- Hôi miệng là bệnh lý phổ biến thường gặp ở nhiều người, bệnh không chỉ khiến bạn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến răng nữa.
Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng
Nguyên nhân của bệnh hôi miệng rất phức tạp như các bệnh răng miệng (sâu răng, nha chu, viêm lợi), viêm xoang, viêm họng, dạ dày, viêm amidan... và các yếu tố khác.
Mũi: Hơi thở từ mũi có mùi cay nồng hơn so với mùi hôi từ miệng nên hôi miệng từ mũi thường là do viêm xoang hay các cơ quan bên ngoài.
Lưỡi: Các chuyên gia nha khoa cho biết 80 - 90% vi khuẩn trong miệng nằm trên lưỡi. Các vi khuẩn này kết hợp với axit béo và các chất nặng mùi là nguyên nhân chính dẫn đến mùi hôi khó chịu ở miệng. Mặt khác, lưỡi rất ít khi được làm sạch nên tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám thức ăn, tế bào chết, dịch mũi và các vi khuẩn khác sinh ra mùi thối của các dẫn xuất amin, skatole hoặc mùi trứng thối của hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, allyl methyl sulfide, và dimethyl sulfide.
Bệnh nha chu: Nha chu là nguyên nhân tạo ra hơi thở có mùi hôi khó chịu. Bạn nên đến phòng khám nha khoa để loại bỏ vôi răng kết hợp với việc nạo túi lợi, làm nhẵn bề mặt chân răng với sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn.
Các yếu tố khác: Theo các chuyên gia, có một số nguyên nhân hiếm gặp khi mắc bệnh hôi miệng như mùi hôi từ gan gây ra bởi suy gan mạn tính, nhiễm trùng đường hô hấp, thận và suy thận, ung thư biểu mô, tiểu đường, rối loạn chức năng trao đổi chất...
Điều trị hôi miệng tại nha khoa
Để điều trị tận gốc bệnh hôi miệng thì bạn không thể áp dụng các biện pháp hay các mẹo thông thường vì chúng chỉ có thể ngăn bệnh trong thời gian ngắn chứ không trị dứt điểm. Chữa trị hôi miệng tại nha khoa sẽ giúp bạn thoát khỏi mùi hôi đáng ghét này triệt để, nhanh chóng.
Khi đến nha khoa bạn sẽ được bác sĩ khám tổng quát sức khỏe răng miệng để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Một số phương pháp chữa hôi miệng tại nha khoa:
- Đối với những người bị các bệnh răng miệng thì bác sĩ chỉ cần điều trị triệt để các bệnh này thì tình trạng hôi miệng sẽ không còn.
- Nếu bệnh nhân bị khô miệng kéo dài thì bác sĩ sẽ sử dụng nước bọt nhân tạo để khắc phục nhưng người bệnh không được lạm dụng và phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng loại kem đánh răng và nước súc miệng chuyên biệt dành riêng cho người mắc bệnh này.
- Đối với những người bị bệnh mãn tính như , ,.. thì phải điều trị dứt điểm các bệnh lý này thì sẽ chấm dứt tình trạng hôi miệng.
- Khám răng định kỳ thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần là biện pháp hữu hiệu đề phòng ngừa sâu răng và hôi miệng
Thành Luân (tổng hợp)
Hãy cùng xem cách thực hiện với hai nguyên liệu này trong làm trắng răng như thế nào nhé.
Người bình thường rất dễ bị tổn thương răng qua cách sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Sở dĩ sâu răng phổ biến như vậy là do những nguyên nhân gây bệnh luôn hiện hữu quanh chúng ta.
Những đồ ăn này được nhiều người ưa thích nhưng lại gây hại cho răng.