Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?

 - Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì để giữ cho đường huyết được ổn định và phòng ngừa các biến chứng?


Bệnh tiểu đường trong những năm gần đây phát triển ngày một tăng ở mọi lứa tuổi và giới tính. Nguyên nhân một phần là do lối sống ăn uống, sinh hoạt cộng với lười vận động. Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng gì để tránh những biến chứng có thể xảy ra? Sau đây sẽ là thông tin về các loại thực phẩm cần tránh, giúp bạn từng bước thoát khỏi gánh nặng về căn bệnh tiểu đường.

- Các loại thực phẩm ngọt: Đặc biệt là vị ngọt nhân tạo thì người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng tuyệt đối. Vì tiểu đường là tình trạng mà cơ thể người bệnh có lượng đường trong máu đã vượt quá ngưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép. Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga và tất cả các thực phẩm ngọt nhân tạo hoặc vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt... thì người tiểu đường cũng cần hạn chế đến mức tối đa.

 
tiểu đường


- : Dù đây là loại thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn nhưng đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường luôn luôn được khuyến cáo rằng không nên ăn nhiều cơm trong mỗi bữa. Người bệnh tiểu đường cần phải kiêng khá ngặt nghèo. Kể cả các thực phẩm như cơm, phở, bún cũng cần phải hạn chế. Những loại thức ăn ăn liền như phở, cháo ăn liền cần phải kiêng kỵ tuyệt đối vì chúng không hề có lợi cho sức khỏe kể cả đối với người bình thường. Thay vào đó có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.

- Đồ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa - trans, cholesterol: Chất béo cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cao nhất. Ăn các đồ ăn chứa nhiều chất béo có thể khiến bạn tăng cân, khó kiểm soát được đường huyết. Vì thế, người bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn các chất béo bão hòa và cholesterol được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa; thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem,... Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thực phẩm có chứa chất béo trans như dầu ăn đã chiên đi chiên lại; thực phẩm đóng hộp sẵn như bánh nướng, xúc xích, đồ đông lạnh, bánh ngọt, những loại thức ăn nhanh như lạp sườn, mì tôm, khoai tây chiên,...
 
- Trái cây khô: Tuy có chứa chất xơ và thành phần dinh dưỡng cao nhưng các loại trái cây khô lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh sử dụng.

- Sữa: Chứa nhiều chất béo mà những thành phần này sẽ làm giảm đề kháng isulin, không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu cần có thể thay thế bằng các loại sữa không đường, ít béo.

- Rượu bia, những loại đồ uống có cồn, các thực phẩm chứa chất kích thích: Đây là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tuyệt đối tránh xa, bởi các thức uống này khi kết hợp cùng những loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.

Thành Luân (tổng hợp)

Trung bình người tiểu đường vã mồ hôi, bủn rủn chân tay 3000 lần trong suốt quá trình mắc bệnh. Đây là tình trạng cấp tính, nếu không điều trị kịp người bệnh đối mặt với nguy cơ co giật, hôn mê sâu, mất ý thức, thậm chí tử vong.

Biến chứng bàn chân do tiểu đường có biểu hiện sớm nhất là tê bì chân tay. Tuy nhiên, theo TS. Gerry Gayman, người bệnh chỉ mất 6 giây mỗi ngày để có thể phát hiện sớm biến chứng này tại nhà trước khi có cảm giác tê bì.

Tiểu đường là căn bệnh đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, ước tính đến năm 2025 sẽ có thêm 30 triệu người mắc bệnh.

Bài đăng phổ biến