- Ung thư bạch cầu được chuẩn đoán và điều trị bằng một số phương pháp như hóa trị, xạ trị, sinh trị liệu hay ghép tế bào gốc,… nhằm cải thiện sức khỏe của bệnh nhân theo từng giai đoạn.
Bệnh cần được các bác sĩ chuyên môn nhiều ngành như huyết học, u bướu hoá xạ trị chăm sóc, điều trị. Mục đích điều trị là đưa bệnh tới tình trạng không còn triệu chứng, bệnh nhân bình phục với tế bào máu và tuỷ xương lành mạnh như trước. Phương thức điều trị tuỳ thuộc vào một số yếu tố như loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác và tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân.
Các phương pháp trị liệu gồm có:
Hoá trị (Chemotherapy):
Hoá trị dùng các dược phẩm khác nhau bằng cách uống, chích vào tĩnh mạch hoặc vào tuỷ xương để tiêu diệt tế bào ung thư. Hoá trị rất công hiệu và được áp dụng cho đa số bệnh nhân. Có nhiều loại thuốc và người bệnh có thể chỉ uống một thứ hoặc phối hợp hai ba thuốc.
Tuy nhiên, hoá trị cũng ảnh hưởng tới các tế bào bình thường và gây ra một số tác dụng phụ như rụng tóc, lở môi miệng, nôn mửa, tiêu chảy, ăn mất ngon, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn sinh sản.
Xạ trị (Radiation therapy):
Với một máy phát xạ lớn, các tia phóng xạ được đưa vào các bộ phận có nhiều bạch cầu ung thư tụ tập, như lá lách, não bộ để tiêu diệt chúng. Tác dụng phụ gồm có: mệt mỏi, viêm đau nơi da nhận tia xạ.
Sinh trị liệu (Biological Therapy):
Còn gọi là , sinh trị liệu sử dụng kháng thể để huỷ hoại tế bào ung thư. Kháng thể là những chất đạm đặc biệt được cơ thể sản xuất khi có một vật lạ xâm nhập. Kháng thể này sẽ phát hiện và tiêu diệt các vật lạ đó khi chúng trở lại cơ thể.
Sinh trị liệu được thực hiện qua hai phương thức: Gây miễn dịch để kích thích, huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư; cho bệnh nhân dùng các kháng thể đặc biệt được sản xuất trong phòng thí nghiệm để trị ung thư.
Ghép tế bào gốc (Stem Cell Transplant):
Ghép tuỷ là lấy tuỷ xương (thường là ở xương hông) có tế bào gốc của một người cho khoẻ mạnh rồi đưa vào người bệnh với mục đích tái tạo tế bào máu và hệ thống miễn dịch. Tế bào gốc từ máu, cuống rốn thai nhi và nhau thai cũng được dùng để điều trị một vài loại ung thư máu.
Trong bệnh , tế bào gốc của tuỷ trở thành bệnh hoạn, sản xuất ra quá nhiều bạch cầu non yếu nhưng độc ác, gây trở ngại cho sự tăng sinh của tế bào bình thường ở máu. Chúng cũng xâm nhập vào các bộ phận khác của cơ thể và gây nhiều rối loạn khác. Để tiêu huỷ các tế bào bất thường này, cần dùng một số lượng khá lớn hoá chất hoặc phóng xạ. Các chất này cũng tác hại lên các tế bào lành mạnh trong máu và tuỷ.
Ghép tuỷ không hoàn toàn bảo đảm tránh được sự tái phát của ung thư nhưng có thể tăng khả năng trị bệnh và kéo dài đời sống người bệnh.
Thu Hiền (tổng hợp)
Ung thư bạch cầu ở trẻ em đang là căn bệnh báo động và khả năng sống sót cũng khá thấp. Bệnh xảy ra ở nhiều lứa tuổi, với bất kể ai.
Ung thư bạch cầu là bệnh ung thư từ tủy xương, xảy ra khi quá trình sản xuất với trật tự bình thường này bị gián đoạn sản sinh các tế bào tủy chưa trưởng thành.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, bệnh bạch cầu là nguyên nhân của kết hợp từ các yếu tố di truyền và môi trường.