Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ và cách phòng tránh

 - Trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa phát triển toàn diện, vì vậy rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm. 


Có những bệnh rất nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến tương lại phát triển và tính mạng của trẻ, bố mẹ cần nắm vững để chủ động trong phòng ngừa cũng như có những phương pháp điều trị kịp thời.

1. Bệnh lao

Là loại bệnh lây truyền qua đường , trẻ nhỏ có thể mắc lao kê, lao màng não rất nguy hiểm.

Tiêm vắc xin BCG cho trẻ trong 1 tháng sau sinh sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh.

2. Bệnh viên gan B

Đây là loại bệnh có thể di truyền từ mẹ sang con và bệnh thường dẫn đến các biến chứng như xơ gan, ung thư gan.

Phòng cho trẻ bằng cách tiêm đầy đủ các mũi tiêm viêm gan B: mũi 1 trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, nhắc lại 1 lần sau 1 năm và nhắc lại lần 2 sau 8 năm.

3. Viêm bạch hầu, ho gà, uốn ván

Viêm bệnh cầu lây qua đường hô hấp và có thể gây biến chứng ở tim và hệ thần kinh. 

Bệnh ho gà lây qua đường hô hấp gây ho thành cơn, nôn, kiệt sức với biến chứng viêm phổi gây tử vong.

 
truyền nhiễm,nguyên nhân bệnh truyền nhiễm,điều trị bệnh truyền nhiễm


Uốn ván là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở gây co cứng, co giật, ngạt và tử vong.

Đề phòng các bệnh bạch hầu - uốn ván - ho gà bằng cách tiêm phòng 3 liều vaccine lúc trẻ 2, 3, 4 tháng, nhắc lại sau 1 năm.

4. Bệnh sởi

Lây qua đường hô hấp gây giảm miễn dịch với các biến chứng: viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và tử vong.

Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm 2 liều vắc xin sởi: mũi 1 khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi 2 sau 6 tháng hoặc 4 năm.

5. Bệnh thủy đậu

Lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp qua mụn nước trên da, truyền từ mẹ sang con. Biến chứng như bội nhiễm nốt rạ để lại sẹo vĩnh viễn, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm não, gan, phổi. Phòng ngừa thủy đậu bằng cách tiêm vắc xin khi trẻ đủ 12 tháng.

6. Bệnh bại liệt

Lây qua đường tiêu hóa với các biểu hiện như: liệt chi, liệt cơ hô hấp gây tử vong.

Uống/tiêm 3 liều khi trẻ 2, 3, 4 tháng. Nhắc lại sau 1 năm.

7. Bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do HIB

Là bệnh do vi khuẩn heamophilus typ B gây ra thường gặp ở trẻ nhỏ, lây qua đường hô hấp để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần và tỉ lệ tử vong cao.

Tiêm vắc xin khi trẻ 2, 3, 4 tháng, nhắc lại sau 1 năm.

8. Bệnh tiêu chảy cấp do virus

Rota virus là nguyên nhân của khoảng 60% trẻ dưới 5 tuổi nhập viện vì viêm dạ dày ruột, tiêu chảy nặng với các biểu hiện của bệnh là sốt nôn và tiêu chảy mất nước.

Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi cần được uống đầy đủ hai liều vắc xin phòng bệnh.

9. Bệnh viêm phổi do phế cầu vi khuẩn

Là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính với biểu hiện: sốt rét run, khó thở, ho đờm. Dùng vắc xin khi trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên là cách phòng chống tốt nhất.

10. Bệnh quai bị, rubella

Đây là loại bệnh phổ biến lây qua đường hô hấp với các biểu hiện như sưng tuyến nước bọt phía dưới và trước tai gây ra các biến chứng viêm tinh hoàn/buồng trứng dẫn đến vô sinh, viêm não, viêm vàng não, điếc,…
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên tiêm phòng vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.

11. Viêm não Nhật Bản

Do muỗi truyền thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Với biểu hiện viêm não, viêm màng não. Bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến tử vong. 

Đây là bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên phải phòng bằng cách tiêm phòng viêm não Nhật Bản khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.
 
12. Bệnh thương hàn

Lây qua đường tiêu hóa với các biểu hiện như sốt tăng dần, rối loạn tiêu hóa, gan to. Chảy máu ruột và thủng ruột là biến chứng thường gặp và có thể dẫn đến tử vong.

Dùng vắc xin là biện pháp phòng ngừa chủ động.

13. Viêm gan A

Bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa và dẫn đến các biến chứng như xơ gan, ung thư gan.

Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin. Mũi 1 khi trẻ được 12 tháng tuổi và mũi 2 tối thiểu sau mũi một 6 tháng tiêm.

14. Bệnh cúm

Là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với triệu chứng: đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho đau họng và lây lan thành dịch.

Phòng cúm cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin lúc 6 tháng tuổi và nhắc lại hàng năm.

Trên đây là những loại mà trẻ thường hay gặp phải, bố mẹ cần nắm vững những biểu hiện cũng như cách phòng ngừa, điều trị bệnh để đảm bảo cho con được phát triển khỏe mạnh.

Thành Luân(tổng hợp)

Các bệnh truyền nhiễm thường gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng, chúng có những dấu hiệu bệnh khác nhau nhưng hầu hết là mang triệu chứng sốt và ớn lạnh.

Trong vài thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng đột biến đến mức đáng báo động của những bệnh truyền nhiễm mới. Lý do gì mà bệnh truyền nhiễm ngày càng gia tăng?

Các bệnh truyền nhiễm có thể phòng chống được bằng những biện pháp đơn giản sau đây.

Bài đăng phổ biến