Nhiều người có thói quen để tóc ướt khi đi ngủ mà không biết rằng sẽ rước cả đống họa vào thân lúc nào không hay đó.
Cũng chính vì chủ quan mà rất nhiều người đã rước họa vào thân khi để tóc ướt đi ngủ mỗi ngày đấy.
1. Gàu xuất hiện và gây ra ngứa da đầu
Điều dễ nhận thấy nhất khi bạn để tóc ướt đi ngủ chính là gàu và hiện tượng ngứa da đầu xuất hiện. Nhiều người còn lầm tưởng việc này là do dầu gội không hợp với da đầu nhưng trên thực tế, khi bạn để tóc tóc đi ngủ, da đầu lúc này còn ẩm sẽ tạo môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển nhanh hơn, thậm chí gấp nhiều lần so với tóc khô.
Nếu bạn không dừng ngay việc này, theo thời gian da đầu bạn sẽ không chỉ có gàu mà còn dẫn đến nấm mảng, mụn bọc hay nhiều căn bệnh liên quan tới da đầu rất khó điều trị.
2. Gây đau đầu
Đi ngủ với mái tóc ướt sẽ khiến hơi ẩm da đầu tăng cao và có sự thay đổi đột ngột về thân nhiệt. |
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu thường xuyên, liên tục và kinh nhiên là do bạn để tóc còn vẫn còn ướt mà đi ngủ luôn.
Đây được cho là những nhuyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau đầu, khi thức dậy bạn còn thấy đầu óc choáng váng và nặng nề. Hơn thế nữa, nó còn tạo ra những cơn ác mộng trong khi ngủ. Do phần nước vẫn còn đọng trên tóc và da đầu khi đi ngủ sẽ lưu lại lâu hơn, khiến các mạch máu hoạt động kém hơn. Từ đó, làm ảnh hương tới vòng tuần hoàn máu và gây nên các cơn đau đầu.
Chính vì vậy, nếu không muốn làm bạn với những cơn đau đầu mãn tình thì hãy bỏ ngay thói quen nguy hiểm này đi nhé!
3. Tóc dễ gãy rụng
Không chỉ gội đầu, mà tắm đêm cũng đều tạo độ ẩm cho tóc từ đó có thể gây rụng tóc nghiêm trọng. |
Không chỉ để tóc ướt đi ngủ mà thói quen tắm đêm cũng làm tăng độ ẩm cho mái tóc, tạo điều kiện để vi khuẩn và nấm phát triển mạnh trên tóc, da đầu khiến cấu trúc trong từng sợi tóc thay đổi, độ liên kết cấu trúc tóc trở nên lỏng lẻo hơn, kém bền vững dễ dẫn đến tình trạng rụng tóc.
Ngoài ra, việc thường xuyên dùng lược trong quá trình gội đầu hay dùng móng tay gãy thật mạnh sẽ làm tổn thương đến da đầu, nang tóc khiến tóc yếu, dễ rụng và thưa dần.
4. Tóc bị bết dính
Dù bạn có dùng cả chai dầu xả nhưng vẫn giữ thói quen để tóc ướt đi ngủ thì đừng hỏi tại sao tóc vẫn bị bết dính như thường. Vì khi tóc ướt sẽ khiến da đầu mất cân bằng độ pH và tăng cường tuyến bã nhờn khiến mái tóc bết dính dầu. Hơn nữa, mái tóc và da đầu cũng bạn sẽ còn nhanh bẩn hơn bình thường nếu hàng ngày thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi bên ngoài.
5. Tóc bạc phát triển nhanh hơn
Đừng đổ hết nỗi lầm cho máu xấu nên bạn mới bị róc bạc sớm hãy xem lại khoảng thời gian gần đây bạn có hay để tóc còn ướt khi đi ngủ không nhé. Chính bởi, khoảng thời gian ban đêm cơ thể sẽ tiết ra hooc-môn hiệu quả nhất, các tế bào sắc tố melanocyte sẽ được kích thích và sản sinh nhiều hắc sắc tố melanin dễ hơn, mang lại màu tóc đen cho bạn.
Nhưng khi ngủ nếu để tóc ướt, cơ thể ở trong trạng tháu tiếp xúc với lạnh, các hắc sắc tố melanin rất khó tiết ra. Qua thời gian, sẽ có thể xuất hiện những sợi tóc bạc trắng như cước. Vì vậy, để ngăn chặn ngay hiện tượng này, bạn hãy chăm sóc tóc cũng như giấc ngủ của mình thật chu đáo.
6. Tóc khó vào nếp
Tốt nhất bạn hãy sấy tóc thật khô trước khi đi ngủ |
Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ sau khi gội đầu sạch sẽ đêm hôm trước thì sáng ngày hôm sau bạn sẽ có được mái tóc bóng khỏe và suôn mượt. Nhưng nó sẽ ngược lại điều bạn mong muốn đó, khi tóc ẩm sau 1 đêm bị ép do các tư thế ngủ đã trở nên hỗn loạn như "tổ chim". Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để giúp từng sợi tóc vào nếp gọn gàng trước khi ra ngoài đấy.
Như vậy, hãy cố gắng gội đầu vào buổi tối sớm hơn một chút, nếu tóc quá dày và dài hãy dùng máy sấy khô hay hong khô dưới gió quạt để sáng ngày hôm sau có thể tự tin bước ra ngoài với vẻ ngoài tươi tắn nhé!
7. Cảm lạnh bất thường
Đi ngủ với mái tóc còn ướt có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch nên cơ chế tự bảo vệ của cơ thể bị yếu đi. |
Một lượng hơi nước bốc lên từ đầu nó sẽ đồng thời khiến cho đầu bị lạnh. Các bộ phận khác trên cơ thể cũng chính vì thế mà bị ảnh hưởng theo, chẳng hạn như đường hô hấp. Khi đường hô hấp bị lạnh sẽ gây co mạch máu, dẫn đến tuần hoàn máu kém, sức đề kháng đường hô hấp suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn "trú ngụ" gây ra nhiễm trùng trên đường hô hấp, đó chính là cảm lạnh.
Trang Vũ (Tổng hợp)