Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Cựu binh bị đạn găm vào ngực, thủng động mạch chủ

 - Viên đạn găm vào ngực người lính khiến nạn nhân bị một lỗ thủng rất nguy hiểm ở động mạch chủ.

BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng vừa phẫu thuật cắt bỏ thành công túi giả phình động mạch thân cánh tay đầu cho ông Vũ Thế Huy (64 tuổi, quê Quảng Ngãi), một cựu binh bị thương do đạn găm vào người.

Ông Huy nhập viện vào ngày 21/2 (mùng 6 Tết). Khoảng 4 tháng, ông bỗng nhiên bị khàn giọng không rõ nguyên do. Đi thăm khám tại cơ sở y tế địa phương, ông được kết luận bị viêm họng, viêm thanh quản. Tuy nhiên dù ông dùng cả thuốc Đông y và Tây y trong nhiều tháng, tình trạng sức khỏe vẫn không được cải thiện.

bệnh tim mạch,Đà Nẵng
5 ngày sau ca phẫu thuật, sức khỏe ông Huy đã hồi phục

Sau khi thăm khám và rà soát lịch sử bệnh, BS nghi ngờ ông bị bệnh tim hoặc phổi nên đã cho chỉ định chụp CT. Kết quả chụp phim cho thấy bệnh nhân có một túi giả phình động mạch thân cánh tay đầu dọa vỡ cần sớm phẫu thuật để cứu chữa.

Ca phẫu thuật dài 3 giờ đồng hồ sau đó đã cắt bỏ thành công túi giả cho ông Huy.

Ông Vũ Thế Huy cho biết, bản thân là cựu binh đóng quân tại Tịnh Hà, Quảng Ngãi. Trong một lần giao chiến với địch năm 1972, ông bị đạn bắn găm vào ngực. Rất may viên đạn đập vào tường trước khi găm vào người nên không gây tử vong. Tuy nhiên đạn vẫn nằm yên trong người ông trong gần 40 năm.

6 năm trước, ông được phẫu thuật gắp viên đạn ra khỏi cơ thể. Viên đạn nằm lâu năm trong người ông Vũ Thế Huy để lại một lỗ thủng ở khu vực động mạch chủ, tuy nhiên quá trình gắp viên đạn, các BS không phát hiện được.

Khu vực bị thủng theo thời gian tự bọc lại và phát triển thành một túi máu ở ngực gọi là túi giả phình động mạch thân cánh tay đầu, kích thước to bằng quả cam (65x89mm) khiến ông bị khàn giọng, sức khỏe suy yếu. 

 
bệnh tim mạch,Đà Nẵng
Khu vực bị thủng theo thời gian tự bọc lại và phát triển thành túi máu lớn trong ngực bệnh nhân.

BS Nguyễn Thanh Hiền, Trưởng Ekip phẫu thuật cho biết, trường hợp ông Huy rất nguy hiểm vì dễ nhầm túi giả phình này với U trung thất. Nếu không chẩn đoán chính xác sẽ ứng dụng sai phương pháp phẫu thuật và dẫn đến xuất huyết dữ dội, gây tử vong.

Ông Huy hiện đang được chăm sóc hậu phẫu tại bệnh viện.

BS Hiền khuyến cáo, bệnh tim mạch phát triển thầm lặng và rất nguy hiểm. Nếu không kiểm tra sức khỏe định kỳ thì khó phát hiện và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho xã hội.

Nam thanh niên bị đâm, ngưng tim, giãn đồng tử được êkíp bác sĩ nỗ lực cứu sống một cách hy hữu.

Bé Chang Connor Ting Yu (2 tháng tuổi) là một trong ca dị tật tim mạch phức tạp và nhỏ tuổi nhất được tiếp nhận điều trị tại bệnh viện Vinmec Central Park (TP.HCM) và đã được phẫu thuật thành công.

5 cán bộ y tế của bệnh viện đa khoa huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh vừa hiến 5 đơn vị máu cứu sống sản phụ bị băng huyết sau đẻ mổ.

Cao Thái

Bài đăng phổ biến