiên cứu mới.
Hẹp bao quy đầu thứ phát khá phổ biến ở nam giới do viêm nhiễm khiến lớp da bao quy đầu dính chặt vào quy đầu. Vậy, hẹp bao quy đầu thứ phát có nguy hiểm không?
Các bác sĩ BV E vừa phẫu thuật cắt u phì đại tuyến tiền liệt và bao quy đầu cho cụ ông 104 tuổi tại Hưng Yên.
Quốc Khánh(tổng hợp).