- Khi thấy bụng đau nhói, ông Sinh nghĩ bị dạ dày nên uống giảm đau và tiếp tục ăn nhậu. Lúc bụng đau dữ dội, phải cấp cứu, ông mới bất ngờ trước căn bệnh mình mắc.
Sau chầu nhậu với bạn bè trong dịp nghỉ tết, ông Nguyễn Sinh (tên được thay đổi, 56 tuổi, ngụ TP.HCM) thấy đau vùng trên rốn, khó chịu.
Nghĩ chỉ bị đau dạ dày, ăn uống khó tiêu, ông tự mua thuốc giảm đau, thuốc dạ dày để uống và tiếp tục tham gia những bữa nhậu khác.
Qua ngày thứ 5, khi vùng bụng đau dữ dội, đến mức như lời ông Sinh "thở thôi cũng đau", ông được người nhà đưa tới bệnh viện Bình Dân cấp cứu.
Người bệnh cấp cứu ở BV Bình Dân |
Nghi ngờ bị viêm tụy cấp, ông Sinh được thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu. Kết quả chỉ số men tụy của ông tăng gấp 20 lần so với mức bình thường. Hình ảnh siêu âm, CT-scan cho thấy vùng thận hoại tử.
Theo BS Lê Hữu Phước, Phó trưởng khoa gan-mật-tụy BV Bình Dân, ngay tại thời điểm nhập viện, người bệnh đã có dấu hiệu suy thận, vô niệu và cần hồi sức tích cực, bồi hoàn nước điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
Người bệnh sau đó phải chạy thận, lọc máu, kết hợp điều trị ức chế men tụy mới qua cơn nguy kịch.
Việm tụy cấp nguy hiểm ra sao?
BS Phước cho biết, tuyến tụy vừa có chức năng nội tiết, tiết hormone insulin và glucagon để giữ ổn định lượng đường trong máu, vừa là cơ quan ngoại tiết, tiết ra các men tiêu hóa thức ăn.
Tình trạng viêm tụy xảy ra khi các men này hoạt hóa trước khi được đổ vào ruột non. Lúc này men tụy sẽ tấn công chính tuyến tụy, gây tổn thương, viêm hoại tử và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Viêm tụy cấp là một cấp cứu cần được can thiệp gấp vì có thể tạo điều kiện cho các cytokine tràn ra ngoài tụy và đổ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng và lan sang các bộ phận khác. Chất độc cũng có thể đi vào máu gây hạ huyết áp, nhiễm trùng huyết, tổn thương các cơ quan bên ngoài ổ bụng.
Viêm tụy cấp rất nguy hiểm nếu không được phát hiện, chữa trị sớm |
Dịp nghỉ tết, BV tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho 30 trường hợp viêm tụy cấp, cao gấp 6 lần bình thường – BS Phước nói và cho biết, một số người bệnh có nguy cơ hoại tử tụy với diễn biến phức tạp cần phải hồi sức tích cực.
Vị bác sĩ nói rằng đối với người bệnh viêm tụy, việc tiết chế trong dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt rất quan trọng. Nhiều trường hợp chủ quan khiến bệnh tái phát, diễn tiến ngày càng nặng thêm.
Trong hầu hết các trường hợp, viêm tụy là do sỏi đường mật, uống rượu bia. Viêm tụy cũng có thể xuất hiện do dùng thuốc, bệnh lý tự miễn, nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn chuyển hóa và tổn thương tụy sau phẫu thuật ổ bụng.
"Hơn 70% người bệnh viêm tụy mạn tính là do rượu. Do đó, nếu có triệu chứng đau bụng cấp sau khi ăn nhậu, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám, điều trị sớm" – BS Phước khuyến cáo.
Lúc vợ đang may áo quần, người chồng chạy tới ôm. Bất ngờ nên vợ đẩy ra khiến cây kéo đang cầm ở tay ghim thẳng vào bụng chồng gây thấu gan, thủng tá tràng.
Đau bụng, đi ngoài không còn xa lạ với những người hay uống rượu bia. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng đây là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường hoặc dị ứng đồ ăn mà không nghĩ là biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm đại tràng.
Một ngày sau cuộc nhậu với bạn bè, 2 người đàn ông đều bị đau bụng dữ dội, khó thở, không ăn uống được và nôn ói.
Ca phẫu thuật nội soi ổ bụng kéo dài gần 2 giờ đồng hồ đã giúp hút ra 3 lít dịch ổ bụng và làm sạch ổ bụng, cắt lọc mô. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là người bệnh bị vỡ bàng quang sau cuộc nhậu.
Sau khi nhậu với bạn, anh T. về nhà nôn thốc nôn tháo, chị vợ mang chậu đi đổ giật mình thấy đầy máu.
Văn Đức