Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Giảm nguy cơ đột quỵ với thiết bị Watchman

Bệnh viện Mount Elizabeth đã thành công phẫu thuật cấy ghép thiết bị "Watchman - Người giám sát", giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ ở những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim (rung nhĩ) sử dụng thuốc làm loãng máu và có nguy cơ chảy máu cao.

Mount Elizabeth là Bệnh viên tư nhân đầu tiên tại Singapore thực hiện phẫu thuật này.

 vietnamnet

(Thiết bị watchman - Nguồn: Internet)

Bác sĩ Paul Chiam, Chuyên khoa tim mạch BV Mount Elizabeth đã thực hiện kĩ thuật cấy ghép thiết bị watchman (một kĩ thuật phẫu thuật nội soi thông qua da để bít phần tiểu nhĩ trái) cho bệnh nhân Tang Chue Ngan - một bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân trải qua các triệu chứng (chảy máu) do sử dụng thuốc làm loãng máu.

Phương pháp phẫu thuật này có rủi ro thấp và chỉ yêu cầu bệnh nhân nằm viện trong đúng một đêm. Bệnh nhân cho thấy quá trình phục hồi nhanh chóng sau đó.

Phẫu thuật cấy ghép thiết bị "người giám sát"

Được chấp thuận năm 2015 bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, phẫu thuật cấy ghép Watchman (Người giám sát) chỉ cần thực hiện đúng một lần, tương tự như đặt stent mạch vành dẫn vào tim thông qua một ống dẫn mềm chèn vào tĩnh mạch đùi ở phần trên của chân. Sau khi được đưa vào tâm nhĩ phải, nó đi vào tâm nhĩ trái qua một lỗ khoan, sau đó sẽ được thả ra và đặt cố định với tim.

 vietnamnet

"Với trường hợp rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), máu đông sẽ hình thành trong tim và 90% sẽ hình thành trong tiểu nhĩ trái. Các cục máu đông này có thể di chuyển từ tim tới não gây ra đột quỵ", Bác sĩ Chiam cho biết.

"Để giảm nguy cơ đột quỵ cần sử dụng các thuốc làm loãng máu mạnh như Warfarin. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi, có nguy cơ bị chảy máu cao khi dùng thuốc giảm loãng máu".

Sẽ tốt hơn cho những bệnh nhân này nếu họ được phẫu thuật cấy ghép "Người giám sát" để bít tiểu nhĩ trái, giảm nguy cơ đột quỵ do rối loạn nhịp tim mà không cần phải dùng thuốc làm loãng máu.

 

Mặc dù vẫn có khả năng thủ thuật này có thể làm hỏng tiểu nhĩ trái và gây chảy máu xung quanh tim, phẫu thuật "Người giám sát" có tỉ lệ rủi ro rất thấp.

Tuy nhiên, do kĩ thuật này còn mới và vẫn còn thiếu hụt bác sĩ chuyên môn có kinh nghiệm thực hành can thiệp cấu trúc tim nên cho đến nay Mount Elizabeth là Bệnh viện tư đầu tiên ở Singapore thực hiện phẫu thuật này.  

Câu chuyện của bệnh nhân

Sau phẫu thuật thay thế van tim mở 6 năm trước, bệnh nhân Tang Chue Ngan mắc chứng rối loạn nhịp tim và bắt đầu uống thuốc kháng đông máu. Bệnh nhân đã trải qua một số cơn đột quỵ nhỏ và gần đây đã phải nhập viện vì chảy máu từ ruột.

Thất vọng với cách điều trị tại bệnh viện công nơi cô chữa trị lúc đầu, Tang đã tìm đến bác sĩ Chiam sau khi ngừng sử dụng các loại thuốc làm loãng máu.

"Bác sĩ Chiam kiên nhẫn giải thích cho tôi biết tình trạng bệnh tim của tôi, tình trạng máu loãng và rủi ro chảy máu, cũng như nguy cơ đông máu trong tương lai. Bác sĩ tận tình đưa ra lời khuyên về các giải pháp có thể giúp làm giảm chảy máu, "cô nói.

Trở lại cuộc sống bình thường

Bệnh nhân được xuất viện chỉ một ngày sau khi cấy ghép. Cô được yêu cầu quay lại bệnh viện một tháng sau đó để kiểm tra. 45 ngày sau phẫu thuật, cô được siêu âm tim qua thực quản và tại thời điểm đó cô đã có thể ngừng sử dụng các thuốc làm loãng máu.

Hạnh phúc với kết quả, Tang rất vui mừng vì đã đưa ra quyết định chính xác là thực hiện cuộc phẫu thuật tiên phong này tại một bệnh viện tư nhân ở Singapore.

Cô kêu gọi các bệnh nhân với chứng bệnh tương tự: "Nếu bạn cảm thấy lời khuyên của bác sĩ là có lợi, hãy tự tin xem xét các lựa chọn điều trị. Chăm sóc y tế ở Singapore có chất lượng hàng đầu."

(Nguồn: globalhealthandtravel)

Bài đăng phổ biến