Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Xuất tinh ra máu, bệnh gì?

Bình thường, tinh dịch khi xuất ra có màu trắng ngà. Khi tinh dịch có máu (bằng mắt thường nhìn thấy tinh dịch có màu đỏ, hồng hoặc khi xét nghiệm thấy có máu trong tinh dịch) thì gọi là xuất tinh ra máu.

Trường hợp tinh dịch có lẫn máu từ ngoài vào như rách hãm quy đầu, rách, rạn rách da quy đầu, đặc biệt trong những trường hợp quan hệ mạnh, thì không gọi là xuất tinh ra máu. Xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát.

Xuất tinh ra máu thực sự đáng quan ngại khi nó là triệu chứng của một bệnh thực thể. Khi đó người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu đau, có lẫn máu trong nước tiểu; đau khi xuất tinh; sốt nhẹ; đau lưng dưới; đau bụng dưới; đau, sưng ở vùng tinh hoàn, bìu, bẹn. Khi đó xuất tinh ra máu có thể do các nguyên nhân bệnh lý như:

Viêm do nhiễm khuẩn: Đây là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây xuất tinh ra máu, có thể là viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm lao mào tinh hoàn - tinh hoàn... Chiếm khoảng 40% các trường hợp xuất tinh ra máu là do viêm túi tinh. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến sung huyết và phù nề các ống, các tuyến của đường dẫn tinh: túi tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo,  rồi gây xuất tinh ra máu. Đồng thời khi bị viêm, túi tinh bị phù, tắc nghẽn khiến xuất tinh, túi tinh tăng cường co bóp làm đứt mạch máu cũng dẫn đến xuất tinh ra máu.

Do viêm tuyến tiền liệt: Sẽ làm tinh dịch bị biến đổi, cũng có thể khiến khi xuất tinh thì tinh dịch có lẫn máu... Xuất tinh ra máu có thể xuất hiện sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, chạy tia xạ trong ung thư tuyến tiền liệt, sau thắt ống dẫn tinh, sau cắt tinh hoàn...

Tổn thương niệu đạo: Quan hệ tình dục quá dày sẽ dẫn đến tuyến tiền liệt, túi tinh tắc nghẽn và gây xuất tinh ra máu. Đặc biệt khi quan hệ mà tâm lý căng thẳng hoặc tư thế không thuận lợi cũng dẫn đến niêm mạc niệu đạo tổn thương, có thể dẫn xuất tinh kèm máu.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cổ bàng quang có rất nhiều mạch máu trực tiếp nối đến sau niệu đạo, một số tĩnh mạch nhỏ di chuyển giãn mở rộng, sau khi xuất tinh niệu đạo co thắt mạch, làm đứt các tĩnh mạch nhỏ dẫn đến xuất tinh ra máu.

Ung thư: Các loại ung thư ở cơ quan tiết niệu và sinh dục nam như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho... dễ gây xuất tinh ra máu.

Các bệnh thực thể khác: Các bệnh toàn thân có thể gây xuất tinh ra máu là rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu (hemophilie), xơ gan, viêm gan mạn tính... 

 

Xuất tinh sớm có lẽ là cơn ác mộng không đội trời chung với nam giới. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hạnh phúc lứa đôi gia đình, gây cho nam giới mặc cảm tự ti.

Nhiều người đã tìm cách chế ngự xuất tinh nhưng theo cách nhìn y học, việc yêu không xuất tinh rất hại sức khỏe.

Thời gian "yêu" quá ngắn là bị chứng xuất tinh sớm, các đấng mày râu không hề muốn điều này. Tuy nhiên, "cuộc yêu" kéo dài quá lâu cũng không phải điều tốt.

 ThS.BS. Mai Bá Tiến Dũng (trưởng khoa Nam học, BV. Bình Dân) cho biết rất nhiều người ngại đi khám khi bị xuất tinh sớm. Theo đó, có người bị xuất tinh sớm (xts) nhưng mãi 30 năm sau mới tìm đến bác sĩ...

Chưa lâm trận đã đầu hàng là nỗi lo lắng của rất nhiều đàn ông, 1/3 đàn ông Việt Nam từng lo lắng vì xuất tinh sớm. 

 Những cách dưới đây có thể giúp các chàng bớt lo lắng về chứng xuất tinh sớm.

Em thật sự rất lo lắng và thấy thiếu tự tin vì "bản lĩnh đàn ông của mình". Em chỉ "đi chợ" được 2-3 phút là đã hết tiền. Không biết có phải em đã mắc bệnh "xuất tinh sớm" như vẫn thường nói không?

Không ít quý ông thấy mình "yêu" mãi mà không thể "xuất quân" thì vô cùng lo lắng và nghĩ tới một loạt những bất thường. Sự thực có "tệ" đến như vậy không?

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bài đăng phổ biến