- Do liên tục uống rượu cổ vũ các trận đấu của U23 Việt Nam, ông T. bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu.
BS. Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, những ngày qua có gần 10 bệnh nhân chuyển đến điều trị do liên quan tới rượu bia, hầu hết đều nặng.
Bệnh nhân P.T.T. (46 tuổi, TP. Vinh, Nghệ An) nhập viện do uống rượu liên tục dịp cổ vũ U23 Việt Nam tại giải U23 châu Á vừa qua. Ông bị , phải nhập viện cấp cứu. Khi kiểm tra, BS phát hiện 1 phần tụy đã bị hỏng, gan to kèm viêm gan.
Một bệnh nhân nữ 31 tuổi tại Bắc Giang chuyển đến Trung tâm Chống độc khi đã hôn mê, bất tỉnh, tụt huyết áp, phải đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp. Bố mẹ bệnh nhân cho biết, do buồn chuyện tình cảm nên con gái tìm đến rượu để giải sầu, không ai ngăn được. Sau 1 ngày điều trị, tình trạng vẫn chưa cải thiện.
Một trường hợp ngộ độc rượu điều trị tại Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai. Ảnh: T.Hạnh |
Trường hợp nặng nhất là bệnh nhân T.V.L. (47 tuổi, Mê Linh, Hà Nội), vào viện với chẩn đoán ngộ độc rượu nặng, nôn nhiều, suy thận cấp, xơ gan trên nền đái tháo đường.
Qua 17 ngày nằm viện, trong đó có gần 1 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng nhưng để hồi phục cần thời gian dài.
Vợ anh T. cho biết, mỗi ngày chồng uống khoảng 1 lít rượu, tiếp diễn hơn 10 năm nay. Khi vợ con khuyên liền bị đánh thậm tệ nên không ai dám can ngăn.
Một trường hợp khác là bệnh nhân T.M.D. (56 tuổi, Đống Đa, Hà Nội), được đưa vào viện trong tình trạng viêm gan, ung thư niệu quản. Mỗi ngày ông D. đều uống nửa lít rượu, dù từng nhiều lần phải vào viện điều trị viêm gan nhưng không cai được.
BS Nguyên cho biết, dịp trước và sau Tết Nguyên Đán là cao điểm các trường hợp nhập viện cấp cứu vì ngộ độc rượu, cá biệt có trường hợp ra vào viện 9-13 lần do bị xuất huyết tiêu hoá vì nghiện rượu.
Theo BS Nguyên, rượu bia có liên quan đến 200 loại bệnh, là chất gây nhiều bệnh nhất trong các chất nguy hại cho sức khỏe. Lạm dụng rượu bia lâu ngày sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể, gây xơ gan, ung thư gan.
Với những người uống rượu thời gian dài, khi bị viêm phổi và bị nhiễm trùng dễ trở nặng, tăng nguy cơ tử vong so với người bình thường.
BS. Hoàng Nam, Khoa Tiêu hoá, BV Bạch Mai cũng khuyến cáo, mỗi ngày một người chỉ nên uống 1- 2 chén rượu nhỏ, tương đương 1-2 cốc bia, không lạm dụng và ỉ vào các thuốc giải rượu bia chưa được chứng minh tác dụng rõ rệt.
Những người thường xuyên tiếp khách, phải uống rượu bia nên khám sức khoẻ định kỳ, chú ý kiểm tra men gan.
Sau khi mua rượu trắng về nhà uống, chàng rể 33 tuổi người Bỉ có biểu hiện mờ mắt, đau bụng. Sau gần 2 tuần điều trị, anh vẫn chưa thể nhìn thấy gì.
Chị Nguyễn Thị T. ngồi thu người vào một góc trong căn nhà lạnh lẽo, trống trải. Từ ngày chồng mất, chị dường như không còn muốn giao lưu nói chuyện, ai hỏi chị cũng lắc đầu, lầm lũi đi về như một cái bóng.
Khi chuyển đến BV Bạch Mai, cả 7 bệnh nhân đều trong tình trạng rất nặng, có trường hợp mất thị lực, ngừng tuần hoàn.
Nhiều bệnh nhân nhập viện khi đã hôn mê, khó thở do trước đó uống nhiều rượu trắng chứa methanol mà không biết.
Sau khi uống chai rượu mua gần nhà, ông Đ. đau đầu, kích thích, khi chuyển đến viện đã hôn mê sâu, suy gan, thận.
T.Hạnh